Huy Cường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Vi Cường
Diễn viên Huy Cường năm 2020
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Vi Cường
Ngày sinh
6 tháng 3, 1977 (47 tuổi)
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên
Đào tạoĐại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròDiễn viên
Năm hoạt động2003 - nay
Vai diễnBè trong Những đứa con của làng
Sự nghiệp sân khấu
Vai tròDiễn viên
Năm hoạt động1998 - 2011
Quản lý123 Hai Bà Trưng
Sân khấu kịch Idecaf
Vai diễnTrương Tấn Bửu trong Tả quân Lê Văn Duyệt
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19 (2015)
Nam diễn viên phụ - Phim truyện điện ảnh
Giải Cánh diều 2014 (2015)
Nam diễn viên phụ - Phim truyện điện ảnh

Huy Cường tên đầy đủ là Nguyễn Vi Cường[1] (sinh năm 1977) là nam diễn viên kịch nói, điện ảnhtruyền hình Việt Nam, anh được biết đến với sở trường diễn xuất các vai phản diện. Nhưng anh lại giành được Giải Cánh diềuGiải Bông sen cho nam diễn viên phụ xuất sắc hạng mục phim truyện điện ảnh cho nhân vật Bè - vai chính diện đầu tiên của anh - trong phim Những đứa con của làng.[2][3][4]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ba mẹ Huy Cường quen biết mẹ nghệ sĩ Hữu Châu nên nhờ nam nghệ sĩ giới thiệu cho Huy Cường vào học trường trường Nghệ thuật Sân khấu II (hiện nay là Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh). Ban đầu, anh được vào lớp chính quy do nghệ sĩ Minh Nhí phụ trách, nhưng không được nhà trường đồng ý vì khóa này đang chuẩn bị thi học kỳ 1. Huy Cường xin theo học hệ C, cùng lớp với Long đẹp trai, Thái Hòa và khoảng một năm sau, anh xin thi chuyển qua hệ A (chính quy) do nghệ sĩ Công Ninh phụ trách.[5][6]

Sân khấu Kịch[sửa | sửa mã nguồn]

Để có thêm kinh nghiệm, Huy Cường vừa học vừa phụ việc, anh được diễn viên Phước Sang nhận vào làm tại sân khấu hài 135 Hai Bà Trưng.[5][6] Anh được nghệ sĩ Hữu Lộc cho đóng đúp vai của nghệ sĩ Hữu Tâm trong nhóm Tam tấu trẻ, Huy Cường dần được biết đến.[2][3][5] Năm 1998, anh tốt nghiệp.[3][7] Sau đó anh tham gia diễn hài trong các nhóm: Hà Linh, Ngọc Trinh - Lê Giang, Mai Sơn, Mai Dũng. Nhắc tuồng ở sân khấu Idecaf một thời gian.

Năm 2006,[5] Huy Cường được Nhà hát Kịch TP. Hồ Chí Minh mời về tham gia các chương trình diễn kịch phục vụ các trang doanh trại quân đội, đồng bào vùng sâu vùng xa, tham gia dự án Tiếng nói trẻ thơ đi khắp các tỉnh thành.[3][7]

Điện ảnh và Truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2003, ngay trong bộ phim đầu tiên là bộ phim truyền hình Hoa dã quỳ, Huy Cường đã nhận được vai phản diện khi hóa thân thành một ông trùm.[7] Năm 2004, Huy Cường rời khỏi nhóm Tam tấu trẻ, anh và vợ mở tiệm bán đĩa cho đến khi anh được nghệ sĩ Duy Phương động viên quay lại với nghề.[8][9] Năm 2011, sau khi dày công đầu tư vào một vai diễn nhưng chỉ được biểu diễn 3 buổi, tiền cát xê không đủ bù kinh phí tự chi cho vai diễn,[7] Huy Cường quyết định bỏ hẳn sân khấu kịch để chuyển sang kinh doanh quán ốc.[9] Buôn bán được 9 tháng, Huy Cường được nhiều đạo diễn mời tham gia các dự án phim, và anh chỉ chú tâm vào phim ảnh.[7][8]

Năm 2014, Huy Cường được đạo diễn Nguyễn Đức Việt gửi kịch bản và mời anh đóng vai Bè, một nhân vật phụ chính diện trong bộ phim điện ảnh Những đứa con của làng.[3] Đây là lần thứ hai, hai người cùng hợp tác. Huy Cường cũng là lựa chọn cuối cùng cho vai Bè, khi đạo diễn Đức Việt không tìm được diễn viên phù hợp và thời gian bấm máy đã cận kề.[7] Không phải qua giai đoạn casting, Huy Cường được đón ra Quảng Trị quay thử ngay một đoạn. Vai diễn giúp anh có được hai giải Nam diễn viên phụ xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19Giải Cánh diều 2014.[3][8]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2004, Huy Cường kết hôn với diễn viên kịch Chế Hoàng Lan họ vốn là bạn học chung lớp, chung trường Sân Khấu Điện Ảnh.[7][10] Năm 2007, hai người sinh được một con trai tên Huy Vũ.[9]

