Hội nghị Bandung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hội nghị thứ nhất năm 1955.
Toà nhà năm 2007. Bây giờ là bảo tàng Hội nghị.

Hội nghị Á-Phi hay còn gọi là hội nghị Bandung là cuộc gặp gỡ quy mô lớn đầu tiên của các nước châu Á và châu Phi, diễn ra từ 18–24 tháng tư, 1955 tại Bandung, Indonesia. Khi đó phần lớn là những nước này mới giành được độc lập. Hai mươi chín quốc gia tham dự hội nghị có tổng cộng 1,5tỉ người và chiếm diện tích một phần tư bề mặt Trái Đất[1]. Hội nghị được khởi xướng bởi Indonesia, Miến Điện, Pakistan, Ceylon (Sri Lanka), và Ấn Độ.

Các mục tiêu đã được tuyên bố ở hội nghị là thúc đẩy kinh tế và hợp tác văn hóa Á-Phi; chống lại chủ nghĩa thực dân kể cả chủ nghĩa thực dân mới của Liên Xô trong chiến tranh lạnh cũng như bất kỳ đế quốc nào khác. Hội nghị này là một bước tiến quan trọng dẫn đến Phong trào không liên kết.

Các nước tham gia[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia tham dự Hội nghị Bandung, Indonesia năm 1955. Có 29 quốc gia giành độc lập, tương đương với một nửa dân số toàn cầu khi đó tham dự. Trong đó Việt Nam tham dự với tư cách 2 miền: Bắc Việt NamNam Việt Nam.
Các quốc gia thành viên của Phong trào không liên kết (2007). Các nước có màu xanh nhạt là quan sát viên.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]