Hiệu suất quang hợp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tảo xanh đang quang hợp trong nước, sinh ra các bong bóng khí oxy

Hiệu suất quang hợp là phần năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học trong quá trình quang hợpthực vậttảo. Quang hợp tạo oxy có thể được mô tả bằng phản ứng hóa học đơn giản

6 H2O + 6 CO2 + năng lượng → C6H12O 6 + 6 O2

trong đó C6H12O6glucose (sau đó được chuyển hóa thành các chất hữu cơ khác như các loại đường khác, tinh bột, cellulose, lignin...).

Cách tính hiệu suất quang hợp phụ thuộc vào cách xác định năng lượng ánh sáng. Nếu chỉ tính năng lượng của phần ánh sáng được hấp thụ thì hiệu suất được gọi là hiệu suất danh nghĩa. Nếu tính năng lượng của toàn bộ dải ánh sáng từ Mặt Trời rọi vào thực vật và tảo, khi đó hiệu suất được gọi là hiệu suất chuyển đổi năng lượng Mặt Trời.

Trong phản ứng quang hợp, ứng với mỗi phân tử CO2 đầu vào, cần khoảng tám đến mười, hoặc nhiều hơn[1], photon để cung cấp đủ năng lượng cho phản ứng xảy ra. Năng lượng tự do Gibbs để chuyển đổi một mol CO2 thành glucose là 114 kcal, trong khi 8 mol photon ở bước sóng 600 nm chứa 381 kcal. Từ đây có thể tính ra hiệu suất danh nghĩa là 30%.[2] Tuy nhiên, quá trình quang hợp có thể xảy ra với ánh sáng có bước sóng tới 720 nm miễn là có ánh sáng ở bước sóng dưới 680 nm để giữ cho Quang hệ II hoạt động trong cơ chế của chất diệp lục. Sử dụng bước sóng dài hơn có nghĩa là cần ít năng lượng ánh sáng hơn cho cùng một số lượng photon và do đó cho cùng một lượng quang hợp. Điều này dẫn đến bước sóng dài hơn cho hiệu suất quang hợp danh nghĩa cao hơn.

Đối với ánh sáng Mặt trời thực tế, chỉ có 45% năng lượng ánh sáng nằm trong dải bước sóng hoạt động quang hợp, hiệu suất chuyển đổi năng lượng Mặt Trời tối đa theo lý thuyết là khoảng 11%. Tuy nhiên, trên thực tế, thực vật không hấp thụ toàn bộ ánh sáng Mặt Trời tới, do phản xạ và truyền qua, do nhu cầu hô hấp sáng và yêu cầu về mức bức xạ mặt trời tối ưu (nhiều ánh sáng quá hoặc ít ánh sáng quá cũng làm hiệu suất giảm). Khi tính phần năng lượng từ Mặt Trời được tích tụ lại ở sinh khối, hiệu suất chuyển đổi năng lượng Mặt Trời chỉ đạt từ 3% tới 6%.[1] Hiệu suất này cao hơn ở các loài tảo, và có thể đạt đến 7%.[3]

Nếu quá trình quang hợp không hiệu quả, năng lượng ánh sáng dư thừa phải được tiêu tán để tránh làm hỏng bộ máy quang hợp. Năng lượng có thể bị tiêu tán dưới dạng nhiệt, ví dụ bằng quá trình dập tắt không quang hóa, hoặc phát ra dưới dạng huỳnh quang diệp lục.

Ngoài quang hợp tạo oxy, một số loài vi khuẩnvi khuẩn cổ còn thực hiện quang hợp không tạo oxy - nhưng vẫn cố định được carbon thành chất hữu cơ - và quang dưỡng võng mạc - một quá trình thu năng lượng ánh sáng để sinh tồn mà không tạo ra carbon hữu cơ.

