Bước tới nội dung

Louvre Abu Dhabi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Louvre Abu Dhabi
Tập tin:Louvre Abu Dhabi Logo.svg
Map
Thành lập8 tháng 11 năm 2017 (2017-11-08)
Vị tríĐảo Saadiyat, Abu Dhabi, United Arab Emirates
KiểuBảo tàng nghệ thuật
Giám đốcManuel Rabaté
Kiến trúc sưJean Nouvel
Chủ sở hữuSở Văn hóa & Du lịch Abu Dhabi
Trang webwww.louvreabudhabi.ae

Louvre Abu Dhabi (tiếng Ả Rập: اللوفر أبوظبي‎; tiếng Pháp: Louvre Abou Dabi) là một bảo tàng nghệ thuật và văn minh, nằm ở Đảo Saadiyat, Abu Dhabi, UAE. Theo một thỏa thuận giữa UAE và Pháp ký kết tháng 3 năm 2007, bảo tàng được phép sử dụng tên Louvre cho đến năm 2037 và Louvre mô tả là "dự án văn hóa lớn nhất của Pháp ở nước ngoài."[1] Bảo tàng có kích thước xấp xỉ 24.000 mét vuông (260.000 foot vuông), với 8.000 mét vuông (86.000 foot vuông) phòng trưng bày,[2] khiến nơi đây trở thành bảo tàng nghệ thuật lớn nhất bán đảo Ả Rập.[3] Các tác phẩm nghệ thuật từ khắp nơi trên thế giới được trưng bày tại bảo tàng, với mục đích rõ ràng là thu hẹp khoảng cách giữa nghệ thuật phương Đôngphương Tây.[4]

Đến năm 2019, Louvre Abu Dhabi đã thu hút 2 triệu du khách, trở thành bảo tàng được ghé thăm nhiều nhất trong thế giới Ả Rập.[1]

Bảo tàng là một phần của dự án phát triển văn hóa và du lịch trị giá 27 tỷ đô la Mỹ cho Đảo Saadiyat, được lên kế hoạch để lưu giữ một cụm tài sản văn hóa đẳng cấp thế giới.[5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình phát triển dự án

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cuộc thảo luận về Louvre Abu Dhabi được bắt đầu vào tháng 6 năm 2005, khi một phái đoàn Abu Dhabi dẫn đầu bởi Sultan bin Tahnoon al-Nahyan, chủ tịch Cơ quan Văn hóa & Di sản Abu Dhabi đến thăm Paris và gặp gỡ các đối tác tại Louvre. Một tháng sau, một phái đoàn khác bao gồm Abdullah bin Zayed Al Nahyan, lúc đó là Bộ trưởng Thông tin và Văn hóa của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đã thảo luận về dự án với những người đối thoại trong chính phủ Pháp, bao gồm Bộ trưởng bộ ngoại giao Philippe Douste-BlazyBộ trưởng Văn hóa Renaud Donnedieu de Vabres.[6] Cũng trong mùa hè năm 2005, Thái tử Abu Dhabi là Mohamed bin Zayed Al Nahyan đã gửi một bức thư về dự án cho tổng thống Pháp Jacques Chirac. Các cuộc đàm phán chính thức về dự án giữa hai nước bắt đầu vào mùa hè năm 2006.[7]:12

Trong khi đó, chính quyền Abu Dhabi vào năm 2006 đã chọn Jean Nouvel làm kiến trúc sư của tòa nhà, ông nổi tiếng với các dự án nổi bật như thiết kế Viện Thế giới Ả RậpParis. Ban đầu, họ ủy quyền cho công ty của ông thiết kế một bảo tàng chung về nghệ thuật hoặc nền văn minh cổ điển, mà không có tham chiếu cụ thể đến Louvre trong khi các cuộc thảo luận với chính quyền Pháp vẫn đang diễn ra.[8][9] Thomas Krens là người đầu tiên đề xuất Nouvel, sau đó là giám đốc của Solomon R. Guggenheim Foundation và cố vấn cho Abu Dhabi về sự phát triển của Đảo Saadiyat [10]

Mô hình của dự án Louvre và môi trường xung quanh nó, 2011

Giám đốc Louvre Henri Loyrette cũng được cho là đã phản đối dự án ngay từ đầu, mà trong giai đoạn đó, ông đã không bảo vệ hoặc công khai nó. Nhưng vị trí của Louvre trở nên thuận lợi hơn trong quá trình đàm phán hợp đồng, vì nó đã cố gắng đảm bảo những lợi ích đáng kể cho chính nó.[8]

