Fyodor Ivanovich Tyutchev

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Fyodor Ivanovich Tyutchev
Sinh15 tháng 11 năm 1840
Nga Oryon, Nga
Mất17 tháng 8 năm 1893
Nga Sankt-Peterburg, Nga
Nghề nghiệpNhà thơ
Thể loạiThơ

Fyodor Ivanovich Tyutchev (tiếng Nga: Фёдор Иванович Тютчев; 5 tháng 12 năm 180327 tháng 7 năm 1873) là một nhà thơ Nga, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Sankt-Peterburg (1857). Tyutchev cùng với PushkinLermontov là ba nhà thơ trữ tình lớn nhất nước Nga thế kỷ 19.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tyutchev sinh ở trang trại Ovstug, tỉnh Oryon (nay là Bryansk), trong một gia đình quý tộc đã sa sút; tuổi thơ ở Ovstug, tuổi trẻ ở Moskva. Từ bé ông đã được học với nhà thơ – dịch giả Semyon Egorovich Raich, được làm quen với những tác phẩm cổ điển của văn học Nga và thế giới. Năm 12 tuổi Tyutchev đã dịch được thơ của Horace một cách thông thạo. Năm 1819 ông vào học Đại học Quốc gia Moskva, đến năm 1821 đã nhận bằng tiến sĩ ngôn ngữ học. Từ năm 1822 làm việc ở Bộ Ngoại giao Nga, liên tục trong 22 năm sống ở ĐứcÝ. Ông cưới vợ người Đức, kết bạn với Friedrich Wilhelm Joseph SchellingHeinrich Heine, trở thành nhà thơ Nga đầu tiên dịch thơ của Heine ra tiếng Nga. Năm 1830 in một số bài thơ trên tạp chí Galateya nhưng thực sự nổi tiếng năm 1836, khi Puskin in 16 bài thơ của ông trên tạp chí Sovremennik (Người đương thời). Năm 1837 vợ ông mất, năm 1839 ông tái giá, người vợ thứ hai cũng là người Đức.

Năm 1854 ông in tập thơ đầu tiên, cũng trong năm này ông in những bài thơ về người tình Yelena Denisyeva - là một cô gái Nga dòng dõi quý tộc, trẻ hơn Fyodor Tyutchev 23 tuổi, mối "tình cuối" của nhà thơ. Mối tình của họ trở thành vụ tai tiếng trong giới thượng lưu Sankt-Peterburg vì Fyodor Tyutchev đã có gia đình. Trong khi đó mọi lời buộc tội của người đời hầu như lại dồn hết cho một mình Yelena gánh chịu. Bất chấp sự ruồng bỏ của gia đình và sự gièm pha của xã hội, Elena đã yêu nhà thơ vô tư và quên mình, say đắm và cuồng nhiệt. Cuộc tình "bất hợp pháp" của họ kéo dài 14 năm với ba đứa con. Yelena chết vì bệnh lao phổi khi mới 38 tuổi.

Tyutchev là nhà thơ trữ tình giàu chất triết lý nhất của Nga thế kỷ 19. Thơ ông nói nhiều đến cái vô biên, ngợi ca thiên nhiên và cảm nhận tâm linh của vũ trụ. Trong thơ Tyutchev con người và thiên nhiên hoà quyện. Thế giới trong mắt nhà thơ đầy vẻ huyền bí. Ẩn sau ban ngày là bóng đêm, đi theo cuộc sống là cái chết, đồng hành với tình yêu là sự huỷ diệt. Đỉnh cao thơ trữ tình của ông là tập thơ về người tình Yelena Denisyeva, người đã yêu ông đến quên mình, đã mang đến cho cuộc đời ông nhiều phút giây hạnh phúc và cũng không ít đau khổ. Chính sự đau khổ và hối hận, những tiếc nuối muộn màng, cảm giác bất lực cũng như sự hy vọng ở cuộc đời – tất cả đã hoà quyện lại tạo nên "tập thơ Denisieva" nổi tiếng của ông. Fyodor Tyutchev mất tại Tsaskoye Selo (Hoàng Thôn), ngoại ô Sankt-Peterburg.

