Louis Napoléon Bonaparte

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Louis Bonaparte
Được vẽ bởi Charles Howard Hodges, 1809
Vua của Holland
Tại vị05/06/1805 – 01/07/1810
Kế nhiệmLouis II
Thông tin chung
Sinh02/09/1778
Ajaccio, Corsica, Vương quốc Pháp
Mất25 tháng 7 năm 1846(1846-07-25) (67 tuổi)
Livorno, Đại công quốc Toscana
An tángSaint-Leu-la-Forêt, Paris
Phối ngẫuHortense de Beauharnais
Hậu duệ
Tên đầy đủ
Louis Napoléon Bonaparte
Hoàng tộcBonaparte
Thân phụCarlo Buonaparte
Thân mẫuLetizia Ramolino
Tôn giáoCông giáo La Mã
Chữ kýChữ ký của Louis Bonaparte

Louis Napoléon Bonaparte (tên khai sinh là Luigi Buonaparte; 02 tháng 09 năm 1778 - 25 tháng 07 năm 1846) là em trai của Napoléon I, Hoàng đế của Đệ Nhất Đế chế Pháp. Từ năm 1806 - 1810, ông là vua của Vương quốc Holland (một quốc gia chư hầu của Đế chế Pháp), với tước hiệu Louis I (tiếng Hà Lan: Lodewijk I; phát âm tiếng Hà Lan: [ˈloːdəʋɛik]).

Louis là người con thứ 5 và là con trai thứ 4 còn sống đến tuổi trưởng thành của Carlo BuonaparteLetizia Ramolino. Ông và các anh chị em của mình đều sinh ra ở Đảo Corsica, nơi mà người Pháp đã chinh phục chưa đầy một thập kỷ trước khi ông chào đời. Luis nối bước các anh trai của mình vào Quân đội Pháp, nơi ông có nhiều ưu ái từ sự bảo trợ của anh trai Napoléon Bonaparte. Năm 1802, ông kết hôn với Hortense de Beauharnais, con gái riêng của Hoàng hậu Joséphine, vợ của Hoàng đế Napoleon I.

Năm 1806, Napoleon I đã thành lập Vương quốc Holland thay cho Cộng hòa Batavia, bổ nhiệm Louis trở thành vua của vương quốc. Từ ban đầu, Hoàng đế Napoleon đã muốn biến vương quốc này thành một Chính phủ bù nhìn nằm trong sự thao túng của Đệ Nhất Đế chế Pháp, nhưng Louis quyết tâm cai trị một cách độc lập vương quốc của mình. Quá mệt mỏi với những hành động của em trai, Napoleon I đã cho sáp nhập Vương quốc Holland vào Pháp năm 1810, và Louis phải đi lưu vong. Con trai út của ông là Louis-Napoléon là người đã lập ra Đệ Nhị Đế chế Pháp vào năm 1852, với đế hiệu là Napoleon III.

Cuộc sống đầu đời[sửa | sửa mã nguồn]

Louis sinh ra ở Ajaccio, Đảo Corse, Vương quốc Pháp. Ông là em trai của Joseph, Napoleon, Lucien, và Élisa Bonaparte, là anh trai của Pauline, Caroline, và Jérôme Bonaparte. Cha mẹ đỡ đầu của Louis là vợ chồng thống đốc của đảo Corse, Charles Louis de Marbeuf và ông Bertrand de Boucheporn bạn thân của bố mẹ Louis.[1]

Sự nghiệp ban đầu của Louis là phục vụ cho quân đội, và ông cùng với anh trai Napoleon đã đến Ai Cập. Nhờ có anh trai Napoleon, nên Louis đã được bổ nhiệm trong Quân đội Pháp, và được thăng cấp Trung uý trong Trung đoàn Pháo binh số 4, từ đó ông được bổ nhiệm làm "Aide de Camp" (phụ tá) trong biên chế của Napoleon. Trong chiến dịch trên đất Ý, Napoleon đã giới thiệu Louis với Carnot, và do đó ông được phong làm đội trưởng. Sau đó ông đã trở thành một vị trướng vào năm 25 tuổi, và bản thân Louis cảm nhận được mình đã thăng tiến quá nhanh trong một thời gian ngắn.

Khi Louis trở lại Pháp, ông đã tham gia vào âm mưu lật đổ chế độ Đốc chính cùng với Napoleon. Sau khi trở thành Đệ nhất tổng tài, Napoleon đã sắp xếp cuộc hôn nhân giữa Louis và Hortense de Beauharnais, con gái riêng của vợ ông. Ban đầu Hortense đã phản đối cuộc hôn nhân, nhưng được mẹ thuyết phục kết hôn với Louis vì lợi ích của gia tộc, và cuối cùng cô đã đồng ý.

Louis được ghi nhận đã trải qua một thời gian mắc bệnh tâm thần.[2] Nhưng bệnh tình cụ thể thì không có tài liệu nào ghi rõ, các triệu chứng tâm thần đã hành hạ Louis cho đến khi ông qua đời.

Vua của Holland[sửa | sửa mã nguồn]

Chân dung Louis Bonaparte được vẽ bởi François Gérard, 1806

Cảm thấy rằng Cộng hòa Batavia quá độc lập so với mong muốn của mình, Hoàng đế Napoleon I đã thay thế nó bằng Vương quốc Holland vào ngày 05/06/1806, và đưa Louis lên ngai vàng của vương quốc này. Lúc đầu Napoleon chỉ có ý định cho em trai mình một vinh dự cao hơn vị trí của một tỉnh trưởng Hà Lan thuộc Pháp. Tuy nhiên, Louis lại muốn cai trị Holland như một vị quân chủ có trách nhiệm và độc lập. Để khẳng định sự nghiêm túc của mình, ông đã nỗ lực học tiếng Hà Lan và gọi mình là Lodewijk I (vương hiệu bằng tiếng Hà Lan), ông tự xưng mình là người Hà Lan chứ không phải người Pháp.[3][4] Vì ban đầu tiếng Hà Lan của ông còn yếu, nên ông thường nói với mọi người rằng: tôi là "Konijin van 'Olland" (Con thỏ của Olland), chứ không phải "Koning van Holland" (Vua Holland/Hà Lan). Tuy nhiên, nỗ lực chân thành để học tiếng Hà Lan của Louis đã khiến cho thần dân yêu quý và kính trọng ông.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Frédéric Masson – Napoleon dans se jeunesse – Société d'Éditions Littéraires et Artistiques – Paris, 1907 – page 42
  2. ^ Farquhar, Michael (2001). A Treasure of Royal Scandals, p. 163. Penguin Books, New York. ISBN 0-7394-2025-9.
  3. ^ Callister, Graeme (2017). War, Public Opinion and Policy in Britain, France and the Netherlands, 1785-1815. Springer. tr. 62. ISBN 978-3319495897.
  4. ^ David Nicholls (1999). Napoleon: A Biographical Companion. ABC-CLIO. tr. 34. ISBN 978-0-87436-957-1.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]