Công trình xây dựng tại bảo tàng Louvre Abu Dhabi chính thức bắt đầu vào ngày 26 tháng 5 năm 2009. Gói công trình đóng cọc đã được trao cho công ty chuyên ngành của Đức là Bauer International FZE;[11] tổng số 4536 cọc bằng thép và bê tông cốt thép đã hoàn thành vào ngày 3 tháng 8 năm 2010.[12][13][14]

Mái vòm đang được xây dựng vào tháng 1 năm 2015

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]
Khách tham quan bảo tàng, với trần là Những chiếc lá ánh sáng của Giuseppe Penone

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn thiết kế ý tưởng bắt đầu từ năm 2006-2007,[15] Jean Nouvel và nhóm của ông đã thiết kế bảo tàng có "cấu trúc mái vòm như đang nổi lên"; mái vòm có hoa văn mạng nhện cho phép lọc ánh mặt trời. Hiệu ứng tổng thể đại diện cho "tia sáng mặt trời đi qua lá cây chà là trong oasis."[16][17] Tổng diện tích của bảo tàng sẽ vào khoảng 24.000 mét vuông (260.000 foot vuông). Bộ sưu tập vĩnh viễn sẽ chiếm 6.000 mét vuông (65.000 foot vuông) và triển lãm tạm thời sẽ diễn ra trên 2.000 mét vuông (22.000 foot vuông).[18][19]

Nghệ thuật công chúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai tác phẩm nghệ thuật công cộng đã được đưa vào để khai trương tòa nhà:[20]

Chi tiết bản For Louvre Abu Dhabi, tác phẩm điêu khắc của Jenny Holzer

Các cuộc triển lãm chọn lọc từ bộ sưu tập vĩnh viễn của Louvre Abu Dhabi

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ sở pháp lý, quản lý và các chương trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Louvre Abu Dhabi là bảo tàng quốc gia của UAE, được Sở Văn hóa & Du lịch Abu Dhabi giám sát. Tính đến năm 2019, một nửa số nhân viên của bảo tàng là công dân UAE.[21]

Theo thỏa thuận tháng 3 năm 2007, Abu Dhabi phải trả 400 triệu euro (525 triệu đô la Mỹ) cho việc sử dụng tên Louvre, và thêm 455 triệu euro để đổi lấy các khoản vay nghệ thuật (190 triệu euro, kết thúc vào năm 2027), các cuộc triển lãm đặc biệt (75 triệu euro, kết thúc vào năm 2032), tư vấn và hỗ trợ quản lý (165 triệu euro), và việc đặt tên theo người cha sáng lập UAE Zayed bin Sultan Al Nahyan của một không gian bên trong bảo tàng Louvre ở Paris (25 triệu euro).[7]:21[18] Dự kiến ban đầu dự án sau sẽ nằm trong một phần được tân trang lại của Pavillon de Flore để trưng bày nghệ thuật quốc tế, nhưng dự án đó sau đó đã bị bỏ dở [8] và Trung tâm Sheikh Zayed cuối cùng đã mở cửa vào năm 2016 như một bộ ba phòng trong Pavillon de l'Horloge dành riêng cho lịch sử của Cung điện Louvre.[22] Tính theo lạm phát, một báo cáo của Thượng viện Pháp vào năm 2017 ước tính tổng số tiền thanh toán trong suốt thời gian của hợp đồng (2007-2037) là 974,5 triệu euro.[7] Tính đến năm 2017 (bao gồm), theo Thượng viện Pháp, các khoản thanh toán tích lũy đã đạt 477 triệu euro,[7]:33 nói chung là phù hợp với các điều khoản của thỏa thuận ban đầu[7]:20 bất chấp sự chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án.

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Động cơ của dự án

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo tàng đã gây ra sự phản đối trong cả giới nghệ thuật và học thuật ở Pháp khi lấy Louvre làm tên mở rộng. Ở Pháp, nhà sử học nghệ thuật Didier Rykner dẫn đầu làn sóng phản đối, ông được coi là một trong những nhà phê bình thẳng thắn nhất đối với thương vụ bảo tàng Pháp - Tiểu vương quốc.[23] Một bản kiến nghị trực tuyến chống lại thỏa thuận này, được ký bởi 4.650 giám tuyển, các nhà khảo cổ học và sử học nghệ thuật, đã nhấn mạnh các bảo tàng của Pháp không phải để bán.[24][25] Klaus-Dieter Lehmann, Chủ tịch của Tổ chức Di sản Văn hóa Phổ, đã mô tả Louvre hoạt động "giống như một tập đoàn với chiến lược được xác định rõ ràng: tối đa hóa lợi nhuận."[19]

