Gobiodon citrinus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gobiodon citrinus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Gobiiformes
Họ (familia)Gobiidae
Phân họ (subfamilia)Gobiinae
Chi (genus)Gobiodon
Loài (species)G. citrinus
Danh pháp hai phần
Gobiodon citrinus
(Rüppell, 1838)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Gobius citrinus Rüppell, 1838
  • Gobiodon hypselopterus Bleeker, 1875
  • Gobiodon inornatus De Vis, 1884

Gobiodon citrinus là một loài cá biển thuộc chi Gobiodon trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1838.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh citrinus trong tiếng Latinh có nghĩa là “giống cam chanh”), hàm ý đề cập đến màu sắc vàng tươi của loài cá này.[2]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi, G. citrinus có phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Australes, ngược lên phía bắc tới Nam Nhật Bản, xa về phía nam đến ÚcNouvelle-Calédonie.[1]Việt Nam, G. citrinus được ghi nhận tại vịnh Nha Trang,[3] Ninh Thuận,[4]quần đảo Trường Sa.[5]

G. citrinus sống hội sinh với các loài san hô tán lớn thuộc chi Acropora, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 25 m.[1]

Tình trạng phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Bằng chứng phát sinh chủng loại học của Herler và cộng sự (2013) cho thấy, khoảng cách di truyền giữa quần thể G. citrinus Biển Đỏ và Tây Thái Bình Dương cách nhau hơn 3%.[6] Loài tổ tiên của G. citrinusnhóm chị em của nó đã phát triển từ thế Miocen muộn, sớm nhất trong chi Gobiodon.[7]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở G. citrinus là 6,6 m.[8] Loài này có màu vàng với hai sọc trắng xanh xuyên qua mắt; cặp sọc xanh thứ hai ở phía sau đầu (ở giữa hai sọc là đốm đen trên nắp mang). Một sọc trắng xanh khác dọc gốc vây lưng.

Số gai vây lưng: 7; Số tia vây lưng: 9–11; Số gai vây hậu môn: 1; Số tia vây hậu môn: 9.[8]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của G. citrinus là các loài thủy sinh không xương sống nhỏ và động vật phù du. Chúng có thể tiết ra chất nhầy mang độc tố.[8]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

G. citrinus được đánh bắt thương mại trong ngành buôn bán cá cảnh và được bán với giá khoảng 0,5–2 USD một con. Loài này phát triển được trong điều kiện nuôi nhốt.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Larson, H. (2019). Gobiodon citrinus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T193106A2196006. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2023). “Order Gobiiformes: Family Gobiidae (d-h)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ Đỗ Thị Cát Tường; Nguyễn Văn Long (2015). “Đặc điểm thành phần loài và phân bố của họ Cá bống trắng (Gobiidae) trong các rạn san hô ở vịnh Nha Trang” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 21 (2): 124–135.
  4. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  5. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  6. ^ Herler, Juergen; Bogorodsky, Sergey V.; Suzuki, Toshiyuki (2013). “Four new species of coral gobies (Teleostei: Gobiidae: Gobiodon), with comments on their relationships within the genus”. Zootaxa. 3709 (4): 301–329. doi:10.11646/zootaxa.3709.4.1. ISSN 1175-5326. PMC 3914756. PMID 24511221.
  7. ^ Duchene, David; Klanten, Selma O.; Munday, Philip L.; Herler, Jürgen; van Herwerden, Lynne (2013). “Phylogenetic evidence for recent diversification of obligate coral-dwelling gobies compared with their host corals”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 69 (1): 123–132. doi:10.1016/j.ympev.2013.04.033. ISSN 1095-9513. PMC 4047829. PMID 23680856.
  8. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Gobiodon citrinus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.