Bước tới nội dung

Gobiodon brochus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gobiodon brochus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Gobiiformes
Họ (familia)Gobiidae
Chi (genus)Gobiodon
Loài (species)G. brochus
Danh pháp hai phần
Gobiodon brochus
Harold & Winterbottom, 1999

Gobiodon brochus là một loài cá biển thuộc chi Gobiodon trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1999.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh brochus trong tiếng Latinh có nghĩa là “răng nhô ra”, hàm ý đề cập đến cấu trúc hàm dưới đặc biệt ở loài cá này, được biến đổi thành một bướu thịt có răng nằm ngang má.[2]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

G. brochus có phân bố rải rác ở Tây Thái Bình Dương, đã được ghi nhận tại vịnh Nha Trang (Việt Nam),[3] Papua New Guinea, Nouvelle-CalédonieFiji, xa nhất ở phía nam đến Rạn san hô Great Barrierrạn Ashmore (Úc), phía đông đến Tonga.[1]

G. brochus chỉ sống cộng sinh với các loài san hô Acropora, được tìm thấy ở độ sâu khoảng 4–30 m. Do chỉ phụ thuộc vào môi trường sống san hô Acropora, những loài đang chịu tác động từ quá trình acid hóa đại dương và hiện tượng dao động phương Nam, khiến các rạn san hô bị tẩy trắng, đặc biệt là khu vực Thái Bình Dương. Vì vậy, G. brochus được xếp vào nhóm Loài sắp bị đe dọa theo Sách đỏ IUCN.[1]

Ban đầu, Harold và Winterbottom (1999) chỉ ghi nhận G. brochus trên san hô Acropora elseyiAcropora loripes.[4] Sau này, Brooker và cộng sự (2010) còn tìm thấy G. brochus trên Acropora millepora, Acropora nasuta, Acropora tenuisAcropora cerealis.[5]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở G. brochus là 2,6 cm.[6] Loài này có màu vàng lục.

Số gai vây lưng: 7; Số tia vây lưng: 10–12; Số gai vây hậu môn: 1; Số tia vây hậu môn: 9–10; Số gai vây bụng: 1; Số tia vây bụng: 5; Số tia vây ngực: 18–20.[4]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

G. brochus ăn các loài giáp xác, trùng lỗ, tảo silic và cả san hô.[5] Loài này thường sống theo cặp.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Larson, H. (2020). Gobiodon brochus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2020: e.T193050A2188830. doi:10.2305/IUCN.UK.2020-2.RLTS.T193050A2188830.en. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2024). “Order Gobiiformes: Family Gobiidae (d-h)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ Nguyễn Nhật Thi; Nguyễn Văn Quân (2005). “Đa dạng sinh học và giá trị nguồn lợi cá rạn san hô biển Việt Nam”. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ a b c Harold, Antony S.; Winterbottom, Richard (1999). Gobiodon brochus: A New Species of Gobiid Fish (Teleostei: Gobioidei) from the Western South Pacific, with a Description of Its Unique Jaw Morphology” (PDF). Copeia. 1999 (1): 49–57. doi:10.2307/1447384. ISSN 0045-8511.
  5. ^ a b Brooker, R. M.; Munday, P. L.; Ainsworth, T. D. (2010). “Diets of coral-dwelling fishes of the genus Gobiodon with evidence of corallivory” (PDF). Journal of Fish Biology. 76 (10): 2578–2583. doi:10.1111/j.1095-8649.2010.02644.x. ISSN 1095-8649. PMID 20557610.
  6. ^ Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Gobiodon brochus trên FishBase. Phiên bản tháng 2 năm 2024.