Hofuf

Hofuf
Thành Sahoud tại Hofuf
Thành Sahoud tại Hofuf
Hofuf trên bản đồ Ả Rập Xê Út
Hofuf
Hofuf
Quốc gia Ả Rập Xê Út
VùngHofuf
Độ cao154 m (505 ft)
Mã bưu chính(5 chữ số)
Trang web[1][liên kết hỏng]

Al-Hofuf (còn gọi là Hofuf , Hofof' hay Hufuf, còn gọi là Al-HasaAl-Ahsa[1]) (tiếng Ả Rập: الهفوفal-Hufūf) là một trung tâm đô thị lớn trên ốc đảo Al-Ahsa thuộc vùng Đông của Ả Rập Xê Út.

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố có 150.000 cư dân trong địa giới hành chính, nằm trong một khu vực ốc đảo gồm nhiều đô thị và làng mạc với khoảng 600.000 người. Thành phố nằm tại nội lục, về phía tây nam của Abqaiq và vùng đô thị DhahranDammamAl-Khobar trên tuyến đường về phía nam đến Haradh. Đây là thành phố gần nhất với mỏ dầu Ghawar, một trong các mỏ dầu thông thường (trên đất liền) lớn nhất thế giới.

Hofuf là một trong các trung tâm văn hoá lớn tại Ả Rập Xê Út, nhiều gia đình nổi tiếng từng sống tại đây. Thành phố có các khoa nông nghiệp, thú y, tài nguyên động vật của Đại học Quốc vương Faisal (các bộ phận khác nằm tại Dammam). Cơ sở tại Hofuf còn có các ngành để nữ giới học y khoa, nha khoa và kinh tế gia đình.

Theo truyền thuyết thì đây là nơi án táng của Layla và chàng điên, một cặp đôi bất hạnh trong câu chuyện tình nổi tiếng nhất thế giới Ả RậpHồi giáo. Nữ vương Sheba được thuật lại là từng đến thành phố từ vương quốc của bà tại Yemen.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Về mặt lịch sử, Hofuf sản xuất hàng dệt từ lông, tơ và bông. Đô thị còn nổi tiếng nhờ quả chà là, người Ả Rập cho rằng loại chà là khalasi trồng tại Hofuf, cùng loại fardh trồng tại Oman nằm trong số các loại chà là tốt nhất.[2] Cho đến năm 1920, thành phố được biết đến nhờ làm bình pha cà phê bằng bạc và đồng thau.[3]

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố có hai sân bay, song nhu cầu hàng không chủ yếu được đáp ứng tại Sân bay quốc tế King Fahd cách đó 130 km thuộc Dammam. Trong hai sân bay địa phương, một sân bay bị bỏ hoang, còn Sân bay quốc tế Al-Ahsa được sử dụng cho các chuyến bay nội địa và quốc tế với mức độ hạn chế đến DohaDubai. Thành phố có một ga đường sắt nối đến thủ đô Riyadh tại phía tây và Dammam về phía bắc.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Hofuf có khí hậu hoang mạc (phân loại khí hậu Köppen BWh), với mùa hè kéo dài và rất nóng còn mùa đông êm dịu song ngắn ngủi.

Dữ liệu khí hậu của Al Ahsa (1985–2010)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 32.7 37.8 41.2 45.0 49.0 50.6 50.8 50.0 48.0 45.6 45.8 32.5 50,8
Trung bình cao °C (°F) 21.2 24.2 28.9 35.1 41.5 44.4 45.7 45.4 42.3 37.6 29.9 23.4 35,0
Trung bình ngày, °C (°F) 14.7 17.2 21.5 27.2 33.3 36.3 37.8 37.2 33.8 29.2 22.4 16.6 27,3
Trung bình thấp, °C (°F) 8.5 10.6 14.3 19.6 24.9 27.6 29.4 28.9 25.3 21.1 15.6 10.5 19,7
Thấp kỉ lục, °C (°F) −2.3 1.0 0.7 7.3 17.0 18.3 19.8 19.7 17.3 13.0 5.8 0.8 −2,3
Lượng mưa, mm (inch) 15.0
(0.591)
11.6
(0.457)
16.2
(0.638)
10.7
(0.421)
2.1
(0.083)
0.0
(0)
0.0
(0)
0.9
(0.035)
0.0
(0)
0.6
(0.024)
5.1
(0.201)
21.1
(0.831)
83,3
(3,28)
Độ ẩm 55 49 44 38 27 22 23 30 33 39 47 56 39
Nguồn #1: Trung tâm Khí hậu Khu vực Jeddah[4]
Nguồn #2: Ogimet[5]

Người nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Al-Hofuf Travel Information and Travel Guide – Saudi Arabia”. Lonely Planet. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2012. Truy cập tháng 6 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ Western Arabia and the Red Sea, Naval Intelligence Division, London 2005, p. 488 ISBN 0-7103-1034-X
  3. ^ Prothero, G.W. (1920). Arabia. London: H.M. Stationery Office. tr. 99.
  4. ^ “Climate Data for Saudi Arabia”. Jeddah Regional Climate Center. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2015.
  5. ^ “Decoded synop reports”. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2016.
  6. ^ Publications, Publitec (22 tháng 12 năm 2011). Who's Who in the Arab World 2007-2008 (bằng tiếng Anh). Walter de Gruyter. ISBN 9783110930047.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]