Bước tới nội dung

Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Linh Hoa Tuệ Đàn ngay tại trung tâm của Hoa Viên Nghĩa Trang Bình Dương

Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương là hoa viên nghĩa trang đầu tiên ở Việt Nam, do công ty cổ phần đầu tư xây dựng Chánh Phú Hòa (Cphaco) xây dựng và quản lý từ năm 2006. Hoa viên có diện tích 200 hecta, toạ lạc tại phường Chánh Phú Hoà, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, cách Thành phố Hồ Chí Minh 50Km.

Đóng góp xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Công ty Cphaco (chủ đầu tư xây dựng và quản lý  Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương) thường xuyên tổ chức và tài trợ các hoạt động gặp mặt, tri ân của cựu quân nhân, cựu chiến binh, các gia đình cơ sở cách mạng tại hoa viên [1]

Ngoài ra, công ty Cphaco còn tặng đất huyệt mộ và chăm sóc trọn đời mộ phần cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng sinh sống tại tỉnh Bình Dương (185 phần mộ, mỗi phần mộ trị giá 150 triệu, tương đương 22,5 tỷ đồng); ủng hộ xây dựng tượng đài Bông Trang – Nhà Đỏ (gần 11 tỷ đồng), tặng mộ phần cho những người có công trong các lĩnh vực:[2]

Ngoài ra, Hoa viên nghĩa trang Bình Dương còn có những hỗ trợ thiết thực cho người dân nghèo vùng sâu vùng xa, các nghệ sỹ nghèo neo đơn ở TpHCM và ủng hộ đời sống cho người dân vùng lũ lụt, trẻ em nghèo mắc bệnh…

Các cán bộ Đảng viên có nhiều đóng góp cho tỉnh Bình Dương cũng có những ưu đãi riêng khi được chôn cất tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương …

Hoạt động tâm linh

[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh rất nhiều hoạt động tri ân và đóng góp cho cộng đồng, Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương còn là nơi đầu tư và tổ chức các hoạt động tâm linh lớn được diễn ra hàng năm: Vu Lan[3], Đại lễ cầu siêu nhân tiết Thanh Minh, Tảo mộ.

Danh sách người nổi tiếng an nghỉ tại nghĩa trang

[sửa | sửa mã nguồn]
Mộ phần thi sĩ Hải Như được xây dựng tại Hoa Viên Nghĩa Trang Bình Dương

Sơn Nam (1926 – 2008), nhà văn Việt Nam

NSND Viễn Châu (1924 – 2016), soạn giả cải lương nổi tiếng Việt Nam, cha đẻ của Tân cổ giao duyên, được mệnh danh là "vua vọng cổ", danh cầm nổi tiếng với nghệ danh Bảy Bá

Hà Huy Hà - Kiên Giang (1929 – 2014), nhà thơ, ký giả, soạn giả cải lương Việt Nam

Nhị kiều (1921 – 2010), soạn giả cải lương Việt Nam

NSND Tám Vân (1924 – 2009), nghệ sĩ cải lương Việt Nam, em ruột NSND Ba Vân, chồng của soạn giả Cải lương Nhị Kiều

• Lê Dân (1928-2016), đạo diễn Việt Nam

Phạm Duy (1921 – 2013), nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam

• Hồ Kiểng (1926 – 2013) Nghệ sĩ Ưu tú điện ảnh Việt Nam

• Bạch Huệ (1933 – 2013), Nghệ sĩ Dân gian Việt Nam

Thanh Sang (1943 – 2017), Nghệ sĩ Ưu tú cải lương Việt Nam

Giang Châu (1952 – 2019), Nghệ sĩ Nhân dân cải lương Việt Nam

Nam Hùng (1937 – 2020), Nghệ sĩ Ưu tú cải lương Việt Nam

Thanh Kim Huệ (1954 – 2021), Nghệ sĩ Ưu tú cải lương Việt Nam

Thanh Tú (1939 – 2022), nghệ sĩ cải lương Việt Nam

Vũ Linh (1958 – 2023), Nghệ sĩ Ưu tú cải lương Việt Nam.

Trần Văn Khê (1921 – 2015), nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền Việt Nam

Huỳnh Phúc Điền (1970 – 2009), đạo diễn sân khấu ca nhạc Việt Nam

• Thanh Sơn (1940 – 2012), nhạc sĩ Việt Nam

Lê Mộng Hoàng (1929-2017), đạo diễn Việt Nam

• Ca sĩ Duy Quang (1950 – 2012), con trai nhạc sĩ Phạm Duy

• Ca sĩ Thái Hằng (1927 – 1999), vợ nhạc sĩ Phạm Duy

Nguyễn Văn Thương (1938 – 2018), anh hùng LLVTND, thiếu tá tình báo, Người bị CIA 6 lần cưa chân

Hải Như (1923 – 2017), thi sĩ Việt Nam

• Nhạc Sĩ Hoàng Trang (1938 – 2011), Nhạc sĩ nhạc vàng

• Ca sĩ Trí Hải (1986 – 2009), Ca sĩ trẻ việt nam và mc của chương trình Thế Giới Vui Nhộn

Hề Sa (1941 – 2020), nghệ sĩ cải lương nổi tiếng Việt Nam

Vũ Đức Sao Biển (1948 – 2020) là một nhạc sĩ, nhà văn, nhà báo và nhà giáo nổi tiếng người Việt Nam.

Vinh Sử (1944 – 2022), nhạc sĩ nhạc vàng

Nguyễn Văn Tý (1925 – 2019), nhạc sĩ Việt Nam

Nguyễn Hậu (1954 – 2018), diễn viên nổi tiếng người Việt Nam

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Hoa Viên Nghĩa Trang Bình Dương và trách nhiệm xã hội. Báo Tuổi Trẻ. Ngày 29 tháng 11 năm 2017”.
  2. ^ “Giới thiệu Hoa viên nghĩa trang Bình Dương”.
  3. ^ “Gần 2.000 người dự đại lễ Vu lan báo hiếu. Báo Thanh Niên. Ngày 27 tháng 08 năm 2017”.

[1][2][3][4][5]

  1. ^ “Hoa viên nghĩa trang Bình Dương tổ chức đại lễ cầu siêu, cầu an. Ngày 28 Tháng 03 Năm 2018”.
  2. ^ “Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương - chốn trở về bình yên. Ngày 07 Tháng 12 Năm 2017”.
  3. ^ “Khám phá Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương”.
  4. ^ “Hơn 7.000 người tham dự Tết Thanh Minh tại Hoa viên nghĩa trang Bình Dương. Ngày 09 Tháng 4 Năm 2018”.
  5. ^ “Tri ân nghề tình báo qua buổi họp mặt 400 cựu chiến binh. Ngày 25 Tháng 10 Năm 2017”.