Bằng lăng nước

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Lagerstroemia speciosa)
Bằng lăng nước
Lá và hoa bằng lăng
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Myrtales
Họ (familia)Lythraceae
Chi (genus)Lagerstroemia
Loài (species)L. speciosa
Danh pháp hai phần
Lagerstroemia speciosa
(L.) Pers.

Bằng lăng nước hay đơn giản là bằng lăng[1] (danh pháp hai phần: Lagerstroemia speciosa) là một loài thực vật thuộc chi Bằng lăng (Lagerstroemia - một chi lớn thảo mộc nước to). Tên này do Giáo sư Phạm Hoàng Hộ viết sách và đặt. Nó không hợp lý ở chỗ đây không phải là loài cây bẩm sinh sinh sống gần nước, mà nó còn mọc trên rừng, phù hợp nhiều loại đất. Do đó, nên đặt nó là bằng lăng lớn (giant crape-myrtle) hoặc bằng lăng Nữ hoàng (Queen's crape-myrtle) như tên Anh của nó. Tên tiếng Pháp là Lilas des Indes, tiếng Anh thông dụng là: Giant Crape-myrtle, Queen 's Crape-myrtle, Pride of India, Queen 's flower.

Nguồn gốc, đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Bằng lăng nước được gọi tên là Banabá theo tiếng Tagalog (dân tộc lớn nhất Philippines) là loài cây đặc thù của Ấn Độ. Loài này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Á, hiện có nhiều ở Đông Nam Á, Ấn Độ và các vùng nhiệt đới khác. Thân cây thẳng và khá nhẵn nhụi. Lá màu xanh lục, dài từ 8 đến 15 cm, rộng từ 3 đến 7 cm, hình oval hoặc elip, rụng theo mùa. Hoa màu tím hoặc tím nhạt, mọc thành chùm dài từ 20 đến 40 cm, thường thấy vào giữa mùa hè. Mỗi bông hoa có 6 cánh, mỗi cánh dài chừng 2 đến 3,5 cm. Quả lúc tươi màu tím nhạt pha xanh lục, mềm. Quả già có đường kính 1,5 đến 2 cm, khô trên cây.

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Bằng lăng nước là loài bằng lăng hoa tím ở vùng nhiệt đới đã được dùng trong y học ở châu Mỹ, Ấn Độ, Philippines,... để trị bệnh tiểu đường. Lá láng bóng loài bằng lăng này chứa Corosolic acid ở mức cao (Corosolic acid là một hóa chất thực vật nổi tiếng làm hạ mức đường trong máu). Trong Y học truyền thống châu Á dùng lá bằng lăng nước làm nước trà để trị đau bao tử và bệnh tiểu đường. Các chất trích ly được thương mại hóa đôi khi cũng được dùng làm bớt mập phì. Chất trích lá bằng lăng nước thường tìm thấy trong các thuốc bổ sung đa thành phần để làm giảm cân, tỉ như Cortislim. Nồng lượng thay đổi tuỳ sản phẩm bán, nhưng thường chứa vài milligram đến vài tá milligram một ngày. Lá bằng lăng nước khó kiếm hơn nhưng được bán dưới dạng nước trích lỏng hoặc thể viên.

Loài bằng lăng cho bóng mát và cho hoa đẹp nên được trồng làm hoa cảnh. Thật ra ngoài hoa tím còn có hoa các màu đậm, lợt trắng, hồng, đỏ, tím,... và cuối thu nhiều giống cũng rụng lá vàng, lá đỏ như cây phong xứ lạnh. Vài giống lùn, lùm bụi, cũng được chọn làm cây kiểng, mùa hoa nở đầy chậu. Cây gỗ lớn cao đến 20m, phân cành cao, thẳng, tán dày, lá hình bầu dục hay hình giáo dài, cụm hoa hình tháp ở ngọn các cành, mọc thẳng, nụ hoa hình cầu, hoa lớn có 6 cánh, có móng ngắn, răng reo màu tím hồng. Cây mọc khỏe, thân thẳng, tán cao, cây trồng chủ yếu bằng hạt, ươm gieo như các cây khác.

Trồng trọt[sửa | sửa mã nguồn]

Bằng lăng tím tại Đền Hùng (Phú Thọ)

Đất trồng cây Bằng lăng phải có tầng đất mặt tơi xốp, dễ thoát nước, nếu đất có độ pH thấp, cần bón vôi thêm. Trước khi trồng tiến hành đào hố trước ít nhất 1 tháng, kích thước hố và lượng phân bón lót tùy thuộc vào đất giàu hoặc nghèo dinh dưỡng, thông thường 50 x 50 x 50 cm, trộn đều lớp đất mặt với phân hữu cơ, NPK, phân bón lót, phân lân, vôi...... Sau đó phai dồn hỗn hợp đất phân cho xuống hố. Công việc trên cần thực hiện trước khi trồng cây ít nhất là 1/2 tháng.

Cây được trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5, 6) và được trồng dặm trước tháng 9 hàng năm. Mật độ trồng thích hợp từ 500 đến 834 cây/ha. Cây cách cây 3 mét, hàng cách hàng 4 mét, hoặc cây cách cây 4 mét, hàng cách hàng 5 mét.

Sau khi trồng cần làm cỏ, xới đất kết hợp tủ gốc giữ ẩm cho cây 4-5 lần/năm. Trong 3 năm đầu khi cây chưa kép tán cần trồng thêm cây che bóng giữa các hàng để bảo vệ đất, nhằm tăng cường chất hữu cơ và giảm công làm cỏ...

Lượng phân bón trong 3 năm đầu như sau: phân chuồng 5–10 kg, phân NPK 150g/gốc/năm. Các năm sau tăng dần lượng phân lên, nên bón phân vào lúc làm cỏ và vun gốc vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. ...

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Mục loài 4051, Cây cỏ Việt Nam; Phạm Hoàng Hộ; Nhà xuất bản Trẻ - 2000.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Lagerstroemia speciosa tại Wikimedia Commons