Dirofilaria immitis

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dirofilaria immitis
Một con chó chăn cừu Đức bị nhiễm bệnh Dirofilaria immitis ở tim
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Nematoda
Lớp (class)Secernentea
Bộ (ordo)Spirurida
Họ (familia)Onchocercidae
Chi (genus)Dirofilaria
Loài (species)D. immitis
Danh pháp hai phần
Dirofilaria immitis
(Leidy, 1856)

Dirofilaria immitis, còn gọi là bệnh giun chỉ hoặc giun chỉ ở chó, là giun tròn ký sinh lây lan từ vật chủ này sang vật chủ khác thông qua các vết cắn của muỗi. Giun chỉ là một loại giun thuộc họ Filarioidea có hình dạng bên ngoài là một loại con giun nhỏ dạng sợi, gây ra bệnh giun chỉ. Con vật bị nhiễm giun chỉ chủ yếu là chó, nhưng nó cũng có thể lây nhiễm cho mèo, chó sói, chó dạng sói ở Bắc Mỹ, chó rừng, cáo và các động vật khác, chẳng hạn như chồn, gấu, hải cẩu, sư tử biển và thậm chí, trong những trường hợp rất hiếm, cả con người.[1] Ký sinh trùng thường được gọi là "giun chỉ"; tuy nhiên, giun chỉ trưởng thành thường sống trong hệ thống động mạch phổi (động mạch phổi), cũng như tim, và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của động vật là biểu hiện tổn thương các mạch và phổi.[2] Thỉnh thoảng, giun trưởng thành di cư đến bên phải của tim và thậm chí là các tĩnh mạch lớn, khiến chúng nhiễm trùng nặng. Nhiễm trùng giun chỉ có thể gây ra bệnh nghiêm trọng cho vật chủ, với việc tử vong thường do hậu quả của suy tim.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù tại một thời điểm, bệnh giun chỉ bị giới hạn ở miền Nam Hoa Kỳ, bệnh giun chỉ lây lan đến gần như tất cả các địa điểm nơi mà côn trùng mang bệnh này là muỗi, được tìm thấy. Sự lây truyền của ký sinh trùng xảy ra ở tất cả các nước Mỹ (có trường hợp thậm chí đã được báo cáo ở tận vùng Alaska), và các vùng ấm hơn của Canada. Các tỷ lệ lây nhiễm cao nhất được tìm thấy trong vòng 150 dặm bờ biển từ Texas đến New Jersey, và dọc theo sông Mississippi và các nhánh chính của nó.[3] Nó cũng đã được tìm thấy ở Nam Mỹ,[4] Nam Âu,[5][6] Đông Nam Á,[7] Trung Đông,[8] Úc, Hàn QuốcNhật Bản.[3][9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “American Heartworm Society | FAQs”. Heartwormsociety.org. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2014.
  2. ^ Ettinger, Stephen J.; Feldman, Edward C. (2010). Textbook of Veterinary Internal Medicine (ấn bản 7). W.B. Saunders Company. ISBN 978-1-4160-6593-7.
  3. ^ a b Ettinger, Stephen J.; Feldman, Edward C. (1995). Textbook of Veterinary Internal Medicine (ấn bản 4). W.B. Saunders Company. ISBN 0-7216-6795-3.
  4. ^ Vezzani D, Carbajo A (2006). “Spatial and temporal transmission risk of Dirofilaria immitis in Argentina”. Int J Parasitol. 36 (14): 1463–72. doi:10.1016/j.ijpara.2006.08.012. PMID 17027990.
  5. ^ “Heartworm Disease: Introduction”. The Merck Veterinary Manual /. 2006. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2007.
  6. ^ Vieira, Ana Luísa; Vieira, Maria João; Oliveira, João Manuel; Simões, Ana Rita; Diez-Baños, Pablo; Gestal, Juan (2014). “Prevalence of canine heartworm (Dirofilaria immitis) disease in dogs of central Portugal”. Parasite. 21: 5. doi:10.1051/parasite/2014003. ISSN 1776-1042. PMC 3927308. PMID 24534524. Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí
  7. ^ Nithiuthai, Suwannee (2003). “Risk of Canine Heartworm Infection in Thailand”. Proceedings of the 28th World Congress of the World Small Animal Veterinary Association. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2007.
  8. ^ Rafiee, Mashhady (2005). “Study of Prevalence of Dirofilaria immitis Infestation in Dogs were Examined in Veterinary Clinics of Tabriz Azad University (Iran) during 1992–2002”. Proceedings of the 30th World Congress of the World Small Animal Veterinary Association. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2007.
  9. ^ Oi, M.; Yoshikawa, S.; Ichikawa, Y.; Nakagaki, K.; Matsumoto, J.; Nogami, S. (2014). “Prevalence of Dirofilaria immitis among shelter dogs in Tokyo, Japan, after a decade: comparison of 1999-2001 and 2009-2011”. Parasite. 21: 10. doi:10.1051/parasite/2014008. PMC 3937804. PMID 24581552.