Một vài bài thơ[sửa | sửa mã nguồn]

Накануне годовщины 4 августа 1864
Вот бреду я вдоль большой дороги
В тихом свете гаснущего дня,
Тяжело мне, замирают ноги...
Друг мой милый, видишь ли меня?
Все темней, темнее над землею -
Улетел последний отблеск дня...
Вот тот мир, где жили мы с тобою,
Ангел мой, ты видишь ли меня?
Завтра день молитвы и печали,
Завтра память рокового дня...
Ангел мой, где б души ни витали,
Ангел мой, ты видишь ли меня?
К. Б.
Я встретил вас - и все былое
В отжившем сердце ожило;
Я вспомнил время золотое -
И сердцу стало так тепло...
Как поздней осени порою
Бывают дни, бывает час,
Когда повеет вдруг весною
И что-то встрепенется в нас,-
Так, весь обвеян духовеньем
Тех лет душевной полноты,
С давно забытым упоеньем
Смотрю на милые черты...
Как после вековой разлуки,
Гляжу на вас, как бы во сне,-
И вот - слышнее стали звуки,
Не умолкавшие во мне...
Тут не одно воспоминанье,
Тут жизнь заговорила вновь,-
И то же в нас очарованье,
И та ж в душе моей любовь!..
О, как убийственно мы любим
О, как убийственно мы любим,
Как в буйной слепоте страстей
Мы то всего вернее губим,
Что сердцу нашему милей!
Давно ль, гордясь своей победой,
Ты говорил: она моя...
Год не прошел - спроси и сведай,
Что уцелело от нея?
Куда ланит девались розы,
Улыбка уст и блеск очей?
Все опалили, выжгли слезы
Горючей влагою своей.
Ты помнишь ли, при вашей встрече,
При первой встрече роковой,
Ее волшебный взор, и речи,
И смех младенчески живой?
И что ж теперь? И где все это?
И долговечен ли был сон?
Увы, как северное лето,
Был мимолетным гостем он!
Судьбы ужасным приговором
Твоя любовь для ней была,
И незаслуженным позором
На жизнь ее она легла!
Жизнь отреченья, жизнь страданья!
В ее душевной глубине
Ей оставались вспоминанья...
Но изменили и оне.
И на земле ей дико стало,
Очарование ушло...
Толпа, нахлынув, в грязь втоптала
То, что в душе ее цвело.
И что ж от долгого мученья
Как пепл, сберечь ей удалось?
Боль, злую боль ожесточенья,
Боль без отрады и без слез!
О, как убийственно мы любим,
Как в буйной слепоте страстей
Мы то всего вернее губим,
Что сердцу нашему милей!
Hoài niệm[1]
Anh lang thang dọc con đường ngày trước
Trong ánh chiều lặng lẽ buổi hoàng hôn
Đau đớn quá, đôi chân không muốn bước...
Em thân yêu, em nhìn thấy anh không?
Bóng đêm đen đang trùm lên ánh sáng
Đã bay đi luôn tia nắng cuối cùng
Đâu rồi cõi xưa cùng em chung sống
Thiên thần ơi, em nhìn thấy anh không?
Ngày mai đây rồi nguyện cầu đau đớn
Ngày mai này kỷ niệm của buồn thương
Thiên thần ơi, ở đâu hồn trú ẩn
Thiên thần ơi, em nhìn thấy anh không?
K. B[2]
Gặp lại em - tất cả vẫn như xưa
Con tim anh rung lại nhịp ngày thơ
Anh nhớ lại một thời xưa vàng ngọc
Để con tim nghe rạo rực vô bờ.
Cũng có khi giữa mùa thu đã muộn
Vẫn có những ngày, có những phút giây
Khi gặp lại làn gió xuân thoang thoảng
Ta thấy lòng mình hồi hộp, ngất ngây.
Cũng bởi vì xuân đem làn gió thoảng
Của một thời từng tràn ngập lòng anh.
Cùng say đắm đã từ lâu quên lãng
Anh ngắm nhìn lại những nét đan thanh.
Như sau cuộc chia ly từ vạn kỷ
Anh nhìn em như trong một giấc mơ
Và bỗng nghe tiếng lòng rung nhè nhẹ