Xếp hạng theo hiệu suất[sửa | sửa mã nguồn]

Xếp hạng nhóm thực vật, tảo và vi khuẩn theo hiệu suất quang hợp
Nhóm Loài Hiệu suất quang hợp
(chuyển đổi năng lượng Mặt Trời)
Ứng dụng Tốc độ tăng trưởng sinh khối
Quang hợp tạo oxy
Vi khuẩn lam, chiếm 20–30% sản lượng quang hợp toàn cầu[4] Synechocystis, Synechococcus elongatus, tảo xoắn ... tối đa 10% trên lý thuyết[5] Thực phẩm chức năng
Từng được đề xuất làm nhiên liệu sinh học[6][7][8]
Gấp đôi sau 1,5 giờ ở Synechococcus elongatus UTEX 2973[9]
Vi tảo Chlorella, ... 5%-7%[3] Nhiên liệu sinh học, hiệu suất chuyển từ năng lượng Mặt Trời sang năng lượng nhiên liệu khoảng 3%[* 1][10][11] (46 đến 93 nghìn L/ha dầu mỗi năm[* 2][10]) Gấp đôi sau 1,5 đến 2 giờ với Chlorella ohadii[12][13]
Rong biển Tảo mơ, ... Gấp đôi sau 12 giờ ở Ulva meridionalis[* 3][14]
Tảo bẹ, ... Từng được đề xuất cho cô lập carbon, 32,5 triệu km2 diện tích nước mặn hút 53 tỷ tấn CO2 mỗi năm, đủ để làm giảm nồng độ khí nhà kính về mức tiền công nghiệp[* 4][15] Mở rộng gấp đôi diện tích sau 16-20 ngày, và gấp đôi chiều dài sau 20-30 ngày[17], dài đến 60m với tốc độ 50 cm mỗi ngày[18]tảo bẹ khổng lồ
Thực vật C4, chiếm khoảng 3% tổng số các loài thực vật nhưng chiếm 23% tổng sản lượng trồng trọt chính toàn cầu[19] Ngô, mía đường, bo bo, .... tối đa 4,3%[20] Cây lương thực.
Nhiên liệu sinh học, hiệu suất chuyển từ năng lượng Mặt Trời sang năng lượng nhiên liệu khoảng 0,38% với mía đường[21](4,3 nghìn L/ha cồn mỗi năm với ngô[* 5][22])
63,5 - 65,9 tấn/ha sinh khối ngô mỗi năm, 7,86 - 8,29 tấn/ha hạt ngô khô mỗi năm, với giống ngô lai đơn ĐH17-5[23]
Thủy uẩn thảo, Egeria, ... Xử lý nước thải Gấp đôi sau 12 ngày ở thủy uẩn thảo trong điều kiện tốt nhất[24]
Thực vật CAM Dứa, thanh long, nha đam... tối đa 4%[25]; 4,5%-4,9% trên lý thuyết ở Chi Thùa[26] Cây ăn quả 65-70 tấn/ha quả dứa MD2 mỗi năm[27], 250 tấn/ha sinh khối lá dứa tươi mỗi năm[28]
Thực vật C2, chiếm ít hơn 1% số loài thực vật[29] Diplotaxis tenuifolia[30], ... tối đa trong khoảng từ 3,5% đến 4,3%[* 6][30] Thực phẩm
Thực vật C3, chiếm trên 95% số loài thực vật[29] Cỏ biển, đa phần là C3 nhưng một số như Zostera noltii là C4[31], chỉ chiếm 0,1% diện tích đáy biển nhưng chứa 10-18% carbon lưu trữ ở đại dương[32] tối đa 3,5%[20], đa số cây trồng 1% đến 2%[33] Tạo nguồn cá biển và hải sản Đám cỏ mở rộng theo phương ngang với tốc độ 2m mỗi năm ở Cymodocea nodosa[34], cô lập carbon nhanh gấp 35 lần rừng mưa nhiệt đới[32]
Tre, trúc, nứa, ... có đặc tính gần với C2 hơn C3[35] Vật liệu xây dựng, chế tạo đồ dùng, dệt may, nhiên liệu Có thể lớn 91 cm[36] đến 120 cm[37] mỗi ngày ở Phyllostachys bambusoides.[38]
Gạo, lúa mỳ, đậu tương, đại mạch, ... Cây lương thực, hiệu suất chuyển từ năng lượng Mặt Trời sang năng lượng tinh bột trong hạt & củ khoảng 0,25% đến 0,5% 31,6 tấn/ha sinh khối lúa khô mỗi năm ở Úc,[39] 6,28 tấn/ha lúa gạo mỗi năm ở đồng bằng sông Cửu Long[40]
Cọ, dầu mè, ... Dầu ăn, nhiên liệu sinh học, hiệu suất chuyển từ năng lượng Mặt Trời sang năng lượng nhiên liệu khoảng 0,1% đến 0,5%[* 7][10] (2,3 đến 7,5 nghìn L/ha dầu mỗi năm[* 8] .[10]) 10 tấn/ha quả cọ mỗi năm[41], 20-23 tấn/ha buồng cọ mỗi năm[42]
Bèo phấn, bèo tấm, bèo cái, ... cộng sinh với vi khuẩn lam[43] Thức ăn chăn nuôi, lượng protein trên diện tích trồng gấp 20 lần đậu tương[22].
