Bước tới nội dung

Gobiodon multilineatus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gobiodon multilineatus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Gobiiformes
Họ (familia)Gobiidae
Chi (genus)Gobiodon
Loài (species)G. multilineatus
Danh pháp hai phần
Gobiodon multilineatus
Wu, 1979

Gobiodon multilineatus là một loài cá biển thuộc chi Gobiodon trong họ Cá bống trắng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1979.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh multilineatus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: multi (“nhiều”) và lineatus (“có sọc”), hàm ý đề cập đến 10–12 sọc ngang màu xanh lam từ lưng xuống bụng và 4–6 vạch xanh tương tự trên đầu của loài cá này.[2]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Mẫu gốc của G. multilineatus ban đầu được thu thập từ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, sau đó được ghi nhận thêm tại quần đảo Ogasawaraquần đảo Ryukyu (Nhật Bản), cùng quần đảo Chesterfield (Nouvelle-Calédonie).[3] G. multilineatus sống cộng sinh với san hô Acropora, được tìm thấy ở độ sâu khoảng 8–66 m.[4]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở G. multilineatus là 3,5 cm.[4]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

G. multilineatus sống theo cặp đơn phối ngẫu.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Larson, H. (2020). Gobiodon acicularis. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2020: e.T68331297A68333749. doi:10.2305/IUCN.UK.2020-2.RLTS.T68331297A68333749.en. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2024.
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2024). “Order Gobiiformes: Family Gobiidae (d-h)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ Parenti, Paolo (2021). “A checklist of the gobioid fishes of the world (Percomorpha: Gobiiformes)”. Iranian Journal of Ichthyology. 8: 1–480. doi:10.22034/iji.v8i0.556. ISSN 2383-0964.
  4. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Gobiodon multilineatus trên FishBase. Phiên bản tháng 2 năm 2024.
  5. ^ Whiteman, E. A.; Côté, I. M. (2004). “Monogamy in marine fishes”. Biological Reviews. 79 (2): 351–375. doi:10.1017/S1464793103006304. ISSN 1464-7931. PMID 15191228.