Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
CPTPP
{{{image_alt}}}
Các bên (màu xanh đậm) và các bên ký kết khác (màu xanh nhạt)
Loại hiệp ướcHiệp định thương mại
Ngày kí8 tháng 3 năm 2018
Nơi kíSantiago, Chile
Ngày đóng dấu23 tháng 1 năm 2018
Ngày đưa vào hiệu lực30 tháng 12 năm 2018
Điều kiện60 ngày sau khi phê chuẩn bởi 50% quốc gia ký kết, hoặc sau khi sáu quốc gia ký kết đã phê chuẩn
Bên kí
Người phê duyệt
Người gửi lưu giữChính phủ New Zealand[1]
Ngôn ngữTiếng Anh (chiếm ưu thế trong trường hợp xung đột hoặc chệch ý), tiếng Tây Ban Nhatiếng Pháp[1]

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific PartnershipCPTPP), tên khác: TPP11[2][3][4] là một Hiệp định về nguyên tắc thương mại giữa Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, México, New Zealand, Peru, SingaporeViệt Nam.

CPTPP bao gồm hầu hết các điều khoản của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng bỏ qua 22 điều khoản được Mỹ ủng hộ trong khi bị các quốc gia khác chống lại; và hạ thấp ngưỡng bắt buộc để không cần có sự tham gia của Mỹ.[5] TPP đã được ký vào ngày 4 tháng 2 năm 2016, nhưng không bao giờ có hiệu lực sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định.[6]

Tất cả các bên ký tên ban đầu của TPP, ngoại trừ Mỹ, đồng ý vào tháng 5 năm 2017 để khôi phục lại hiệp định[7][8] và đã đạt được thỏa thuận vào tháng 1 năm 2018 để ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Lễ ký kết chính thức được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 năm 2018 tại Santiago, Chile.[9][10]

Việc thỏa thuận tham gia xác định rằng nó có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi được phê chuẩn bởi ít nhất 50% số quốc gia ký (6 trong 11 nước tham gia). Quốc gia thứ 6 phê chuẩn thỏa thuận này là Úc ngày 31 tháng 10, với thỏa thuận có hiệu lực vào ngày 30 tháng 12 năm 2018.[11]

Vào thời điểm ký kết, nền kinh tế kết hợp của 11 quốc gia chiếm 13,4% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu (tương đương 13,5 nghìn tỷ USD), đưa CPTPP trở thành khu vực thương mại tự do lớn thứ ba trên thế giới tính theo GDP sau Thương mại tự do Bắc MỹThị trường chung Châu Âu.[12]

Phê chuẩn[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 28 tháng 6 năm 2018, México trở thành quốc gia đầu tiên hoàn thành thủ tục phê chuẩn trong nước của CPTPP, với Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto nêu rõ: "Với thỏa thuận thế hệ mới này, Mexico đa dạng hóa quan hệ kinh tế với thế giới và thể hiện cam kết cởi mở và giao dịch tự do. "[13] [14]

Vào ngày 6 tháng 7 năm 2018, Nhật Bản trở thành quốc gia thứ hai phê chuẩn thỏa thuận.[15][16]

Ngày 19 tháng 7 năm 2018, Singapore trở thành nước thứ ba phê chuẩn thỏa thuận và gửi văn bản phê chuẩn của nước này.[17][18]

Vào ngày 17 tháng 10 năm 2018, Quốc hội Úc thông qua luật pháp liên quan thông qua Thượng viện Úc[19][20][21]. Việc phê chuẩn chính thức được gửi vào thứ Tư, ngày 31 tháng 10 năm 2018.[22]

Vào ngày 25 tháng 10 năm 2018, New Zealand phê chuẩn CPTPP, nâng số quốc gia đã chính thức phê chuẩn thỏa thuận lên con số 4[23].

Cũng vào ngày 25 tháng 10 năm 2018, Canada đã thông qua[24] và đạt được đồng ý của hoàng gia[25] cho CPTPP. Việc phê chuẩn chính thức được gửi vào thứ Hai, ngày 29 tháng 10 năm 2018[26][27][28].

Vào ngày 2 tháng 11 năm 2018, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và các tài liệu liên quan đã được trình lên Quốc hội Việt Nam để phê chuẩn.[29]. Vào ngày 12 tháng 11 năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết phê chuẩn CPTPP[30]. Việc phê chuẩn chính thức được gửi vào ngày 15 tháng 11 năm 2018.[31]

Vào ngày 19 tháng 9 năm 2021, Bộ Ngoại thương và Du lịch Peru (Mincetur) cho biết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức có hiệu lực đối với Peru.[32]

Các thành viên tiềm năng[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 1 năm 2018, Chính phủ Vương quốc Anh tuyên bố họ đang khám phá xem có nên trở thành thành viên của Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương để kích thích xuất khẩu sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu vào tháng 3 năm 2019 và đã có các cuộc thảo luận không chính thức với các thành viên của Hiệp định.[33]