Từng được đề xuất cho cô lập carbon[22], nhiên liệu sinh học (6,4 nghìn L/ha cồn mỗi năm)[22]
Gấp đôi sau 29,3 giờ, ở Wolffia microscopica[44], 3,9 ngày ở bèo cái[24], 265 tấn tươi/ha mỗi năm (10,5 tấn khô/ha mỗi năm)[45], cô lập carbon nhanh gấp 10 lần rừng[46]
Bèo hoa dâu, bèo ong, ... cộng sinh với vi khuẩn lam[47][48] Thức ăn chăn nuôi.[49]
Từng được đề xuất cho cô lập carbon, 25 triệu km2 diện tích nước ngọt hút 53 tỷ tấn CO2 mỗi năm[* 9][50][51]
Gấp đôi sau 1,9 ngày trong điều kiện tốt nhất ở bèo hoa dâu[52], 1,4 ngày trong điều kiện tốt nhất ở bèo ong khổng lồ[24]; 360-540 tấn tươi/ha mỗi năm cho Azolla pinnata[* 10][49] (26-40 tấn khô/ha mỗi năm[* 11][53])
Quang hợp không tạo oxy
Vi khuẩn, chiếm dưới 1% hoạt động quang hợp ven biển[54] Vi khuẩn lục không lưu huỳnh, Vi khuẩn lục lưu huỳnh, Vi khuẩn tím, ... Xử lý nước thải, phụ gia chăn nuôi[55] Gấp đôi sau 26 giờ với Chloroflexi[56], 11 giờ với Rhodospirillum rubrum trong điều kiện tốt nhất[57]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Theo Parsons 2008[10], tảo ở Hawaii có thể sinh ra 5,000-10,000 gallon dầu mỗi mẫu Anh một năm, tức công suất thu nạp thành năng lượng dầu là 26 kW/mẫu Anh hay 7 W/m2. Theo dữ liệu của NREL[11], thông lượng ánh nắng trung bình ở Hawaii là 230 W/m2, suy ra hiệu suất chuyển từ năng lượng Mặt Trời sang năng lượng nhiên liệu khoảng 3%.
  2. ^ Theo Parsons 2008[10], mỗi năm tảo có thể sinh ra 5,000-10,000 gallon dầu mỗi mẫu Anh, tức 46 đến 93 nghìn L dầu mỗi ha. Quy đổi về đơn vị L/ha để dễ so sánh với các nội dung khác trong cùng bảng này.
  3. ^ Theo Tsubaki và đồng nghiệp 2020[14], Ulva meridionalis tăng trưởng 4 lần mỗi ngày, suy ra để tăng gấp đôi cần nửa ngày, tức 12 giờ.
  4. ^ Theo N'Yeurt và đồng nghiệp 2012[15], trồng rong biển phủ 9% diện tích đại dương sẽ hút 53 tỷ tấn CO2 mỗi năm. Tổng diện tích đại dương là 361 triệu km2[16], nên 9% diện tích đại dương là 32,5 triệu km2.
  5. ^ Theo López-Pozo và đồng nghiệp 2023[22], bèo tấm cho 6420 L cồn mỗi ha mỗi năm, nhiều hơn 50% so với ngô, suy ra ngô cho 4,3 nghìn L/ha mỗi năm.
