Bước tới nội dung

Hiệp hội Danh dự Quốc tế Golden Key

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hiệp hội Danh dự Quốc tế Golden Key
Golden Key International Honour Society (tiếng Anh)
Khẩu hiệuMở khóa tiềm năng của bạn (tiếng Việt)
Et reveles vestra potentiale (tiếng Latin)
Thành lập29 tháng 11 năm 1977; 46 năm trước (1977-11-29)
Thành lập tạiĐại học Bang Georgia
LoạiHiệp hội Danh dự
Vị thế pháp lýTổ chức quốc tế
Mục đíchGiúp hội viên phát huy tối đa tiềm năng thông qua sự phát triển về học thuật, kỹ năng lãnh đạo và tinh thần cống hiến.
Trụ sở chính4470 Chamblee Dunwoody Road – Suite 304, Dunwoody, Georgia
Vị trí
Vùng
Thế giới Toàn cầu
Thành viên
2,133,500 hội viên
Tình trạng
   Đang hoạt động   
Màu sắc
Lam sẫm, Vàng kim, Trắng
              
Các thành viênHơn 400 chi hội thành viên trên toàn thế giới
TC liên quanHiệp hội Liên minh các Tổ chức Danh dự Đại học (ACHS)
Ngân sách (2022)
$3.88M
Trang webWebsite chính thức
Leadership (Lãnh đạo) - Academics (Học thuật) - Service (Cống hiến)

Hiệp hội Danh dự Quốc tế Golden Key hay Hiệp hội Danh dự Quốc tế Chìa khóa vàng (tiếng anh: Golden Key International Honour Society) là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ. Tổ chức được thành lập vào năm 1977 với mục đích công nhận và tôn vinh thành tích học thuật của sinh viên đại học và cao đẳng[1][2]. Để trở thành hội viên của Golden Key, sinh viên cần nằm trong top 15% của trường đại học, cao đẳng, dựa trên điểm trung bình (GPA)[3].

Golden Key hiện có hơn 400 chi hội tại các trường đại học và cao đẳng trên khắp thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, Úc, Bahamas, Canada, Ấn Độ, Malaysia, New Zealand, Singapore, Nam Phi, Trung QuốcViệt Nam [4][5].

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1977, James W. Lewis thành lập Hội Danh dự Đại học Quốc gia Golden Key tại Đại học Bang Georgia ở Atlanta, Georgia[6] . Mục tiêu ban đầu của hội là tạo ra một tổ chức danh dự về học thuật mới, cạnh tranh với các tổ chức danh dự lâu đời như Phi Beta Kappa nhưng tuyển chọn thành viên nghiêm ngặt hơn trên tiêu chuẩn xét tuyển các sinh viên nằm trong top 15% của khóa học hoặc có thành tích xuất sắc trong học thuật[6]. Golden Key đã phát triển mạnh trong những năm 1980 bằng việc mở rộng số lượng chi nhánh và hội viên tại các trường Đại học, Cao đẳng tại Hoa Kỳ. Năm 1984, James W. Lewis chuyển trụ sở của tổ chức đến một tòa nhà mới ở khu Druid Hills của Atlanta. Sau thập kỷ 1980, Golden Key bắt đầu thu hút các nhà tài trợ và tổ chức các sự kiện lớn để tăng khả năng cạnh tranh của sinh viên trên thị trường lao động[6]. Vào những năm 1990, Golden Key tiếp tục mở rộng sang Úc, Canada và nhiều quốc gia trên thế giới[7]. Đến năm 2000, Hội Danh dự Đại học Quốc gia Golden Key chính thức đổi tên thành Hiệp hội Danh Dự Quốc Tế Golden Key để thể hiện tính toàn cầu của tổ chức.[8]

Vào tháng 1 năm 2000, James W. Lewis, chủ tịch của hiệp hội, đã từ chức sau khi chịu áp lực từ hội đồng quản trị và Carl Patton được bổ nhiệm để thay thế[6]. Đến năm 2002, Carl Patton cũng từ chức sau khi tổ chức gặp phải chỉ trích từ phương tiện truyền thông[9]. Đến năm 2002, Hiệp hội Danh dự Quốc tế Golden Key là một trong những hiệp hội danh dự đại học lớn nhất thế giới, với ngân sách hàng năm là 10,9 triệu đô la Mỹ và hơn 120.000 thành viên gia nhập mỗi năm.[6]

Năm 2011, Hiệp hội Danh dự Quốc tế Golden Key đã thành lập chi hội ở Việt Nam tại Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, với hơn 300 hội viên tính đến thời điểm hiện tại.[10].

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, Hiệp hội Danh dự Quốc tế Golden Key có hơn 400 chi hội trên toàn thế giới. Các quốc gia có chi nhánh của Golden Key:[11]

Một số hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Một sinh viên VN nhận giải thưởng Chìa khóa vàng”.
  2. ^ IRS Search for Charities.
  3. ^ Kristen Wyatt, Golden Key Shows Tarnish, Critics Say. Washington Post, April 21, 2002.
  4. ^ “Nữ doanh nhân Việt đoạt giải nhà lãnh đạo xuất sắc châu Á”.
  5. ^ “Golden Key International Honour Society website Locate A Chapter”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2013.
  6. ^ a b c d e Andrew Brownstein, "Dishonor Society". The Chronicle of Higher Education. March 22, 2002.
  7. ^ Tom Joyner, The Honour Society. Honi Soit, May 31, 2016.
  8. ^ “Golden Key International Honour Society website Our History”.
  9. ^ Paige Shamsi, Golden Key Honor Society comes under fire for lowering standards. Student Life, April 18, 2002.
  10. ^ “RMIT University Vietnam Golden Key chapter Official Website”.
  11. ^ Golden Key | FAQs

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]