K239 Chunmoo
K239 Chunmoo 천무 다연장로켓 | |
---|---|
K239L Chunmoo vehicle | |
Loại | Pháo phản lực bắn loạt Tên lửa đạn đạo chiến thuật |
Nơi chế tạo | Hàn Quốc |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 2015–nay |
Sử dụng bởi | See Operators |
Lược sử chế tạo | |
Người thiết kế | Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc (bệ phóng) Doosan DST (xe phóng) Hanwha (tên lửa) Samyang Comtech (giáp) |
Năm thiết kế | 2009–2013 |
Nhà sản xuất |
|
Giá thành | ₩3.6 billion (US$2.94 million) cho mỗi xe phóng + xe bọc thép K239L (2020)[1][2] |
Giai đoạn sản xuất | 2014–nay |
Số lượng chế tạo | 218[3] |
Các biến thể | Homar-K |
Thông số | |
Khối lượng | 31 tấn (31 tấn Anh; 34 tấn Mỹ) |
Chiều dài | 9 mét (29 ft 6 in) |
Chiều rộng | 2,9 mét (9 ft 6 in) |
Chiều cao | 3,3 mét (10 ft 10 in) |
Kíp chiến đấu | 3 (K239L launcher vehicle) 2 (K239T ammunition support vehicle) |
Cỡ đạn | 131 mm (K33) 230 mm (KM26A2) 239 mm (CGR080) 400 mm (GPS-aided INS)[4] 600 mm (CTM290) |
Tốc độ bắn | 6 rds/in 30 sec (CGR080) |
Tầm bắn hiệu quả | 36 km (K33) 45 km (KM26A2) 80 km (CGR080) >200 km (400 mm rocket) 290 km (CTM290) |
Phương tiện bọc thép | Samyang Comtech Steel / Ceramic + Polymer Matrix Composites (STANAG 4569 Level 2)[5] |
Vũ khí chính | 20×2 K33 (không điều khiển) 6×2 KM26A2 (không điều khiển) 6×2 CGR080 (có điều khiển) 2×2 400 mm rocket (có điều khiển), đang trong phát triển 1×2 tên lửa đạn đạo chiến thuật CTM290, đang trong phát triển |
Động cơ | Động cơ diesel DV11K của HD Hyundai Infracore 6 xi lanh làm mát bằng nước 450 hp (340 kW) |
Công suất/trọng lượng | 14,5 hp/t (10,81 kW/t) |
Hệ truyền động | Truyền động Allison 4500SP |
Sức chứa nhiên liệu | 250 lít (66 gal Mỹ) |
Tầm hoạt động | 450 km (280 mi) |
Tốc độ | 80 km/h (50 mph) |
Hệ thống chỉ đạo | GPS-aided INS |
Độ chính xác | 15 meters CEP (CGR080 with high explosive warheads) 2 meters CEP (CTM290) |
K239 Chunmoo (Tiếng Hàn: 천무; Hanja: 天橆; Romaja: Cheon-mu) là một loại pháo phản lực bắn loạt được quân đội Hàn Quốc phát triển vào năm 2013 để thay thế loại pháo phản lực phóng loạt K136 Kooryong.[6]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Những năm 1970, Triều Tiên đã đưa vào trang bị hệ thống pháo phản lực bắn loạt BM-21 Grad thế hệ mới từ Liên Xô, trong khi Hàn Quốc không sở hữu loại pháo phản lực có khả năng tương đương. Quân đội Triều Tiên khi đó có lực lượng pháo binh rất hùng hậu gồm pháo xe kéo, pháo tự hành, pháo phản lực sẽ áp đảo quân đội Hàn Quốc một khi chiến tranh xảy ra. Để đối phó với pháo binh Triều Tiên, quân đội Hàn Quốc vào năm 1978 đã phát triển pháo phản lực K136 Kooryong, nhờ vậy có thể tạm thời duy trì sự cân bằng với pháo binh Triều Tiên.[6]
Tuy nhiên theo thời gian hệ thống pháo phản lực K136 dần trở nên lỗi thời và tụt hậu so các hệ thống pháo phản lực cỡ nòng lớn có tầm bắn xa hơn của Triều Tiên. Sau đó từ năm 2009-2013 Hàn Quốc phát triển hệ thống pháo phản lực đa nòng với hệ thống điều khiển hỏa lực tự động tương thích với loại đạn được sử dụng trong hệ thống pháo phản lực đa nòng M270, mà Hản Quốc đã trang bị trước đó, thay cho hệ thống K136 Kooryong cũ.[6] Chương trình phát triển K239 là chương trình phát triển quốc phòng đầu tiên do các công ty quốc phòng tư nhân của Hàn Quốc dẫn đầu, không giống như các chương trình phát triển quốc phòng khác do Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc (ADD) chỉ đạo.
