Bước tới nội dung

Họ Cá nhám đuôi dài

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cá nhám đuôi dài
Thời điểm hóa thạch: 49–0 triệu năm trước đây[1] Lutetia - nay
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Chondrichthyes
Phân lớp (subclass)Elasmobranchii
Bộ (ordo)Lamniformes
Họ (familia)Alopiidae
Bonaparte, 1838
Chi (genus)Alopias
Rafinesque, 1810
Loài điển hình
Alopias macrourus
Rafinesque, 1810
Danh pháp đồng nghĩa
  • Alopecias Müller and Henle, 1837
  • Alopius Swainson, 1838
  • Vulpecula Jarocki, 1822

Họ Cá nhám đuôi dài (Alopiidae) là một họ cá nhám thuộc bộ Cá nhám thu (Lamniformes), có mặt tại các vùng biển ôn đới và nhiệt đới. Họ này bao gồm 3 loài cá nhám, tất cả đều thuộc về chi Cá nhám đuôi dài (Alopias).

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tên gọi AlopiasAlopiidae bắt nguồn từ alopex trong tiếng Latinh (tiếng Hy Lạp: ἀλωπεκίας), có nghĩa là cáo. Một số sách báo, tài liệu cũng gọi loài vật này là "cá mập cáo" hay "cá nhám cáo". Tên tiếng Anh "cá mập đuôi lưỡi hái" (thresher shark) bắt nguồn từ chiều dài cực lớn của phần nửa trên của vây đuôi (có thể dài bằng cả phần thân của con vật[2]).

Phân loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Cá nhám đuôi dài hiện này có 3 loài còn tồn tại, tất cả đều thuộc chi cùng tên. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu về dị enzyme (allozyme) vào năm 1997 bởi Blaise Eitner cho thấy có thể tồn tại một loài thứ tư. Loài này được cho là xuất hiện ở vùng biển phía Đông Thái Bình Dương, ngoài khơi Baja California, và từng bị nhầm lẫn với cá nhám đuôi dài mắt to. Tuy nhiên, loài này chỉ được biết đến qua các mẫu thịt, cơ và chưa có thông tin chính xác về đặc điểm kiểu hình của chúng được ghi nhận.[3]

Ba loài cá nhám đuôi dài hiện nay được ghi nhận là:

Nguồn gốc và tiến hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Megachasmidae

 Alopiidae 

A. vulpinus

Alopias sp. chưa mô tả

A. superciliosus

A. pelagicus

Cetorhinidae

Lamnidae

Phát sinh chủng loài của họ Cá nhám đuôi dài (Alopiidae)[3][4]

Dựa theo phân tích gen mã hóa protein cytochrome b, Martin và Naylor (1997) kết luận rằng cá nhám đuôi dài là một nhóm đơn ngành có quan hệ gần với nhánh bao gồm họ Cetorhinidae (cá nhám phơi nắng) và Lamnidae (cá nhám thu). Loài cá mập miệng to (Megachasma pelagios) nằm ở nhánh xa hơn một chút, mặc dù kết quả nghiên cứu phát sinh chủng loài của nó vẫn chưa được hoàn toàn tỏ tường. Kết quả nghiên cứu phân nhánh học của Compagno (1991) dựa trên đặc điểm kiểu hình và của Shimada (2005) dựa trên công thức bộ răng tỏ ra ủng hộ cách phân loài này.[4][5]

Xét trong nội bộ họ này, kết quả phân tích về dị enzyme bởi Eitner (1995) cho thấy cá nhám đuôi dài thông thường A. vulpinus là thành viên nguyên thủy nhất, với mối quan hệ gần gũi với loài cá nhám đuôi dài thứ tư (chưa được công nhận chính thức) và một nhánh khác bao gồm cá nhám đuôi dài mắt to với cá nhám đuôi dài biển khơi. Tuy nhiên, đặc tính về loài thứ tư chỉ được phân tích dựa trên một đặc trưng phái sinh cùng chia sẻ (synapomorphy) của một mẫu vật và vì vậy nó chưa được công nhận chắc chắn.[3]

Phân bổ và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá nhám đuôi dài chủ yếu sinh sống ở vùng biển khơi sâu, trong tầng nước có độ sâu tối đa là 500 mét (1.600 ft), mặc dù chúng cũng thường xuyên hiện diện ở những vùng nước nông hơn tại thềm lục địa. Cá nhám đuôi dài thông thường A. vulpinus được tìm thấy ở vùng thềm lục địa Bắc Mỹ hay Bắc Thái Bình Dương, nhưng khá hiếm thấy ở Trung và Tây Thái Bình Dương. Ở vùng nước ấm hơn tại Trung và Tây Thái Bình Dương là khu vực sinh sống của cá nhám đuôi dài mắt to và cá nhám đuôi dài biển khơi. Ngoài ra, một con cá nhám đuôi dài đã được quay phim khi đang lảng vảng gần một thiết bị máy móc điều khiển từ xa đặt tại khu vực xảy ra vụ tràn dầu của công ty BP tại Vịnh Mexico. Điều đặc biệt là khu vực này có độ sâu lớn hơn 500 mét rất nhiều.

