Francis O. Schmitt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Francis. O. Schmitt
Sinh23.11.1903
St. Louis, Missouri, Hoa Kỳ
Mất3.10.1995
Weston, Massachusetts
Quốc tịchMỹ
Tư cách công dânMỹ
Trường lớpĐại học Washington
Nổi tiếng vìViệc soi kính hiển vi điện tử
Giải thưởnggiải Albert Lasker cho nghiên cứu Y học cơ bản (1956), giải Alsop (1947) và giải T. Duckett Jones (1963)
Sự nghiệp khoa học
NgànhSinh học
Nơi công tácHọc viện Công nghệ Massachusetts

Francis Otto Schmitt (1903–1995) là một nhà sinh học người Mỹ và là giáo sưHọc viện Công nghệ Massachusetts.

Cuộc đời và Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Schmitt đậu bằng cử nhân năm 1924 và bằng tiến sĩ năm 1927 ở Đại học Washington. Trong một chương trình nghiên cứu mùa hè ở Phòng thí nghiệm Sinh học biển (Marine Biological Laboratory) tại Woods Hole, Massachusetts năm 1923, ông làm việc chung với Haldan Keffer Hartline dưới sự hướng dẫn của Jacques LoebThomas Hunt Morgan. Schmitt gia nhập ban giảng huấn năm 1929 và dạy môn động vật học tới năm 1941. Ông cộng tác chặt chẽ với Arthur H. Compton để triển khai các kỹ thuật nhiễu xạ tia X cho các cấu trúc vĩ mô sinh học như các mô cơ và các thần kinh.

Năm 1941, Schmitt được Karl ComptonVannevar Bush của Học viện Công nghệ Massachusetts tuyển vào để lãnh đạo cách triệt để Phân ban Sinh học mới ở đây, nhằm phối hợp các khoa Sinh học, Vật lý, Toán học và Hóa học. Schmitt trở thành người có uy tín trong lãnh vực soi kính hiển vi điện tử và hướng dẫn các nghiên cứu đổi mới về chức năng của thận, việc trao đổi chất và chức năng hóa học, sinh học, hóa sinhđiện sinh học của thần kinh. Năm 1955 ông trở thành giáo sư của Học viện này và năm 1973 trở thành giáo sư danh dự (khi nghỉ hưu). Năm 1962, Schmitt đã giúp việc thiết lập chương trình nghiên cứu khoa học Thần kinh (Neurosciences Research Program) và làm trưởng ban từ năm 1962 tới năm 1974.

Schmitt là viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ, hội viên của Hội Triết học Hoa Kỳ, và cựu chủ tịch của "Hội kính hiển vi điện tử Hoa Kỳ".

Schmitt được thưởng giải Albert Lasker cho nghiên cứu Y học cơ bản năm 1956, giải Alsop năm 1947 và giải T. Duckett Jones năm 1963.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • “Institute Professor Francis O. Schmitt dies at 91”. MIT News Office. 4 tháng 10 năm 1995. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  • “Francis O. Scmitt (1903-1995)”. Proceedings of the American Philosophical Society. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2007.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]