  6. ^ Lundgren 2020[30] ghi C2 physiology underlies most C3–C4 intermediate species, tức cơ chế C2 có ở nhiều loài chuyển tiếp giữa C3 và C4; và hiệu suất quang hợp của C3 và C4 lần lượt tối đa là 3,5% và 4.3%, theo nội dung ở các dòng khác trong bảng.
  7. ^ Theo Parsons 2008[10], tảo có thể sinh ra 5,000-10,000 gallon dầu mỗi mẫu Anh một năm, trong khi đó dầu mè tạo được 250-350 gallon/mẫu Anh một năm và cọ sinh ra 600-800 gallon/mẫu Anh một năm. Điều này dẫn tới trường hợp kém nhất, dầu mè chỉ hiệu quả bằng 250/10000 (0,025 lần) so với tảo; và trong trường hợp tốt nhất, cọ hiệu quả bằng 800/5000 (0,16 lần) so với tảo. Theo nội dung trong bảng, ở mục ứng với vi tảo, tảo cho hiệu suất chuyển từ năng lượng Mặt Trời sang năng lượng nhiên liệu khoảng 3%. Suy ra, dầu mè và cọ cho hiệu suất chuyển từ năng lượng Mặt Trời sang năng lượng nhiên liệu khoảng 0,025⨉3% đến 0,16⨉3%, tức 0,075% đến 0,48%, làm tròn thành 0,1% đến 0,5%.
  8. ^ Theo Parsons 2008[10], cọ sinh ra 600-800 gallon dầu mỗi mẫu Anh một năm, còn dầu mè tạo được 250-350 gallon/mẫu Anh một năm. Như vậy lượng dầu một năm từ 250-800 gallon/mẫu Anh tùy cây, tức 2,3 đến 7,5 nghìn L dầu mỗi ha mỗi năm. Quy đổi về đơn vị L/ha để dễ so sánh với các nội dung khác trong cùng bảng này.
  9. ^ Theo Hamdan & Houri 2022[50], 1 hecta hút 21,266 tấn CO2 mỗi năm, suy ra để hút 53 tấn mỗi năm cần 25 triệu km2. Con số 53 tấn/năm được chọn vì nó được N'Yeurt và đồng nghiệp 2012[15] đánh giá là đủ để làm giảm nồng độ khí nhà kính về mức tiền công nghiệp.
  10. ^ Nguyễn Thanh Dương 2021[49] báo cáo sản lượng bèo tươi 120-180 tấn/ha cho mỗi vụ 4 tháng; suy ra nếu tận dụng tối đa 3 vụ / năm thì được 360-540 tấn tươi/ha mỗi năm.
  11. ^ Hasan & Chakrabarti 2009[53] ghi nhận báo cáo từ Ấn Độ về sản lượng Azolla pinnata 37,8 tấn/ha bèo tươi, ứng với 2,78 tấn/ha bèo khô, tuy nhiên không ghi rõ sản lượng theo vụ hay theo năm. Báo cáo này cho thấy tỷ lệ bèo khô/bèo tươi là 2,78/37,8 = 0,0735. Còn Nguyễn Thanh Dương 2021[49] báo cáo sản lượng bèo tươi 120-180 tấn/ha cho mỗi vụ 4 tháng; suy ra nếu tận dụng tối đa 3 vụ / năm thì được 360-540 tấn tươi/ha mỗi năm. Nhân theo tỷ lệ 0,0735 nêu trên thu được 26-40 tấn khô/ha mỗi năm.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Renewable biological systems for unsustainable energy production. FAO Agricultural Services Bulletins (1997).
  2. ^ Stryer, Lubert (1981). Biochemistry (ấn bản 2). W. H. Freeman. tr. 448. ISBN 978-0-7167-1226-8.
  3. ^ a b Haim Treves. “The metabolic features of the fastest growing photosynthetic cell”. Human Frontier Science Program. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2024.
  4. ^ Pisciotta JM, Zou Y, Baskakov IV (2010). “Light-Dependent Electrogenic Activity of Cyanobacteria”. PLOS ONE. 5 (5): e10821. doi:10.1371/journal.pone.0010821. PMC 2876029. PMID 20520829.
