Hoằng Giang
Hoằng Giang
|
|
---|---|
Xã | |
Xã Hoằng Giang | |
Hành chính | |
Quốc gia | Việt Nam |
Vùng | Bắc Trung Bộ |
Tỉnh | Thanh Hóa |
Huyện | Hoằng Hóa |
Địa lý | |
Diện tích | 3,79 km²[1] |
Dân số (1999) | |
Tổng cộng | 4.572 người[1] |
Mật độ | 1.206 |
Khác | |
Mã hành chính | 15871[2] |
Hoằng Giang là một xã thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Thông tin địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Hoằng Giang nằm ở phía tây của huyện Hoằng Hoá, thuộc tả ngạn sông Mã. Xã Hoằng Giang có diện tích: 379 ha; dân số (theo Tổng điều tra dân số năm 1999): 4.572 người; mật độ dân số: 1.206 người/km².
Diện tích tự nhiên 359,1ha [cần dẫn nguồn]; trong đó diện tích đất nông nghiệp là 203,32ha; diện tích chuyên dùng 38,08ha; diện tích khác 77,7ha [cần dẫn nguồn].
- Phía đông và đông nam giáp xã Hoằng Hợp (làng Vĩnh);
- Phía nam giáp phường Thiệu Dương (thành phố Thanh Hóa) qua sông Mã;
- Phía tây nam giáp phường Thiệu Khánh (thành phố Thanh Hóa) qua sông Mã;
- Phía tây và tây bắc giáp xã Thiệu Thịnh (huyện Thiệu Hóa) qua sông Mã;
- Phía bắc và đông bắc giáp xã Hoằng Phượng (làng Gia).
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Hoằng Giang trước Cách mạng Tháng Tám là xã Trinh Sơn thuộc tổng Lỗ Hương, huyện Hoằng Hóa [3].
Từ năm 1953 có tên gọi là xã Hoằng Giang, gồm các làng: làng Triêng (Trinh Sơn)và làng Đầu (Hợp Đồng)[3].
Làng Triêng (Kẻ Triêng) ngày xưa gồm các xóm: Trinh Xuyên, Trinh Đông, Trinh Tây, Trinh Nam, Trinh Lộc, xóm Đình, xóm Đường Bòng, xóm Chợ... Đầu thời Nguyễn là xã Trinh Sơn. Ngày nay được chia thành 4 thôn từ thôn 3 đến thôn 6.
Làng Đầu ngày xưa gồm các xóm: Hợp Tiến, Hợp Thành, Hợp Minh, Hợp Đức, Hợp Nghĩa. Đầu thời Nguyễn là xã Đồng Xá. Ngày nay được chia thành hai thôn: thôn 1 và thôn 2.
Điều kiện tự nhiên
[sửa | sửa mã nguồn]Địa hình toàn xã uốn quanh theo dòng sông Mã, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dọc theo hướng tây và hướng nam của xã là đoạn hạ nguồn sông Mã. Có đò Chiêng (bờ Bắc) nối đò Giàng (bờ Nam). Ngã Ba Đầu là nơi giao nhau của sông Chu và sông Mã.
Núi Chiêng thuộc địa phận làng Chiêng. Đây là một tuyến đê thiên nhiên hữu hiệu để nhân dân toàn xã sơ tán mỗi khi nước lớn có nguy cơ vỡ đê.
Văn hoá
[sửa | sửa mã nguồn]Văn hoá vật thể
[sửa | sửa mã nguồn]- Nhà ở: Gồm có nhà tre, nhà luồng, nhà gỗ. Ngày nay thì hầu hết là nhà xây, nhà cổ còn lại rất ít.
- Đền, đình, chùa, văn chỉ: Xã có hai làng, nên mỗi làng có một đình riêng.
- Trinh Sơn (làng Chiêng) xưa có đền thờ Cao Sơn Đại Vương (Cao Hiển), đền Đức Thánh Hai, Bản Thổ Thành Hoàng, Cửu Thiên Huyền Nữ và Liễu Hạnh. Có chùa Đậu, chùa Bình Vôi, chùa Già. Sau năm 1945 làng Chiêng còn giữ được đôi kiệu Long Đình rất đẹp, thập niên 70 đôi kiệu này không còn nữa.
- Hợp Đồng (làng Đầu) xưa có nghè Cao Thông (Tiền Lê quốc tế), nghè Thủy Thần, phủ Đức Thánh Mẫu.
- Chợ: Chợ Chiêng là nơi giao thương hàng hoá tợ sản tự tiêu của nhân dân trong xã và các xã lân cận.
Văn hoá phi vật thể
[sửa | sửa mã nguồn]- Tín ngưỡng: thờ phụng tổ tiên; tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng.
- Ma chay, cưới hỏi: Đậm tính phong tục của từng làng.
- Lễ hội: Thời phong kiến duy trì lễ chạ, về sau lễ này không còn.
- Văn nghệ:
- Trước năm 1945 chủ yếu là ca dao, hò vè mà hò sông Mã là điệu hò truyền thống.
- Sau 1945 cả xã có một đội văn nghệ chuyên diễn các tích chèo cổ, có khi hát tuồng, hát cải lương.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ a b Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập I. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2000. tr. 87.