Lactophrys

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lactophrys
L. trigonus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Tetraodontiformes
Họ (familia)Ostraciidae
Chi (genus)Lactophrys
Swainson, 1839
Loài điển hình
Ostracion trigonus[1]
Linnaeus, 1758
Các loài
3 loài, xem trong bài
Danh pháp đồng nghĩa

Lactophrys là một chi cá biển trong họ Cá nóc hòm. Chi này được lập ra bởi Swainson vào năm 1839. Đây là một chi cá bản địa của Đại Tây Dương.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi của chi được ghép bởi hai âm tiết: lactoria (biến thể của lactarius trong tiếng Latinh mang nghĩa là "sữa", ở đây chỉ đến bò sữa) và ophrū́s (ὀφρύς trong tiếng Hy Lạp cổ đại; "lông mày"), hàm ý đề cập đến cặp ngạnh trên mỗi mắt giống như cặp sừng của bò sữa.[2]

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Chi này có 3 loài được công nhận:

L. bicaudalisL. triqueter từng được đặt trong chi Rhinesomus, nhưng sau đó đã được dời lại sang chi Lactophrys này.[3]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Lactophrys có tuyến nọc độc dưới da, đặc biệt là quanh vùng miệng, sẽ sản xuất độc tố pahutoxin (trước đây còn gọi là ostracitoxin), và lượng độc này tiết nhiều nhất khi cá rơi vào tình trạng bị đe dọa. Chất độc này có thể giết chết những loài cá xung quanh, và cả chính chúng, ngay cả khi chúng rời đi thì chất độc vẫn còn tồn tại trong nước. Một số loài có thể kháng độc tố này là họ Cá lịch biển, cá mú lớn và một số loài cá nóc hòm khác.[4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Lactophrys. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập {{{3}}}. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Tetraodontiformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ Matsuura, Keiichi (2015). “Taxonomy and systematics of tetraodontiform fishes: a review focusing primarily on progress in the period from 1980 to 2014”. Ichthyological Research. 62 (1): 72–113. doi:10.1007/s10228-014-0444-5. ISSN 1616-3915.
  4. ^ Burton, Maurice; Burton, Robert (2002). International Wildlife Encyclopedia (ấn bản 3). New York: Marshall Cavendish. tr. 2758–2759. ISBN 0-7614-7266-5.