  5. ^ Jinyu Cui và đồng nghiệp (12 tháng 4 năm 2024). “Multiple routes toward engineering efficient cyanobacterial photosynthetic biomanufacturing technologies”. Green Carbon. 1 (2): 210–226. doi:10.1016/j.greenca.2023.11.004. ISSN 2950-1555.Quản lý CS1: dấu chấm câu dư (liên kết)
  6. ^ Pisciotta JM, Zou Y, Baskakov IV (tháng 5 năm 2010). Yang CH (biên tập). “Light-dependent electrogenic activity of cyanobacteria”. PLOS ONE. 5 (5): e10821. Bibcode:2010PLoSO...510821P. doi:10.1371/journal.pone.0010821. PMC 2876029. PMID 20520829.
  7. ^ "Blue green bacteria may help generate 'green' electricity", The Hindu, 21 June 2010
  8. ^ “Joule wins key patent for GMO cyanobacteria that create fuels from sunlight, CO2 and water : Biofuels Digest” (bằng tiếng Anh). 14 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2022.
  9. ^ Tomáš Zavřel và đồng nghiệp (2019). “Quantitative insights into the cyanobacterial cell economy”. eLife. 8: e42508. doi:10.7554/eLife.42508.
  10. ^ a b c d e f g h Rob Parsons (11 tháng 9 năm 2008). “Slime for change”. MauiTime.
  11. ^ a b PVWATTS: Hawaii Lưu trữ 2015-04-20 tại Wayback Machine. Rredc.nrel.gov. Retrieved on 2011-11-03.
  12. ^ Haim Treves và đồng nghiệp (2017). “Metabolic Flexibility Underpins Growth Capabilities of the Fastest Growing Alga”. Current Biology. 27 (16): 2559-2567.e3. doi:10.1016/j.cub.2017.07.014. ISSN 0960-9822.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  13. ^ Tegan (31 tháng 8 năm 2020). “Twice As Bright as Sunlight”.
  14. ^ a b Tsubaki và đồng nghiệp (2020). “Probing rapid carbon fixation in fast-growing seaweed Ulva meridionalis using stable isotope 13C-labelling”. Sci Rep. 10: 20399. doi:10.1038/s41598-020-77237-1.
  15. ^ a b c N'Yeurt, Antoine de Ramon; Chynoweth, David P.; Capron, Mark E.; Stewart, Jim R.; Hasan, Mohammed A. (1 tháng 11 năm 2012). “Negative carbon via Ocean Afforestation”. Process Safety and Environmental Protection. Special Issue: Negative emissions technology (bằng tiếng Anh). 90 (6): 467–474. doi:10.1016/j.psep.2012.10.008. ISSN 0957-5820.
  16. ^ Webb, Paul. “1.1 Overview of the Oceans”. Roger Williams University Open Publishing – Driving learning and savings, simultaneously. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2023.
  17. ^ Neushul, M., và F. T. Haxo (1963). “Studies on the Giant Kelp, Macrocystis. I. Growth of Young Plants”. American Journal of Botany. 50 (4): 349–353. doi:10.2307/2440151. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2024.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  18. ^ Schiel, David R. (tháng 5 năm 2015). The biology and ecology of giant kelp forests. Foster, Michael S. Oakland, California. ISBN 978-0-520-96109-8. OCLC 906925033.
  19. ^ “C4 photosynthesis”. Current Biology.
  20. ^ a b Blankenship, Robert E.; Tiede, David M.; Barber, James; Brudvig, Gary W.; Fleming, Graham; Ghirardi, Maria; Gunner, M. R.; Junge, Wolfgang; Kramer, David M. (13 tháng 5 năm 2011). “Comparing Photosynthetic and Photovoltaic Efficiencies and Recognizing the Potential for Improvement”. Science (bằng tiếng Anh). 332 (6031): 805–809. doi:10.1126/science.1200165. ISSN 0036-8075. PMID 21566184. S2CID 22798697.
  21. ^ Hassan AB, Kutigi GI và Tanko OO (2018). “Production of BioEthanol and Bio-Based Materials From Sugar Cane Bagasse”. Zaria Journal of Educational Studies. (ZAJES). 19.
  22. ^ a b c d e López-Pozo, Marina; Adams III, William; Demmig-Adams, Barbara (2023). “Lemnaceae as Novel Crop Candidates for CO2 Sequestration and Additional Applications”. Plants (bằng tiếng Anh). 12 (17): 3090. doi:10.3390/plants12173090. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2024.
