Lethrinus xanthochilus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lethrinus xanthochilus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Spariformes
Họ (familia)Lethrinidae
Chi (genus)Lethrinus
Loài (species)L. xanthochilus
Danh pháp hai phần
Lethrinus xanthochilus
Klunzinger, 1870

Lethrinus xanthochilus là một loài cá biển thuộc chi Lethrinus trong họ Cá hè. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1870.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh xanthochilus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: xanthós (ξανθός; “vàng”) và kheîlos (χεῖλος; “môi”), hàm ý đề cập đến đôi môi màu vàng nhạt của loài cá này.[2]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

L. xanthochilus có phân bố rộng rãi trên vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo Marshall, quần đảo Marquisesquần đảo Gambier, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyu, giới hạn phía nam đến Úc, Nouvelle-CalédonieTonga.[3] Loài này cũng xuất hiện tại vùng biển Việt Nam, bao gồm quần đảo Hoàng Sa.[4][5]

L. xanthochilus sống gần các rạn san hô và trong đầm phá, trên nền đáy cát và thảm cỏ biển, độ sâu đến ít nhất là 150 m.[6]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở L. xanthochilus là 70 cm.[6] Thân có màu xám phớt vàng, lốm đốm các vệt đen. Môi màu vàng nhạt, môi trên sẫm hơn. Có một đốm đỏ ở gốc trên của vây ngực. Các vây màu xanh lam xám, rìa vây lưng và vây đuôi hơi ửng đỏ.

Số gai ở vây lưng: 10 (gai thứ 3 thường dài nhất); Số tia vây ở vây lưng: 9; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 13; Số vảy đường bên: 47–48.[7]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của L. xanthochilus chủ yếu là động vật giáp xác, động vật da gai và cá nhỏ.[7]

Như hầu hết các loài cá, L. xanthochilus cũng là vật chủ của nhiều loài ký sinh, trong đó có một loài mới được mô tả từ L. xanthochilussán lá đơn chủ Calydiscoides euzeti.[8]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

L. xanthochilus chủ yếu được đánh bắt thủ công, đôi khi thịt của chúng có thể gây ngộ độc ciguateraquần đảo Marshall.[1]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Carpenter, K. E.; Lawrence, A. & Myers, R. (2016). Lethrinus xanthochilus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T16720577A16722345. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T16720577A16722345.en. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Spariformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Lethrinus xanthochilus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  5. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng; Hoàng Xuân Bền (2021). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 21 (4A): 153–172. ISSN 1859-3097.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Lethrinus xanthochilus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  7. ^ a b Kent E. Carpenter & Gerald R. Allen (1989). “Lethrinus” (PDF). Emperor fishes and large-eye breams of the world (family Lethrinidae). Volume 9. Roma: FAO. tr. 89-90. ISBN 92-5-102889-3.
  8. ^ Justine, Jean-Lou (2007). “Species of Calydiscoides Young, 1969 (Monogenea: Diplectanidae) from lethrinid fishes, with the redescription of all of the type-specimens and the description of C. euzeti n. sp. from Lethrinus rubrioperculatus and L. xanthochilus off New Caledonia”. Systematic Parasitology. 67 (3): 187–209. doi:10.1007/s11230-006-9087-x. ISSN 1573-5192.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Wilson, G. G. (1998). “A description of the early juvenile colour patterns of eleven Lethrinus species (Pisces: Lethrinidae) from the Great Barrier Reef, Australia”. Records of the Australian Museum. 50 (1): 55–83. doi:10.3853/j.0067-1975.50.1998.1274. ISSN 0067-1975.