Vào ngày 25 tháng 1 năm 2018, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong một cuộc phỏng vấn đã thông báo rằng Hoa Kỳ có thể vào lại TPP nếu đó là một thỏa thuận tốt hơn đáng kể cho Hoa Kỳ. Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi TPP từ thỏa thuận ban đầu vào tháng 1 năm 2017.[34]

Quốc gia Trạng thái TPP Trạng thái CPTPP Thông báo có quan tâm
 Hoa Kỳ Đã từng ký TPP Thông báo có thể quan tâm[34] Tháng 1 2018
 Ấn Độ Không ký TPP Đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế vùng
 Hàn Quốc Không ký TPP Đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế vùng
 Thái Lan Không ký TPP Thông báo có thể quan tâm[35] Tháng 3 2018
 Indonesia Không ký TPP Đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế vùng
 Anh Quốc Không ký TPP Thông báo có quan tâm[33] Tháng 1 2018
 Đài Loan Không ký TPP Thông báo có quan tâm[36] Tháng 3 2018
 Campuchia Không ký TPP Đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế vùng
 Trung Quốc Không ký TPP Đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế vùng
 Lào Không ký TPP Đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế vùng
 Myanmar Không ký TPP Đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế vùng
 Philippines Không ký TPP Đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế vùng

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership” (PDF). Government of New Zealand. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2018.
  2. ^ “大筋合意に至ったTPP11 包括的及び先進的な環太平洋パートナーシップ協定” (PDF) (bằng tiếng Nhật). Mizuho Research Institute. ngày 13 tháng 11 năm 2017. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2018. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  3. ^ “$13.7 trillion TPP pact to deliver boost in GDP”.
  4. ^ “Se alcanza acuerdo en texto final del TPP11”.
  5. ^ The TPP Is Dead. Long Live The Trans-Pacific Trade Deal
  6. ^ “Trump's decision to kill TPP leaves door open for China”.
  7. ^ Shaffer, Sri Jegarajah, Craig Dale, Leslie (ngày 21 tháng 5 năm 2017). “TPP nations agree to pursue trade deal without US”. CNBC. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2017.
  8. ^ “Saving the Trans-Pacific Partnership: What are the TPP's prospects after the US withdrawal?”.
  9. ^ “11 nations to sign Pacific trade pact as US plans tariffs”. nydailynews.com. ngày 8 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2018.
  10. ^ “Canada Reaches Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership Agreement”. natlawreview.com. ngày 19 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2018.
  11. ^ “Pacific trade pact to start at end-2018 after six members ratify”. Reuters. ngày 31 tháng 10 năm 2018.
  12. ^ Torrey, Zachary (ngày 3 tháng 2 năm 2018). “TPP 2.0: The Deal Without the US”. The Diplomat. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2018.
  13. ^ “Mexico's senate ratifies sweeping Asia-Pacific trade deal”. Reuters. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2018.
  14. ^ The official website of the New Zealand Government,ngày 28 tháng 6 năm 2018 CPTPP law in the House as Mexico first to ratify
  15. ^ Notification of Completion of Domestic Procedures for the Comprehensive and Progressive Agreement for the Trans-Pacific Partnership (TPP11 Agreement)
  16. ^ The official website of the New Zealand Government,6 JULY 2018 Japan, world’s third largest economy, ratifies CPTPP
  17. ^ SINGAPORE RATIFIES THE COMPREHENSIVE AND PROGRESSIVE AGREEMENT FOR TRANS-PACIFIC PARTNERSHIP
  18. ^ The official website of the New Zealand Government,19 JULY 2018 Singapore becomes third nation to ratify CPTPP
  19. ^ “Australia becomes fourth signatory country to ratify CPTPP”. vietnamplus.vn. ngày 17 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2018.
  20. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên AU
  21. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên AU2
  22. ^ Australia ratifies the TPP-11
  23. ^ New Zealand ratifies CPTPP during trade minister’s trip to Ottawa and Washington
  24. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :0
  25. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :1
  26. ^ Statement by Minister Carr on Canada’s Ratification of Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership
  27. ^ Canada's sprint to ratify sets up Trans-Pacific trade deal to take effect this year CBC(Canada) News
  28. ^ Timeline of the CPTPP
  29. ^ Trans-Pacific trade agreement submitted to NA for approval VOVWORLD Friday, ngày 2 tháng 11 năm 2018 | 16:19:35
  30. ^ NA ratifies CPTPP trade deall VOVWORLD Monday, ngày 12 tháng 11 năm 2018 | 18:31:21
  31. ^ “Viet Nam seventh nation to ratify CPTPP”. New Zealand Government. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2018.
  32. ^ “TTWTO VCCI - (News) CPTPP comes into force for Peru”. wtocenter.vn. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2022.
  33. ^ a b Gregory, Julia (ngày 3 tháng 1 năm 2018). “Britain exploring membership of the TPP to boost trade after Brexit”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2018.
  34. ^ a b “Trump: I would reconsider a massive Pacific trade deal if it were 'substantially better'. CNBC. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2018.
  35. ^ “Thailand again 'thinking' about joining TPP”. Bangkok Post. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2018.
  36. ^ “Taiwan seeks to join CPTPP”. Focus Taiwan. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2018.