Thiết kế và phát triển
[sửa | sửa mã nguồn]K239 Chunmoo là pháo phản lực đa nòng tự hành có khả năng bắn đạn rocket không và có điều khiển.
Pháo phản lực K239 có khả năng bắn rocket cỡ nòng 131 mm như K33 nhưng không có khả năng bắn rocket cỡ 130 mm như các loại đạn K30, K37 và K38, vốn được sử dụng trên loại pháo phản lực đa nòng K136 Kooryong. Hệ thống pháo phản lực K239 mang theo hai pod bệ phóng có thể triển khai 3 loại đạn rocket:
- Đạn phản lực K33 131 mm không điều khiển (cơ số 20 tên lửa), đã từng được sử dụng trên loại pháo phản lực K136 Kooryong, với tầm bắn 36 kilômét (22 mi) (tổng cộng 40 tên lửa).[7]
- Đạn phản lực KM26A2 230 mm (cơ số 6 đạn tên lửa) được phát triển dựa trên cơ sở đạn tên lửa M26 227 mm không điều khiển của hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270, với tầm bắn 45 kilômét (28 mi) (tổng cộng 12 đạn tên lửa).[8]
- Đạn phản lực 239 mm chunmoo có điều khiển (CGR080) với đầu đạn nổ mạnh hoặc đầu đạn chùm với 300 đạn con được thiết kế dành riêng cho K239 Chunmoo có tầm bắn 80 kilômét (50 mi) (tổng cộng 12 đạn tên lửa).[9][10]
Đạn rocket CGR080 cỡ nòng 239 mm có chiều dài 3,96 mét (13,0 ft) và được trang bị đầu tự dẫn quán tính có hỗ trợ bởi GPS, và đạn rocket được thiết kế với hai kiểu đầu đạn, là nổ mạnh để phá bunker hoặc đạn chùm để chống lại đội hình binh lính đối phương trên khu vực rộng lớn. Đầu đạn nổ mạnh sử dụng ngòi nổ va chạm để sử dụng chống lại binh lính đối phương còn để phá boongke sẽ sử dụng ngòi nổ chậm. Quân đội Hàn Quốc yêu cầu tên lửa có điều khiển phải có đầu đạn xuyên phá để sử dụng như một giải pháp phá boongke chống lại số lượng lớn boongke dọc theo DMZ. Một tên lửa có điều khiển chứa bom bi sẽ có khả năng sát thương trên diện tích gấp ba lần diện tích của một sân bóng đá.[9]
Có thể sử dụng hai pod phóng tên lửa khác nhau cùng một lúc. Pod tên lửa có thể phóng sáu quả tên lửa cỡ 239 mm trong 30 giây và tổng cộng 12 quả tên lửa trong một phút, và có thể nạp lại hai pod tên lửa trong vòng bảy phút.
Xe phóng tên lửa được dựa trên khung gầm K239L 8x8 của Doosan DST (nay là Hanwha Defense) với khả năng bảo vệ khỏi đạn cơ nhỏ và mảnh đạn pháo cũng như là có khả năng bảo vệ chống tác nhân NBC. Xe có khả năng leo dốc 60% (20 độ), và được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh, kiểm soát áp suất lốp trung tâm.[11][12] Mỗi bệ phóng Chunmoo sẽ đi kèm với một xe nạp đạn K239T (ASV) cùng chung khung gầm và mang 4 pod nạp đạn.[11] Một khẩu đội K239 Chunmoo của Quân đội Hàn Quốc sẽ bao gồm 18 xe và sử dụng xe K200A1 làm xe chỉ huy..[13][14]
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Quá trình phát triển K239 Chunmoo bắt đầu vào năm 2009 và hoàn thành vào cuối năm 2013. Cục Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng của Hàn Quốc đã chi tổng cộng 131,4 tỉ won (112,4 triệu đô la) cho dự án nhằm tạo ra một hệ thống pháo phản lực mới thay thế cho K136 Kooryong đã lạc hậu. Việc sản xuất ban đầu được thực hiện vào tháng 8 năm 2014. Các khẩu đội Chunmoo có nhiệm vụ tiêu diệt các hệ thống pháo binh của Triều Tiên trong trường hợp chiến tranh nổ ra.
