Kẽm chromat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Kẽm cromat)
Kẽm Chromiat
Cấu trúc của kẽm Chromiat
Danh pháp IUPACZinc chromate
Tên khácKẽm monoChromiat
Zincic Chromiat
Nhận dạng
Số CAS13530-65-9
PubChem26089
Số EINECS236-878-9
Số RTECSGB3290000
InChI
UNII05F2837HUF
Thuộc tính
Công thức phân tửZnCrO4
Khối lượng mol181,3856 g/mol
Bề ngoàiBột hoặc tinh thể vàng đến vàng lục
Khối lượng riêng3,43 g/cm³
Điểm nóng chảy 316 °C (589 K; 601 °F)
Điểm sôi 732 °C (1.005 K; 1.350 °F)
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tantan trong amonia (tạo phức)
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộ độc cao
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Kẽm Chromiat là một hợp chất hóa học có chứa cation kẽm và anion Chromiat, với công thức hóa học được quy định là ZnCrO4. Hợp chất này tồn tại dưới dạng bột màu vàng không mùi hoặc dạng tinh thể vàng lục, nhưng khi được sử dụng cho lớp phủ, các sắc tố thường được thêm vào.[1][2][3] Hợp chất này cũng được sử dụng công nghiệp trong các lớp phủ chuyển đổi Chromiat, được phát triển bởi Công ty Ford Motor trong những năm 1920.[4]

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Một quá trình được gọi là quá trình Cronak được sử dụng để tạo ra kẽm Chromiat để sử dụng trong công nghiệp. Quá trình này được thực hiện bằng cách để kẽm hoặc kim loại mạ kẽm trong dung dịch natri điChromiataxit sunfuric trong vài giây.[5] Kẽm Chromiat cũng có thể được tổng hợp bằng cách sử dụng cách gián tiếp kali Chromiat (K2CrO4) và kẽm sunfat (ZnSO4) tạo thành kết tủa.[6]

K2CrO4 + ZnSO4 → ZnCrO4↓ + K2SO4

Độc tính[sửa | sửa mã nguồn]

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hợp chất kẽm Chromiat không chỉ có độc tính cao, mà còn là một chất gây ung thư.[7] Tiếp xúc với kẽm Chromiat có thể gây loét mô và ung thư.[2][8] Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học Công nghiệp Anh cho thấy mối tương quan giữa sử dụng kẽm Chromiat và chì(II) Chromiat trong các nhà máy và số ca bệnh ung thư phổi ở các bệnh nhân là các công nhân có kinh nghiệm, làm việc và tiếp xúc lâu năm với hợp chất này.[9] Do tính độc của nó nên việc sử dụng hợp chất này này đã sụt đáng kể trong những năm gần đây.

Hợp chất khác[sửa | sửa mã nguồn]

ZnCrO4 còn tạo một số hợp chất với NH3, như ZnCrO4·4NH3·3H2O là bột màu vàng.[10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ National Oceanic and Atmospheric Administration. “ZINC CHROMATE - CAMEO Chemicals”. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2011.
  2. ^ a b “OHSA Guideline for Zinc Chromate”. Occupational Safety and Health Administration. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2011.
  3. ^ Richard P. Pohanish (ngày 9 tháng 2 năm 2004). HazMat data: for first response, transportation, storage, and security. John Wiley and Sons. tr. 1155. ISBN 978-0-471-27328-8. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2011.
  4. ^ Waligorski, Martin. “Everything You Need to Know About Zinc Chromate”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2011.
  5. ^ “What is Zinc Chromate Used For”. innovateus. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2014.
  6. ^ Paint and Coating Testing Manual. Philadelphia, PA: American Society for Testing and Materials. 1995. tr. 241.
  7. ^ Holmes, A.L. (15 tháng 2 năm 2011). “Chronic exposure to zinc chromate induces centrosome amplification and spindle assembly checkpoint bypass in human lung fibroblasts”. Chemical Research in Toxicology. 23 (2): 386–395. doi:10.1021/tx900360w. PMC 2822114. PMID 20030412.
  8. ^ “OHSA Chemical Sampling Information for Zinc Chromate”. Occupational Safety and Health Administration. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2011.
  9. ^ Davies, J.M. (tháng 5 năm 1984). “Lung cancer mortality among workers making lead chromate and zinc chromate pigments at three English factories”. British Journal of Industrial Medicine (41): 158–169.
  10. ^ Neues Handwörterbuch der Chemie: auf Grundlage des von Liebig, Poggendorff und Wöhler, Kolbe und Fehling herausgegebenen Handwörterbuchs der reinen und angewandten Chemie.... Beraunit - Elektrum. 2, Tập 2 (Hermann C. ¬von Fehling; Vieweg, 1875 - 1248 trang), trang 680 – [1]. Truy cập 21 tháng 6 năm 2020.