Hoàng Diệu, Gia Lộc

Hoàng Diệu
Xã Hoàng Diệu
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHải Dương
HuyệnGia Lộc
Địa lý
Tọa độ: 20°50′53″B 106°19′54″Đ / 20,84806°B 106,33167°Đ / 20.84806; 106.33167
Hoàng Diệu trên bản đồ Việt Nam
Hoàng Diệu
Hoàng Diệu
Vị trí xã Hoàng Diệu trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,55 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng6865 người[1]
Mật độ909 người/km²
Khác
Mã hành chính11047[2]

Hoàng Diệu là một thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Hoàng Diệu nằm ở phía đông huyện Gia Lộc. Sông Cầu Bính là con sông đào nhỏ tiêu nước nối với sông Tứ Kỳ và sông Đình Hào.

Xã có vị trí địa lý:

Xã Hoàng Diệu có diện tích 7,55 km², dân số năm 1999 là 6865 người,[1] mật độ dân số đạt 909 người/km².

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Hoàng Diệu bao gồm 8 thôn: Phong Lâm, Văn Lâm, Trúc Lâm, Nghĩa Hy, Long Tràng, Đại Tỉnh, Thụy Lương và Lai Cầu.

Các cụm dân cư thôn Phong Lâm, Văn Lâm và Trúc Lâm liền nhau nên còn gọi là Tam Lâm. Ba thôn Long Tràng, Đại Tỉnh và Thụy Lương cũng dính liền vào nhau. Hai thôn còn lại là Nghĩa Hy và Lai Cầu nằm tách biệt riêng lẻ.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Các tuyến, hệ thống giao thông quan trọng đi qua xã Hoàng Diệu:

  • Quốc lộ 37: đi Cống Câu, thành phố Hải Dương, Tứ Kỳ, Ninh Giang...
  • Đường liên xã Hoàng Diệu - Đoàn Thượng nối với quốc lộ 38.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích miếu Lai Cầu ở thôn Lai Cầu thờ bà Nguyễn Thị Dực. Bà đã giả làm con trai giúp vua đánh giặc Tống. Khi bà mất được dân làng tôn thờ và phong làm thành hoàng. Miếu Lai Cầu đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia 2004.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Diệu là một xã nông nghiệp kết hợp với tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Về nông nghiệp ở khắp các thôn trong xã đều trồng trọt và chăn nuôi lợn, gia cầm. Về tiểu thủ công nghiệp phát triển ở các thôn phía tây gần quốc lộ 37 như 3 thôn Tam Lâm và thôn Nghĩa Hy với nghề đóng giày da, giả da thu hút được đông đảo các hộ tham gia nâng cao thu nhập ổn định kinh tế.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]