- Để làm giảm chi phí vận hành và bảo trì, hệ thống pháo phản lực bắn loạt Chunmoo được đặt trên khung gầm xe tải 4 trục của Hàn Quốc đã cải tiến có khả năng vượt địa hình kém hơn so với xe xích.
- K239 Chunmoo sử dụng container chứa tên lửa do đó nó có thể sử dụng nhiều loại tên lửa trên cùng một nền tảng.[15]
- Buồng lái của xe được bọc thép để bảo vệ tổ lái trước đạn bộ binh, mảnh đạn pháo.[5]
- Sử dụng xe nạp đạn với các cần cẩu cho phép thời gian nạp đạn cho hệ thống tối đa là 10 phút.
- Hệ thống K239 Chunmoo bao gồm xe vận chuyển đạn và nạp đạn trên khung gầm 8x8, mang theo hai container vận chuyển và nạp đạn.[11]
- Quân đội Hàn Quốc yêu cầu Chunmoo phải được thiết kế để bắn nhiều loại đạn khác nhau. Bao gồm đạn rocket tiêu chuẩn 227 mm, nhưng cũng có cả đạn rocket 131 mm và 239 mm của Hàn Quốc. Tầm bắn tối đa của đạn 131 mm lên tới 36 km (22 dặm) và khoảng 80 km (50 dặm) cho đạn 239 mm.
- Đạn Rocket có thể được bắn trong khi tổ lái vẫn ngồi trong cabin hoặc bằng thiết bị điều khiển hỏa lực từ xa.
- Chunmoo có thể được vận chuyển bằng máy bay như C-130.
K239 Chunmoo | |
Hangul | 천무 |
---|---|
Hanja | |
Romaja quốc ngữ | Cheon-mu |
McCune–Reischauer | Ch'ŏnmu |
Mua và triển khai
[sửa | sửa mã nguồn]Vào tháng 10 năm 2014, Hàn Quốc đã công bố việc mua 58 hệ thống pháo phản lực bắn loạt K-239 Chunmoo. Vào tháng 8 năm 2015, Quân đội Hàn Quốc bắt đầu triển khai các khẩu đội K239 Chunmoo.[16][17]
Nâng cấp và cải tiến
[sửa | sửa mã nguồn]Đạn rocket tăng tầm
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng Sáunnawmm 2022, cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc đã tiết lộ việc tăng tầm bắn đạn rocket 239 mm lên 200 km (120 dặm). Điều này sẽ giúp chúng có tầm bắn tương tự như tên lửa 300 mm KN-09 của Triều Tiên. Các nỗ lực nhằm nghiên cứu và phát triển đang đánh giá công nghệ đẩy tên lửa ống dẫn, bổ sung một cửa hút gió và kết hợp với máy phát khí để đốt cháy nhằm tạo ra lực đẩy lớn hơn, cũng như một van điều khiển luồng phụt của động cơ. Ngoài ra còn có nghiên cứu về một loại rocket cỡ 400 mm lớn hơn, theo đó nếu được triển khai, mỗi bệ phóng K-239 Chunmoo có thể mang theo bốn tên lửa.[18][19][4]
Ure-2 (CTM-290)
[sửa | sửa mã nguồn]Vào ngày 27 tháng 4 năm 2022, Cục Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng Hàn Quốc đã công bố kế hoạch phát triển vũ khí dẫn đường chiến thuật đất đối đất gắn trên xe (Ure-2). Mục đích của dự án phát triển này là cải tiến Ure-1 hiện có để tăng tầm bắn từ 180 km (110 dặm) lên 290 km (180 dặm) và tích hợp hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật vào nhiều loại xe phóng tên lửa tự hành như K239 Chunmoo. Dự án phát triển dự kiến bắt đầu vào năm 2023 và có kế hoạch hoàn thành quá trình phát triển với tổng ngân sách là 1,56 nghìn tỷ won ( 1,232 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2034.[20]
Vào ngày 21 tháng 12 năm 2022, Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc đã tiến hành thử nghiệm Ure-2. Tên lửa được lắp trên xe K239 Chunmoo và bắn trúng mục tiêu cách xa 200 km sau khi phóng.[21]
Ngày 13/3/2023, Ủy ban Xúc tiến Chương trình Mua sắm Quốc phòng Hàn Quốc đã thảo luận và phê duyệt chiến lược cơ bản và kế hoạch phát triển hệ thống để phát triển tên lửa đất đối đất chiến thuật gắn trên xe, và kế hoạch sửa đổi bao gồm chương trình nghị sự hoàn thành việc phát triển Ure-2 vào năm 2032, sớm hơn hai năm so với kế hoạch trước đó.[22]
