Lịch sử (sách của Herodotos)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lịch sử
Historiai
Một trang sách đã bị rách trong cuốn số VIII của tác phẩm, được in vào Thế kỷ thứ 2 Papyrus Oxyrhynchus 2099
Thông tin sách
Tác giảHerodotus
Quốc giaHy Lạp
Ngôn ngữTiếng Hy Lạp cổ đại
Thể loạiLịch sử
Ngày phát hànhnăm 430 trước Công nguyên
Bản tiếng Việt
Người dịchPGS-TS Lê Đình Chi
Nhà xuất bảnNhà xuất bản Thế giới
Ngày phát hành2019

Lịch sử (tiếng Hy Lạp: Ἱστορίαι, tiếng Hy Lạp cổ: [historíai̯]; tiếng Anh The History[1]) là một bộ sách lịch sử của Herodotus[2]. Tác phẩm được các nhà sử học đánh giá đã khai sinh chuyên ngành nghiên cứu lịch sử của nền văn minh phương Tây.[3]

Tác phẩm được Herodotus viết bằng tiếng Hi Lạp cổ đại vào năm 430 trước Công nguyên, nó ghi chép về các truyền thống cổ xưa, các vấn đề chính trị, địa lý và xung đột của các nền văn hóa khác nhau ở Hy Lạp, Tây Á và Bắc Phi vào thời điểm đó. Mặc dù quan điểm của tác phẩm (cũng chính là quan điểm của Herodotus) không hoàn toàn khách quan nhưng nó vẫn là một trong những nguồn quan trọng nhất của các sử gia để nghiên cứu về lịch sử phương Tây cổ đại. Hơn nữa, nó đã thiết lập chuyên ngành nghiên cứu về lịch sử ở thế giới phương Tây (mặc dù đã có sự tồn tại của các văn bản ghi chép lịch sử và biên niên sử từ trước đó).

Lịch sử cũng là một trong những tài liệu sớm nhất ghi chép về sự trỗi dậy của Đế chế Ba Tư, cũng như các sự kiện và nguyên nhân của Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên.

Trong các ấn bản hiện đại Lịch sử thường được in thành chín cuốn sách, mỗi cuốn được đặt tên theo tên của các Nàng thơ Muse.

Tái bản ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Việt Nam, tác phẩm được PGS-TS Lê Đình Chi biên dịch và xuất bản với tiêu đề Lịch sử (Historiai)[4]. Cuốn sách đã đạt giải A, là giải cao nhất của Giải thưởng sách quốc gia năm 2020.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Herodotus (1987) [k. 430 BC]. The History Ἱστορίαι [The History]. Gren, David biên dịch. Chicago, IL: University of Chicago Press. tr. 37–38. ISBN 0-226-32770-1.
  2. ^ “Cuốn sách tôi chọn: Lịch sử (Historial) - Lịch sử được kể từ 2500 năm trước”. Truyền hình Quốc Hội. 20 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ Herodotus; Arnold, John H. (2000). History: A very short introduction. Oxford University Press. tr. 17. ISBN 0-19-285352-X.
  4. ^ 'Historiai' - sách sử của Herodotus được dịch sang tiếng Việt”. Vnexpress. 23 tháng 3 năm 2019.
  5. ^ “Điều thú vị về cuốn "Lịch sử" ra đời hơn 2500 năm đoạt giải A sách Quốc gia”. Dân Trí. 12 tháng 10 năm 2020.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Strauss-2014-06-14” được định nghĩa trong <references> không được đoạn văn bản trên sử dụng.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Asheri, David; Lloyd, Alan; Corcella, Aldo (2007). A Commentary on Herodotus, Books 1–4. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-814956-9.
  • Baragwanath, Emily; de Bakker, Mathieu (2010). Herodotus. Oxford Bibliographies Online Research Guide. Oxford, UK: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-980286-9.
  • Boedeker, Deborah (2000). “Herodotus' genre(s)”. Trong Depew, Mary; Obbink, Dirk (biên tập). Matrices of Genre: Authors, canons, and society. Cambridge, MA: Harvard University Press. tr. 97–114. ISBN 978-0-674-03420-4.
  • Cameron, Alan (2004). Greek Mythography in the Roman World. Oxford, UK: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-803821-4.
  • Dalley, S. (2003). “Why did Herodotus not mention the Hanging Gardens of Babylon?”. Trong Derow, P.; Parker, R. (biên tập). Herodotus and his World. New York, NY: Oxford University Press. tr. 171–189. ISBN 978-0-19-925374-6.
  • Fehling, Detlev (1989) [1971]. Herodotos and His 'Sources': Citation, invention, and narrative art. Arca Classical and Medieval Texts, Papers, and Monographs. 21. Howie, J.G. biên dịch. Leeds, UK: Francis Cairns. ISBN 978-0-905205-70-0.
  • Immerwahr, Henry R. (1985). “Herodotus”. Trong Easterling, P.E.; Knox, B.M.W. (biên tập). Greek Literature. The Cambridge History of Classical Greek Literature. 1. Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-21042-3.
  • Jain, Meenakshi (2011). The India They Saw: Foreign accounts. Delhi, IN: Ocean Books. ISBN 978-81-8430-106-9.
  • Lloyd, Alan B. (1993). Herodotus. Études préliminaires aux religions orientales dans l'Empire romain; Book II. 43. Leiden, NL: Brill. ISBN 978-90-04-07737-9.
  • Majumdar, R.C. (1981). The Classical accounts of India. Calcutta, IN: Firma KLM. ISBN 978-0-8364-0704-4. Being a compilation of the English translations of the accounts left by Herodotus, Megasthenes, Arrian, Strabo, Quintus, Diodorus, Siculus, Justin, Plutarch, Frontinus, Nearchus, Apollonius, Pliny, Ptolemy, Aelian, and others with maps.
  • Nielsen, Flemming A.J. (1997). The Tragedy in History: Herodotus and the deuteronomistic history. A&C Black. ISBN 978-1-85075-688-0.
  • Rawlinson, George (1859). The History of Herodotus. 1. New York, NY: D. Appleton and Company.
  • Roberts, Jennifer T. (2011). Herodotus: A very short introduction. Oxford, UK: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-957599-2.
  • Waters, K.H. (1985). Herodotos the Historian: His problems, methods, and originality. University of Oklahoma Press. ISBN 978-0-8061-1928-1.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • The Histories. Internet Archive (archive.org) (online audiobook) .
  • Herodotus. “The 28 Logoi”. Histories. livius.org. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2020.