  23. ^ “Hai giống ngô lai mới năng suất, chất lượng cao của Viện Nghiên cứu ngô”. 3 tháng 4 năm 2023.
  24. ^ a b c Camargo, Antonio Fernando & Pistori, R & Camargo, A & Henry-Silva, Gustavo (2004). “Relative growth rate and doubling time of the submerged aquatic macrophyte Egeria densa Planch”. Acta Limnologica Brasiliensia. 16: 77–84.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  25. ^ Nobel, Park S. (tháng 10 năm 1991). “Achievable productivities of certain CAM plants: basis for high values compared with C3 and C4 plants”. New Phytol. 119 (2): 183–205. doi:10.1111/j.1469-8137.1991.tb01022.x. PMID 33874131.
  26. ^ Wang, Y., Smith, J.A.C., Zhu, X.-G. và Long, S.P. (2023). “Rethinking the potential productivity of crassulacean acid metabolism by integrating metabolic dynamics with shoot architecture, using the example of Agave tequilana”. New Phytol. 239: 2180–2196. doi:10.1111/nph.19128.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  27. ^ Phùng Dũng (13 tháng 5 năm 2022). “Triển vọng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ dứa MD2”. Báo Nhân Dân.
  28. ^ Ana Chen, Ysabel J. Guan, Mauricio Bustamante, Lidieth Uribe, Lorena Uribe-Lorío, Mariana Murillo Roos, Yan Liu (2020). “Production of renewable fuel and value-added bioproducts using pineapple leaves in Costa Rica”. Biomass and Bioenergy. 141. doi:10.1016/j.biombioe.2020.105675. ISSN 0961-9534.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  29. ^ a b Catherine A. Walsh, Andrea Bräutigam, Michael R. Roberts, Marjorie R. Lundgren (2023). “Evolutionary implications of C2 photosynthesis: how complex biochemical trade-offs may limit C4 evolution”. Journal of Experimental Botany. 74 (3): 707–722. doi:10.1093/jxb/erac465.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  30. ^ a b c Lundgren, M.R. (2020). “C2 photosynthesis: a promising route towards crop improvement?”. New Phytol. 228: 1734–1740. doi:10.1111/nph.16494.
  31. ^ Repolho, T., Duarte, B., Dionísio, G. và đồng nghiệp (2017). “Seagrass ecophysiological performance under ocean warming and acidification”. Sci Rep. 7. doi:10.1038/srep41443.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  32. ^ a b “Planting hope: seagrass”. wwf.org.uk. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2024.
  33. ^ Govindjee, What is photosynthesis?
  34. ^ Núria Marbà, Carlos M. Duarte, Ana Alexandra, Susana Cabaço (tháng 9 năm 2004). “Chapter 3: How do seagrasses grow and spread?”. Trong Borum J, Duarte CM, Krause-Jensen D, Greve TM (biên tập). European seagrasses: an introduction to monitoring and management (PDF). www.seagrasses.org. The M&M project. tr. 11–18.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  35. ^ Peixoto, M.M., Sage, T.L., Busch, F.A., Pacheco, H.D.N., Moraes, M.G., Portes, T.A., Almeida, R.A., Graciano-Ribeiro, D., Sage, R.F. (2021). “Elevated efficiency of C3 photosynthesis in bamboo grasses: A possible consequence of enhanced refixation of photorespired CO2”. GCB Bioenergy. 13: 941–954. doi:10.1111/gcbb.12819.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  36. ^ “Fastest growing plant”. Guinness World Records. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2014.
  37. ^ Austin, Robert; Ueda, Koishiro (1970). Bamboo. New York: Walker/Weatherhill. tr. 193.
  38. ^ Farrelly, David (1984). The Book of Bamboo. Sierra Club Books. ISBN 978-0-87156-825-0.
  39. ^ Đỗ Năng Vịnh và đồng nghiệp (2020). “Nghiên cứu năng suất hạt và tiềm năng sinh khối cây lúa và một số định hướng ứng dụng” (PDF). Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 18 (8): 570–479.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  40. ^ Ánh Tuyết (28 tháng 12 năm 2023). “Gạo Việt Nam trước cơ hội làm chủ thị trường”. Báo Nhân Dân.