Các vai diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Kịch nói[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ðông - trong vở Niềm tin bị đánh cắp
    • Trương Tấn Bửu - trong vở Tả quân Lê Văn Duyệt

Phim truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tựa đề Vai diễn Đạo diễn Chú thích
2008 Kiều nữ và đại gia Tuấn Nguyễn Duy Võ Ngọc
2012 Bão Hoàng Mai Dũng
2011 Vật chứng mong manh Thạo Nguyễn Duy Võ Ngọc
2012 Hoa nắng út Bình Đặng Minh Quang
2011 Hãy nói anh yêu em Mãnh Lê Đức Tiến
2010 Hoa xương rồng Thọ Lê Dũng, Đỗ Mai Nhất Tuấn
2011 Xuân tình Chín Bạc
Bàn tròn hôn nhân Minh kẹo kéo
2011 Vườn đời Phát Nguyễn Quốc Thịnh
2012 Cuộc đối đầu hoàn hảo Hào Nguyễn Minh Cao
2015 Đổi đời
2015 Giá phải trả Chẻo Lẻo Nguyễn Minh Cao
2015 Kẻ giấu mặt
2015 Trúng số Khôi
2016 Đường chân trời Dương Nam Quan
2016 Ải mỹ nhân Bình Xuân Phước
2016 Xúc xắc xúc xẻ Ông Dũng Đặng Minh Quốc
2016 Đôi mắt âm dương
2016 Danh vọng phù hoa Ông Bá Trương Dũng
2016 Nợ anh một giấc mơ Tàu Sáng Xuân Phước
2016 Song sinh bí ẩn Bách Trương Dũng
2017 Bước nhảy hoàn vũ Thịnh Nguyễn Đức Việt
2017 Những khúc sông dậy sóng Dũng Nhâm Minh Hiền
2017 Con đường hoàn lương Bảy Đá Nhâm Minh Hiền
2012 Châu sa
2019 Hoa cúc vàng trong bão Nhâm Minh Hiền
2019 Dzìa đi tía ơi Bảy Cò Quốc Thuận
2019 Lời nguyền Domino Ông Tùng Nhâm Minh Hiền
2019 Anh ba khía Sáu Hẹn Xuân Phước
2020 Giọt máu vô hình Ông Trung Kiên Nhâm Minh Hiền
2020 Nanh thép Đinh Đức Liêm
2021 Bánh mì ông Màu (phần 2) Dũng Nguyễn Quang Minh [11]
2022 Vợ quan A Phón Nhâm Minh Hiền
2022 Nghiệp sinh tử 4 - Gia đình họ Trịnh Trịnh Quý Thìn Bùi Ngọc Nam Phương [12]

Phim điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Chương trình Vai trò Chú thích
2021 Giải mã tri kỉ Khách mời [9]
2021 Tâm đầu ý hợp

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Facebook chính thức”. Facebook. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
  2. ^ a b Thục Quyên (12 tháng 12 năm 2015). “Diễn viên Huy Cường: Thăng hoa từ những vai phụ...”. Báo Giáo dục Online (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
  3. ^ a b c d e f Đinh Nguyễn (16 tháng 12 năm 2018). “Diễn viên Huy Cường - Thành công đánh đổi bằng cả mồ hôi và nước mắt”. Đài Truyền hình TP.HCM. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
  4. ^ THANH THỦY, TIỂU YẾN (21 tháng 3 năm 2015). “Huy Cường "lột xác" trong vai chính diện”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
  5. ^ a b c d Bà Tám (18 tháng 8 năm 2012). “Huy Cường: Diễn viên y như đầu bếp”. Tuổi trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
  6. ^ a b Hoàng Linh Lan (19 tháng 5 năm 2015). “Chuyện của diễn viên Huy Cường”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
  7. ^ a b c d e f g Cát Vũ (7 tháng 4 năm 2015). “Huy Cường: Từ ông "trùm phản diện" tới "người tử tế". www.phunuonline.com.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
  8. ^ a b c (theo Zing) (11 tháng 12 năm 2015). “Nam diễn viên phụ xuất sắc LHP từng bán ốc mưu sinh”. Báo Quảng Ninh. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
  9. ^ a b c d Tracy (7 tháng 4 năm 2021). “Vợ chồng 'ông trùm vai đểu': Tô phở 15.000 đồng không dám ăn, cãi nhau cũng đặc biệt”. Phụ nữ Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
  10. ^ Mộc Khải (18 tháng 10 năm 2023). "Trùm phản diện" Huy Cường: Đóng hơn 150 vai ác, hôn nhân lãng mạn 19 năm”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
  11. ^ Thanh Giang (17 tháng 7 năm 2021). “Diễn viên Huy Cường – nhân vật "đa nhân cách" của "Bánh mì ông Màu 2". VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.
  12. ^ 'Trùm vai đểu' Huy Cường tiết lộ kỷ niệm khó quên với Thanh Trúc trong phim mới”. Tuổi trẻ Cười Online. 8 tháng 11 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2023.