Vào ngày 24 tháng 4 năm 2024, Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc đã tiến hành phóng thử đạn tên lửa CTM290 tích hợp vào hệ thống Homar-K trước sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Paweł Bejda và các quan chức chính phủ của cả Ba Lan và Hàn Quốc. Tên lửa được phóng đã bắn trúng mục tiêu thành công sau khi bay hơn 200 giây.[23]
Các phiên bản
[sửa | sửa mã nguồn]Homar-K
[sửa | sửa mã nguồn]Homar-K (tiếng Anh: Lobster, K là koreański) là hệ thống tên lửa phóng loạt của Ba Lan kết hợp bệ phóng K239 cải tiến và khung gầm Jelcz P882.57 8x8 (cuối cùng sẽ được thay thế bằng khung gầm Jelcz P883.57 thế hệ thứ ba) do Huta Stalowa Wola tự sản xuất.[24] Được chế tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của quân đội Ba Lan, hệ thống được trang bị Hệ thống tác chiến tích hợp TOPAZ và sử dụng đạn tên lửa có điều khiển CGR-080 cỡ 239 mm được sản xuất theo license tại Ba Lan và tên lửa đạn đạo chiến thuật CTM-290 cỡ 600 mm (Chunmoo Tactical Missile)[15] với tầm bắn 290 kilômét (180 mi).[25] Quá trình phát triển tiếp theo đang được tiến hành để tích hợp với tên lửa không dẫn đường M-21 Feniks cỡ 122 mm của Ba Lan.[26]
Chương trình Homar-K cũng hướng tới việc sản xuất module bệ phóng tên lửa Polonized bởi công ty Huta Stalowa Wola. Ba Lan đã đặt hàng 290 bệ phóng với hệ thống đầu tiên sẽ được lực lượng Lục quân Ba Lan triển khai vào năm 2023.[27]
Xuất khẩu
[sửa | sửa mã nguồn]Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2017, Hanwha Defense đã công bố tại ADEX (Triển lãm Hàng không vũ trụ và Quốc phòng) rằng họ đã ký một hợp đồng trị giá 700 tỷ won để xuất khẩu K239 Chunmoo sang một quốc gia tại Trung Đông và sau đó người ta biết được rằng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã ký một hợp đồng với Hanwha Defense nhằm cung cấp 12 hệ thống K239 Chunmoo, 12 xe tiếp đạn K239T, tên lửa dẫn đường bằng GPS.[28][29] Tháng Hai năm 2021, 12 hệ thống K239 Chunmoo cùng với 12 xe tiếp đạn K239T đã được chuyển giao cho UAE.[30]
Ả Rập Saudi
[sửa | sửa mã nguồn]Tại Triển lãm Quốc phòng Thế giới ở Riyadh , Ả Rập Xê Út, vào ngày 9 tháng 3 năm 2022, Hanwha đã ký một hợp đồng xuất khẩu quốc phòng trị giá 1 nghìn tỷ won (tương đương 800 triệu đô la) với Bộ Quốc phòng Ả Rập Xê Út, nhưng thông tin chi tiết về hợp đồng không được tiết lộ.[31]
Ba Lan
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 27 tháng 8 năm 2022, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, Mariusz Błaszczak, cho biết các cuộc đàm phán đang diễn ra để mua hệ thống pháo phản lực K239 của Hàn Quốc.[32] Vào ngày 13 tháng 10 năm 2022, Cơ quan Vũ khí Ba Lan thông báo rằng các cuộc đàm phán với Hàn Quốc để mua gần 300 hệ thống K239 Chunmoo đã hoàn tất và thỏa thuận khung sẽ được ký vào ngày 17 tháng 10.[33][34] Ban đầu, Ba Lan có ý định mua 500 bệ phóng pháo phản lực M142 HIMARS của Mỹ, nhưng đơn đặt hàng như vậy không thể hoàn thành trong thời gian Ba Lan yêu cầu, vì vậy đã quyết định chia đơn đặt hàng HIMARS thành hai giai đoạn, mua ít hơn và bổ sung bằng hệ thống pháo phản lực Chunmoo. Các bệ phóng K239 đầu tiên sẽ được Hàn Quốc chuyển giao vào năm 2023.[35] Một hợp đồng nhằm cung cấp 288 hệ thống MLRS Chunmoo lắp trên khung gầm Jelcz 8x8 và được trang bị Hệ thống quản lý chiến đấu tích hợp TOPAZ của Ba Lan cùng với 23 nghìn tên lửa có tầm bắn 80 và 290 km đã được ký kết tại Ba Lan vào ngày 19 tháng 10 năm 2022.[36][37] Vào ngày 20 tháng 8 năm 2023, hệ thống pháo phản lực Homar-K đầu tiên, đã hoàn thành quá trình tích hợp và thử nghiệm hệ thống tại Hàn Quốc, đã được triển khai cho Sư đoàn cơ giới số 18 của Lực lượng lục quân Ba Lan sau khi được chuyển giao cho Ba Lan.[38]