  41. ^ Minh Thư (21 tháng 10 năm 2009). “Tìm lại cây cọ dầu”. Báo Nhân Dân.
  42. ^ “How many hectares palm fruit plantation does it take to make one ton of palm oil?”. 20 tháng 10 năm 2023.
  43. ^ Tran, Phuoc Duong; Tiedje, James M. (1985). “Nitrogen fixation by naturally occurring duckweed–cyanobacterial associations”. Canadian Journal of Microbiology. 31 (4): 327–330. doi:10.1139/m85-062.
  44. ^ Sree, K. Sowjanya; Sudakaran, Sailendharan; Appenroth, Klaus-J. (11 tháng 9 năm 2015). “How fast can angiosperms grow? Species and clonal diversity of growth rates in the genus Wolffia (Lemnaceae)”. Acta Physiologiae Plantarum (bằng tiếng Anh). 37 (10): 204. doi:10.1007/s11738-015-1951-3. ISSN 1861-1664. S2CID 255376153.
  45. ^ Romano LE, Aronne G (13 tháng 9 năm 2021). “The World Smallest Plants (Wolffia Sp.) as Potential Species for Bioregenerative Life Support Systems in Space”. Plants (Basel). 10 (9): 1896. doi:10.3390/plants10091896. PMC 8470744. PMID 34579428.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: định dạng PMC (liên kết)
  46. ^ Corey S. Powell (5 tháng 2 năm 2021). “How to bury carbon? Let plants do the dirty work”. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2024.
  47. ^ A. L. Pereira (30 tháng 5 năm 2018). “The Unique Symbiotic System between a Fern and a Cyanobacterium, Azolla-Anabaena azollae: Their Potential as Biofertilizer, Feed, and Remediation”. Trong Everlon Cid Rigobelo (biên tập). Symbiosis. InTech. doi:10.5772/intechopen.70466.
  48. ^ Pimenta, L.L., Lima, G.P., Biondi, M. và đồng nghiệp (2022). “Epiphytic cyanobacterial strains in the roots of Salvinia auriculata and the effect of light and nutrients on the production of heterocyst, akinete and hormogonia”. Aquat Ecol. 56: 543–553. doi:10.1007/s10452-021-09922-w.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  49. ^ a b c d Nguyễn Thanh Dương (10 tháng 4 năm 2021). “Sử dụng bèo dâu làm thức ăn nuôi động vật”. nhachannuoi.vn. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2024.
  50. ^ a b Hamdan, Hamdan; Houri, Ahmad (2022). “CO2 sequestration by propagation of the fast-growing Azolla spp”. Environ Sci Pollut Res Int. 29 (12): 16912–16924. doi:10.1007/s11356-021-16986-6.
  51. ^ Wang, Brian. “Fix Hothouse Earth Just Like Last Time | NextBigFuture.com” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2021.
  52. ^ Iwao Watanabe, Nilda S.Berja (1983). “The growth of four species of Azolla as affected by temperature”. Aquatic Botany. 15 (2): 175–185. doi:10.1016/0304-3770(83)90027-X.
  53. ^ a b Hasan, M. R.; Chakrabarti, R. (2009). “Use of algae and aquatic macrophytes as feed in small-scale aquaculture: A review” (PDF). fao.org. FAO Fisheries and Aquaculture technical paper. Rome, Ý: FAO. tr. 531. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2014.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  54. ^ Ralf Goericke (2002). “Bacteriochlorophyll a in the ocean: Is anoxygenic bacterial photosynthesis important?” (PDF). Limnol. Oceanogr. 47 (1): 290–295.
  55. ^ Drishya M. George, Annette S. Vincent, Hamish R. Mackey (2020). “An overview of anoxygenic phototrophic bacteria and their applications in environmental biotechnology for sustainable Resource recovery”. Biotechnology Reports. 28. doi:10.1016/j.btre.2020.e00563. ISSN 2215-017X.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  56. ^ “Generation time - Bacteria Chloroflexus aurantiacus”. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2024.
  57. ^ “Growth phenotypes and doubling times of strains - Bacteria Rhodospirillum spp”. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2024.