Khởi nghĩa Lam Sơn ở Nghệ An

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Khơi nghĩa Lam Sơn ở Nghệ An nhằm chỉ những sự kiện nằm trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra ở Nghệ An.

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1266 đến năm 1400, nước Việt Nam đã trải qua nhiều biến động về chính trị và xã hội nhưng biến động đương thời lớn nhất là sự suy vong của triều đại nhà Trần do tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi.[1]. Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần là Trần Phế Đế, lên ngôi lập ra nhà Hồ. Mặc dù đã có những cải cách tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của nhân dân[2][3][4][5][6]. Năm 1408, tám mươi vạn quân Minh ào ạt sang xâm lược nước ta.[cần dẫn nguồn] Do nhiều lý do khách quan và chủ quan, cuộc kháng chiến chông quân Minh của nhà Hồ đã thất bại[7][8]

Với lòng yêu nước quý báu của dân tộc, khắp nơi trong cả nước đã nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ. Đầu năm 1418, Lê Lợi cùng các anh hùng hào kiệt khác dựng cờ khởi nghĩa trên mảnh đất Lam Sơn, Thanh Hóa. Và mảnh đất Nghệ An cũng trở thành một căn cứ quan trọng của nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Lê LợiNguyễn Trãi.

Diễn biến[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 1424, theo sáng kiến của tướng Nguyễn Chích, nghĩa quân Lam Sơn đã tiến vào Nghệ An xây dựng "đất đứng chân".[9] Trên đường tiến quân, nghĩa quân Lam Sơn đã hạ được đồn Đa Căng, đặt quân mai phục giết được tướng Trần Trung và diệt hơn 2000 quân địch ở Bồ Đằng (Quỳ Châu ngày nay) như "sấm vang chớp giật"[10][11]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nguyễn, Văn Phùng (2002). Lịch sử xã Quỳnh Bá. Nghệ An: Nhà xuất bản Nghệ An. tr. 53.
  2. ^ “Những cải cách của Hồ Quý Ly cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. 19 tháng 7 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ Lương Minh Cừ (9 tháng 11 năm 2015). “Một số tư tưởng và chính sách cải cách của Hồ Quý Ly”. Viện Triết học. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ “Sự thành lập vương triều nhà Hồ và những cải cách của Hồ Quý Ly”. covatvietnam.info. 3 tháng 7 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ Nguyễn Văn Vương (26 tháng 9 năm 2016). “Vương triều nhà Hồ (1400-1407) trong lịch sử phong kiến Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  6. ^ “Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly”. Báo Quân khu 4. 10 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ “Hồ - Minh đại chiến: Vì sao Hồ Quý Ly thất bại?”. BBC tiếng Việt. 10 tháng 6 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  8. ^ Tuấn Đạt (9 tháng 7 năm 2019). “Thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh”. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2020.
  9. ^ Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn (1997). Khởi nghĩa Lam Sơn. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.
  10. ^ Quốc Huy (7 tháng 7 năm 2017). “Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật, miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”. Một Thế giới. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2020.
  11. ^ Lê Bá Dương (20 tháng 2 năm 2015). “Những "chiến binh dê" trong trận Bồ Đằng”. Báo Khánh Hòa. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2020.