Lê Minh Vụ
Lê Minh Vụ | |
---|---|
Chức vụ | |
Giám đốc Học viện Chính trị | |
Nhiệm kỳ | 2001 – 2010[1] |
Phó Giám đốc | Phạm Văn Nhệch |
Tiền nhiệm | Trần Xuân Trường |
Kế nhiệm | Nguyễn Tiến Quốc[2] |
Thông tin cá nhân | |
Danh hiệu | Nhà giáo Nhân dân |
Quốc tịch | Việt Nam |
Sinh | 28 tháng 10, 1949 Thiệu Hóa, Thanh Hóa |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam Tháng 4 năm 1969 |
Học vấn | Phó Giáo sư, Tiến sĩ |
Alma mater | Học viện Chính trị |
Binh nghiệp | |
Phục vụ | Quân đội nhân dân Việt Nam |
Năm tại ngũ | 1970 – 2010 |
Cấp bậc | |
Tham chiến | Trận Thành cổ Quảng Trị |
Lê Minh Vụ (sinh ngày 28 tháng 10 năm 1949) là một sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị.[3] Ngoài ra, ông còn là một Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân.[4]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Lê Minh Vụ sinh ngày 28 tháng 10 năm 1949 tại xóm Toán Thành, xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.[5] Tháng 4 năm 1969, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và chính thức nhập ngũ một năm sau đó. Từ năm 1970 đến 1973, ông tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, đặc biệt là Trận Thành cổ Quảng Trị với vai trò chính trị viên Đại đội 2, thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48.[6] Năm 1973, ông được cử đi học tại Học viện Chính trị và được giữ lại trường làm giáo viên sau khi tốt nghiệp. Khi công tác tại trường, ông lần lượt trải qua các vị trí: tổ trưởng bộ môn, phó chủ nhiệm và chủ nhiệm khoa, trưởng phòng đào tạo, phó giám đốc rồi giám đốc Học viện khi vẫn mang quân hàm Đại tá.[7]
Năm 1994, ông được trao danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Chỉ một năm sau, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ. Đến năm 2002, ông được phong học hàm Phó Giáo sư và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Khoảng năm 2003, ông được phong hàm Thiếu tướng và đến năm 2006 thì thăng hàm Trung tướng.[8] Ngày 28 tháng 4 năm 2008, ông được trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.[9] Ngoài công việc chính, ông còn viết bài cho Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Tạp chí Tâm lý học[10] và xuất bản nhiều tác phẩm liên quan đến quân đội cũng như Học viện chính trị.[11]
Lịch sử phong quân hàm
[sửa | sửa mã nguồn]Năm thụ phong | 2003 | 2006 | |
---|---|---|---|
Cấp bậc | Đại tá | Thiếu tướng | Trung tướng |
Tác phẩm
[sửa | sửa mã nguồn]- Lê Minh Vụ (2006). Chuẩn bị và động viên chính trị-tinh thần của nhân dân và quân đội nhằm đánh thắng chiến tranh xâm lược kiểu mới của địch. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. OCLC 505276791.
- ————— (2008). Học thuyết Mác và con đường cách mạng Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. OCLC 1039089770.
- —————; Nguyễn Tiến Quốc (2009). Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh giá trị lịch sử và hiện thực. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. OCLC 503575584.
- ————— (2009). Phòng, chống "diễn biến hòa bình" ở Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. OCLC 496285262.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Minh Chính (23 tháng 3 năm 2010). “Khai giảng Lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng – An ninh cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Bộ Công an”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
- ^ TTXVN (25 tháng 10 năm 2011). “60 năm truyền thống Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 20 tháng 6 năm 2021.
- ^ Nguyễn Văn Minh (8 tháng 4 năm 2007). “Soi mình từ tấm gương người cán bộ chính trị tiêu biểu”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 20 tháng 6 năm 2021.
- ^ Lê Minh Vụ (16 tháng 11 năm 2010). “Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên còn mãi trong ký ức đồng chí, đồng đội”. Báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 20 tháng 6 năm 2021.
- ^ Trần Văn Thịnh (2005). Võ tướng Thanh Hóa trong lịch sử dân tộc. Nhà xuất bản Khoa học xa̋ hội. tr. 412. LCCN 2005469857. OCLC 607526637. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
- ^ Đoàn Lữ (24 tháng 7 năm 2011). “Người cựu binh Thành cổ và 4.000 dòng tên liệt sĩ”. Báo Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 20 tháng 6 năm 2021.
- ^ Quân đội nhân dân Việt Nam (2001). Văn nghệ quân đội. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Việt Nam. tr. 3. OCLC 424498432. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
- ^ Hồng Hải (3 tháng 12 năm 2006). “Hội thảo khoa học "Việt Nam gia nhập WTO và những vấn đề đặt ra với quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc"”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 20 tháng 6 năm 2021.
- ^ “Quyết định Về việc tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”. Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ. 28 tháng 4 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2021. Truy cập 20 tháng 6 năm 2021.
- ^ Lê Minh Vụ (Tháng 12 năm 2016). “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” (PDF). Tạp chí Tâm lý học. 12 (93): 21–25. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2021.
- ^ Lê Minh Vụ (11 tháng 12 năm 2011). “Phát huy truyền thống đơn vị anh hùng, Học viện Chính trị quân sự tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục”. Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập 20 tháng 6 năm 2021.