Như không ngừng lắng xuống giữa hồn thơ...
Đây, tất cả vẫn còn trong kỷ niệm
Vẫn trong em nét duyên dáng, yêu kiều
Anh lại nghe cuộc đời đang lên tiếng
Và trong lòng còn đó một tình yêu!
Ôi, ta yêu nhau thật chết người
Ôi, ta yêu nhau thật chết người
Như trong mù quáng của đắm say
Quả thật ta làm cho khốn khổ
Những gì thương mến với tim này!
Từng khoe thắng lợi của chính mình
Mi từng nói rằng: em của anh…
Chưa qua một năm – giờ thử hỏi
Có còn lành lặn chút nào không?
Đã biến đi đâu đôi má hồng
Môi cười và ánh của mắt nhìn?
Tất cả không còn, và dòng lệ
Bồi hồi nóng bỏng đã trào lên.
Lần đầu gặp gỡ còn nhớ chăng
Tương phùng bất hạnh buổi đầu tiên
Ánh mắt thiên thần và lời nói
Và tiếng cười sống động thanh tân?
Thế mà giờ đây? Đâu cả rồi?
Giấc mơ nào có được lâu dài?
Than ôi, như mùa hè phương Bắc
Làm người khách trong khoảnh khắc thôi!
Tình yêu của mi đối với nàng
Là bản án số phận kinh hoàng
Và điều nhục nhã không đáng có
Đã trùm lên cuộc sống đáng thương!
Cuộc đời chối bỏ, đời đau khổ!
Và trong sâu thẳm cõi lòng nàng
Chỉ còn những gì hồi tưởng lại
Nhưng mà hồi tưởng bạc tình luôn.
Và nàng cô độc giữa trần gian
Đắm say kiều diễm đã không còn
Đám đông xô vào rồi giẫm đạp
Những bông hoa nở giữa lòng nàng.
Còn gì sau hành hạ lâu dài
Như tro bụi nàng còn giữ được?
Là nỗi đau, nỗi đau khắc nghiệt
Không nước mắt và chẳng niềm vui!
Ôi ta yêu nhau thật chết người
Như trong mù quáng của đắm say
Quả thật ta làm cho khốn khổ
Những gì thương mến với tim này!
Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đây là bài thơ Fyodor Tyutchev khóc người tình Yelena Denisyeva nhân ngày giỗ đầu. Êlêna Denisieva là cô gái dòng dõi quý tộc, trẻ hơn Fyodor Tyutchev 23 tuổi, là “tình cuối” của nhà thơ. Mối tình của họ trở thành vụ tai tiếng trong giới thượng lưu Xanh-Pêtécbua bởi Fyodor Tyutchev đã có gia đình. Trong khi đó mọi lời buộc tội của người đời hầu như lại dồn hết cho một mình Êlêna gánh chịu. Bất chấp sự ruồng bỏ của gia đình, sự gièm pha của xã hội Êlêna đã yêu nhà thơ vô tư và quên mình, say đắm và cuồng nhiệt. Cuộc tình “bất hợp pháp” của họ kéo dài 14 năm với ba đứa con. Êlêna chết vì bệnh lao phổi khi nàng mới 38 tuổi.
  2. ^ K. B. là chữ viết tắt của hai từ: Krüdener Baroness (Nam tước phu nhân Krüdener). Tên thời con gái của nam tước phu nhân là Amalie Lerchenfeld. Fyodor gặp Amalie lần đầu tiên vào năm 1822 tại München, khi đó Amalie 14 tuổi và Fyodor 19 tuổi. Fyodor đã yêu Amalie say đắm và cũng được Amalie yêu lại như vậy. Fyodor tặng cho Amalie một dây đồng hồ bằng vàng thật và được nàng tặng lại một dây bằng vải lụa. Đến năm 1825 do sự ép buộc của cha mẹ Amalie phải đi lấy Nam tước Krüdener. Fyodor vẫn giữ trong lòng mối tình đầu này. Năm 1870 hai người gặp lại nhau, khi đó Amalie đã tục huyền với bá tước Nikolay Vladimirovich Adlerberg (Николай Владимирович Адлерберг), Toàn quyền Phần Lan. Câu thơ "anh nhớ lại một thời xưa vàng ngọc" ở đây có thể hiểu theo nghĩa bóng là thời tuổi trẻ vàng son, cũng có thể hiểu theo nghĩa đen là thời hai người đã trao đổi quà tặng cho nhau.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]