Các nước trang bị
[sửa | sửa mã nguồn]Đang hoạt động
[sửa | sửa mã nguồn]- Polish Land Forces – A total of 290 Homar-K systems will be delivered to Polish Land Forces from 2023.[32][33][34]
- Royal Saudi Land Forces – Unknown number within service with Royal Saudi Land Forces.[42]
- Republic of Korea
- A total of 218 systems in service with the Republic of Korea Armed Forces.[3][43][44]
- United Arab Emirates Army – A total of 12 systems are in service in the United Arab Emirates Army.[28][29][30]
Khách hàng tiềm năng
[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]References
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Kim Dae-yeong (26 tháng 4 năm 2017). “천무”. Bemil. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
- ^ Kim Dae-yeong (10 tháng 5 năm 2020). “[김대영의 무기 인사이드] 우리 손으로 만든 국산 강철비 '천무'”. Now news. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b “천무 추가양산”. milidom. 18 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b “기동형 통합 감시체계, 레이저폭발물처리기, 첨단 드론 탐지 시스템 등 19 합동무기체계 전시회”. Bemil. 6 tháng 11 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b “Add-on plates for operating crew compartment in multi-caliber launch vechile "Chunmoo"”. Samyang Comtech. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2022.
- ^ a b c Park Soo-chan (30 tháng 5 năm 2021). “사거리 최대 80km ... 축구장 3개 면적 '초토화' [한국의 무기 이야기]”. Segye Ilbo. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2024.
- ^ “130mm pod rocket”. Korea Defense Industry. 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023.
- ^ “230mm unguided rocket”. Korea Defense Industry. 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023.
- ^ a b “230mm guided rocket”. Korea Defense Industry. 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2023.
- ^ Defense Agency for Technology and Quality (30 tháng 6 năm 2020). “A Research on the Manufacturing Process Improvement of High-Precision Parts for Precision Guided Missile” (PDF). The Korea Academia-Industrial cooperation Society. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b c “Chunmoo System Operational Concept” (PDF). Hanwha Group. 11 tháng 11 năm 2014. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2023.
- ^ “현무 탄도탄 발사차량”. Defense Times. 9 tháng 8 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2022.
- ^ “Chunmoo”. Military Today. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2022.
- ^ “ADEX 2017: Chunmoo K-MLRS with 239mm Guided Rockets”. Army Recognition. 21 tháng 10 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b “Chunmoo Guided Rocket”. Hanwha Aerospace. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2023.
- ^ “South Korea to purchase 58 Chun Moo K-MLRS multi-calibers MLRS Multiple Launch Rocket System”. Army Recognition. 5 tháng 10 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2014.
- ^ “South Korea starts deploying its next-generation Chunmoo multiple launch rocket system 20508152”. Army Recognition. 5 tháng 8 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2022.
- ^ Kim Min-seok (10 tháng 6 năm 2022). “[밀덕텔링] [단독] 천무 로켓탄, 북 초대형 방사포 대응 '사거리 3배' 연장 추진”. BizHankook. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
- ^ Daehan Lee (24 tháng 6 năm 2022). “South Korea is trying to double the range of its K239 rocket launcher”. Defense News. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
- ^ Park Tae-jeong (27 tháng 4 năm 2022). “차량탑재형 전술지대지유도무기(KTSSM-II) 개발”. CNews. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2022.