Ngoại hình và cơ thể

[sửa | sửa mã nguồn]
Một con cá nhám đuôi dài nhỏ màu tím bắt được ở cầu tàu Pacifica, California

Như tên gọi gợi ý, thùy trên của vây đuôi của con vật rất dài, giống như lưỡi hái (với chiều dài đuôi có thể bằng cả chiều dài thân minh). Cá nhám đuôi dài là một loài săn mồi tích cực và, chính cái đuôi dài của nó có tác dụng lớn trong việc đập cho con mồi choáng váng. Phần đầu của cá nhám đuôi dài khá ngắn và có cái mũi hình nón. Miệng con vật khá nhỏ và răng thì có nhiều kích cỡ khác nhau.[6] Cho đến nay, loài cá nhám đuôi dài lớn nhất là cá nhám đuôi dài thông thường Alopias vulpinus (có thể dài đến 6,1 mét (20 ft) và nặng hơn 500 kilôgam (1.100 lb)). Cá nhám đuôi dài mắt to, Alopias superciliosus đứng thứ nhì với chiều dài tối đa ghi nhận được là 4,9 m (16 ft). Còn cá nhám đuôi dài biển khơi Alopias pelagicus là nhỏ nhất với chiều dài chỉ 3 m (10 ft).

Cá nhám đuôi dài có thân hình khá thanh mảnh với vây lưng nhỏ và cặp vây ngực to, cong. Ngoại trừ loài cá nhám đuôi dài mắt to, các loại cá nhám đuôi dài có mắt khá nhỏ so với cơ thể và nằm ở phía trước đầu. Con vật có thể có nhiều màu sắc, từ nâu, xanh hay xám tím ở vùng lung với màu nhạt ở vùng bụng.[7] Ba loài cá nhám đuôi dài có thể được phân biệt bởi màu sắc chính trên lưng. Cá nhám đuôi dài thông thường màu xanh đậm, cá nhám đuôi dài mắt to màu nâu và cá nhám đuôi dài biển khơi thường là màu xanh lam. Ngoài ra, điều kiện ánh sáng và độ trong của nước cũng ảnh hưởng tới việc nhận diện màu của người quan sát, nhưng các thử nghiệm về màu cho kết quả ủng hộ các đặc tính nêu trên.

Nguồn thức ăn

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn chủ yếu của cá nhám đuôi dài là các đàn cá (tỉ như cá ngừ, cá ngừ đại dương nhỏ, cá thu), mực ốngmực nang. Chúng được cho là sẽ bám đuổi các đàn cá lớn tới tận những vùng nước nông. Ngoài ra, các loài giáp xácchim biển đi lẻ cũng có thể trở thành nạn nhân của cá nhám đuôi dài.

Cá nhám đuôi dài là loài vật sống đơn độc. Ở Ấn Độ Dương, chúng được biết đến là sống tách biệt theo độ sâu và không gian tùy theo giới tính. Tất cả các loài trong họ đề có lối sống di cư hoặc di cư thuần trong vùng nước mặn (oceanodromous). Khi săn các đàn cá, cá nhám đuôi dài thường dùng chiếc đuôi của chúng để quẫy mạnh và tạo ra các sóng nước làm rối loạn và choáng váng con mồi[7], và nó cũng là loài cá mập/cá nhám duy nhất có phương pháp săn mồi đặc sắc này[2]. Cá nhám đuôi dài cũng là một trong số các loài cá nhám/cá mập có khả năng nhảy khỏi mặt nước và lộn vòng như các loài cá heo (xem thêm hành vì nổi của cá voi; một số cá thể cá nhám đuôi dài đã nhảy cao cách mặt nước đến vài thước.[2][8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bourdon, J. (April 2009). Fossil Genera: Alopias. The Life and Times of Long Dead Sharks. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2009.
  2. ^ a b c Prime predator's acrobatic stunts off Jervis Bay tại Daily Telegraph
  3. ^ a b c Eitner B. (1995). “Systematics of the Genus Alopias (Lamniformes: Alopiidae) with Evidence for the Existence of an Unrecognized Species”. Copeia. American Society of Ichthyologists and Herpetologists. 1995 (3): 562–571. doi:10.2307/1446753. JSTOR 1446753.
  4. ^ a b Sims, D.W. biên tập (2008). Advances in Marine Biology, Volume 54. Academic Press. tr. 175. ISBN 0-12-374351-6.
  5. ^ Shimada, K. (2005). “Phylogeny of lamniform sharks (Chondrichthyes: Elasmobranchii) and the contribution of dental characters to lamniform systematics”. Paleontological Research. 9 (1): 55–72. doi:10.2517/prpsj.9.55.
  6. ^ “Family Alopiidae: Thresher Sharks — 3 species”. ReefQuest Centre for Shark Research. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2011.
  7. ^ a b “Thresher shark”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  8. ^ Thresher Shark

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]