Echinaster callosus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Echinaster callosus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Echinodermata
Lớp (class)Asteroidea
Bộ (ordo)Spinulosida
Họ (familia)Echinasteridae
Chi (genus)Echinaster
Loài (species)E. callosus
Danh pháp hai phần
Echinaster callosus
Marenzeller, 1895 [1]

Echinaster callosus là tên một loài sao biển sống ở những vùng nước nông của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Bán kính tối đa mà một cá thể của loài này có thể phát triển được là 26 cm. Cơ thể của loài này nhỏ, có 5 cánh thon. Mặt trên thì có nhiều điểm phồng lên. Màu sắc của chúng là màu cam, hồng hoặc tím, các điểm phồng lên thường có màu trắng, hồng, đỏ hoặc màu hoa cà, đó là các màu tương phản tại với màu cơ thể[2]. Các điểm màu trắng thường tạo thành sọc, càng về đầu cánh thì càng có nhiều sọc này. Giữa các điểm phồng có nhiều chân kìm nhỏ (một cấu trúc tương tự như càng cua) [2]. Còn mặt dưới có màu trắng, các điểm phồng cũng màu trắng.[2]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

E. callosus sinh sống ở vùng phía tây của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại cả hai miền nhiệt đớicận nhiệt đới. Phạm vi mà chúng sống là từ Đông Phibiển Đỏ đến Micronesia và từ Nhật Bản đến Úc, cũng như là đến New Caledonia. Loài này sống trong các rạn san hô và trên đáy biển có chất nền mềm ở độ sâu từ 5 đến 30 mét.[2]

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

Loài sứa lược Coeloplana astericola đôi khi sống cộng sinh ở mặt trên của loài sao biển này[3] cũng như là loài Echinaster luzonicus[4][cần số trang]. Bên cạnh đó, một vài loài giun cũng như động vật giáp xác nhỏ cũng sống ở đó và không gây hại gì cho E. callosus. Nhưng mà loài ốc tù và Charonia tritonis và loài tôm Hymenocera picta ăn các mô của loài này khi sống trên đó.[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Mah, Christopher (2018). C. L. Mah (biên tập). Echinaster callosus Marenzeller, 1895”. World Asteroidea database. Cơ sở dữ liệu sinh vật biển.
  2. ^ a b c d e “Étoile de mer verruqueuse: Echinaster callosus Marenzeller, 1895” (bằng tiếng Pháp). DORIS. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2018.
  3. ^ Coeloplana astericola: Creeping Comb Jelly”. Encyclopedia of Life. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2018.
  4. ^ Barel, C.D.N.; Kramers, P.G.N. (1977). “A survey of the echinoderm associates of the north-east Atlantic area”. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]