- ^ Shin Gyu-jin (22 tháng 12 năm 2022). “[단독]사거리 80km '천무' 발사대로 200km 미사일 발사 성공”. The Dong-a Ilbo. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2022.
- ^ “제150회 방위사업추진위원회 결과”. Defense Acquisition Program Administration. 14 tháng 3 năm 2023. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2023.
- ^ “[단독] 폴란드 수출형 천무, 300km급 미사일 실사격 영상”. Defense Media Agency. 25 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2024.
- ^ “Field trials of 3rd generation Jelcz trucks”. MILMAG (bằng tiếng Anh). 1 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2024.
- ^ “Uderzenie z ziemi i spod wody”. Defence24 Biznes. 6 tháng 6 năm 2023. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2023.
- ^ “Hanwha Aerospace CEO: Transfer of Technology a Key Element of Homar-K”. defence24.com (bằng tiếng Ba Lan). 12 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2024.
- ^ “The first Homar-K Multiple Launch Rocket System in the 16th Mechanized Division”. MILMAG (bằng tiếng Anh). 13 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2024.
- ^ a b “[단독] 차기 다련장 로켓 천무, 해외 수출길 열렸다”. TV Chosun. 19 tháng 12 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2022.
- ^ a b “밀리터리 리뷰 쇼트 2003”. 밀리터리 리뷰 쇼트. tháng 3 năm 2020. ISSN 2713-8038. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2022.
- ^ a b “South-Korean Chunmoo K239 MLRS rockets/missile launcher to enter in service with UAE”. Army Recognition. 8 tháng 4 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2022.
- ^ Jeon Seung-ryul (21 tháng 4 năm 2022). “사우디 세계방위산업전시회 참관기”. Korea Trade-Investment Promotion Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2023.
- ^ a b “Szef MON: będą Kolejne zamówienia sprzętu dla Wojska Polskiego”. Polish Press Agency. 27 tháng 8 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b JAKUB PALOWSKI (14 tháng 10 năm 2022). “Poland Concludes a Deal on Hundreds of Korean Multiple Rocket Launchers”. Defence24. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2022.
- ^ a b Gil So-yeon (14 tháng 10 năm 2022). “[단독] 폴란드, 17일 한국산 '천무' 구매계약 서명”. The Guru. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
- ^ Jaroslaw Adamowski (15 tháng 10 năm 2022). “Poland to buy hundreds of SKorean Chunmoo multiple-rocket launchers”. Defense News. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2022.
- ^ “K239 Chunmoo launchers will increase the deterrence potential of the Polish Army”. Defence Industry News. 19 tháng 10 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2022.
- ^ Shin Jun-myeong (19 tháng 10 năm 2022). “폴란드 부총리, 중국 영공 통과 거부로 방한 무산”. YTN. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2022.
- ^ Gil So-yeon (20 tháng 8 năm 2023). “'K-239 천무' 폴란드 상륙…예정보다 12일 지연”. The guru. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2023.
- ^ Lee Seung-jun (11 tháng 11 năm 2023). “폴란드, 한화에어로스페이스사의 호마르-K 천무 K239 천무발사대 현지통합 시작”. DefenseToday. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2024.
- ^ ADAM ŚWIERKOWSKI (30 tháng 11 năm 2023). “Rakietowy Homar już w 18. Dywizji”. Defence24. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2024.
- ^ “The first Homar-K Multiple Launch Rocket System in the 16th Mechanized Division”. MILMAG (bằng tiếng Anh). 13 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2024.
- ^ “Saudi military unveils Chun-Moo MRLs”. Janes Information Services. 4 tháng 4 năm 2023. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023.
- ^ Jung Chung-sin (15 tháng 11 năm 2022). “北방사포 위협에 전방 7개사단 신형 다연장로켓 '천무 사격대' 배치”. Munhwa Ilbo. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2023.
- ^ Yang Nak-kyu (28 tháng 3 năm 2022). “[양낙규의 Defence Club]전군 전력 총집결…'전설의 섬' 백령도”. The Asia Business Daily. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2023.
- Danylov, Oleg (19 tháng 10 năm 2022). “Poland signed a contract for 288 Korean K239 Chunmoo MLRS”. Mezha.Media. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2022.
External links
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về K239 Chunmoo. |