Khuynh hướng giám tuyển phương Tây

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo tàng bị chỉ trích vì không thực hiện ý định đã nêu trong việc cân bằng quan điểm văn hóa và nghệ thuật phương Tây và phương Đông, đặc biệt là các bộ sưu tập nghệ thuật hiện đại và đương đại thể hiện sự tập trung đặc trưng của Châu Âu. Tuy nhiên, thành kiến này có thể bị xói mòn theo thời gian khi các khoản vay từ các viện bảo tàng của Pháp dần dần được thay thế bằng các khoản mua do Louvre Abu Dhabi tự thực hiện.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “The Louvre Abu Dhabi”. Louvre. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2021.
  2. ^ “The Louvre Abu Dhabi – Louvre Museum – Paris”. 6 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ a b Edwin Heathcote; Jan Dalley (10 tháng 11 năm 2017). “The Gulf's blockbuster new Louvre arrives — and it's utterly original”. Financial Times. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ “Vincent Van Gogh, Andy Warhol, Claude Monet and Henri Matisse in Louvre Abu Dhabi”. Glammonitor. 21 tháng 10 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2014.
  5. ^ “French Culture Minister heads delegation to UAE capital to seal Louvre Abu Dhabi operating framework”. AME Info. 7 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2008.
  6. ^ Jacques Follorou; Emmanuel de Roux (7 tháng 9 năm 2006). “Des musées pour les émirs : le Louvre s'exporte dans le Golfe”. Le Monde.
  7. ^ a b c d e Vincent Eblé; André Gattolin (12 tháng 7 năm 2017). “France-Muséums : une expérience unique ?” (PDF). Sénat.
  8. ^ a b c Vincent Noce (12 tháng 4 năm 2013). “Louvre Abou Dhabi : les mille et un ennuis”. Libération.
  9. ^ Mara Corradi (15 tháng 2 năm 2018). “Jean Nouvel: Louvre Abu Dhabi”. Floornature Architecture & Surfaces.
  10. ^ Jean Nouvel (2019). Louvre Abu Dhabi : Histoire d'un projet d'architecture. Abu Dhabi: Louvre Abu Dhabi & Skira. tr. 17.
  11. ^ “Bauer International FZE”. www.baueruae.ae.
  12. ^ Eman Mohammed (26 tháng 5 năm 2009). “Construction of historic Louvre Abu Dhabi museum starts”. Gulf News. Bản gốc lưu trữ 29 tháng Năm năm 2009. Truy cập 1 Tháng sáu năm 2009.
  13. ^ Vogel, Carol (26 tháng 5 năm 2009). “Abu Dhabi Gets a Sampler of World Art”. New York Times. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2009.
  14. ^ “Louvre Abu Dhabi gets green light”. Gulf News. 10 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ 13 tháng Chín năm 2008. Truy cập 8 tháng Chín năm 2008.
  15. ^ “Louvre Abu Dhabi / Ateliers Jean Nouvel”. ArchDaily. 8 tháng 11 năm 2017.
  16. ^ “Louvre, Abu Dhabi”. Wallpaper. 7 tháng 5 năm 2007. Bản gốc lưu trữ 11 Tháng hai năm 2009. Truy cập 16 tháng Chín năm 2008.
  17. ^ a b “Riding, Alan”. The New York Times. 7 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2008.
  18. ^ a b “Art in the Desert: 'Louvre Abu Dhabi' Gets Green Light”. Spiegel Online. 3 tháng 7 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2008.
  19. ^ Alyssa Buffenstein (14 tháng 11, 2016). “Louvre Abu Dhabi Commissions Site-Specific Pieces by Jenny Holzer and Giuseppe Penone”. Artnet.
  20. ^ {{cite web|website=Les Clés du Moyen-Orient |title=Interview with Manuel Rabaté, Director of Louvre Abu Dhabi |author=Anne-Lucie Chaigne-Oudin |date=2019-06-14 |url=https://www.lesclesdumoyenorient.com/Interview-with-Manuel-Rabate-Director-of-Louvre-Abu-Dhabi.html
  21. ^ “The Pavillon de l'Horloge: Discover the Louvre”. Louvre. 6 tháng 7 năm 2016.
  22. ^ Farhat, Maymanah (27 tháng 3 năm 2007). “The Louvre Abu Dhabi, Exploitation and the Politics of the Museum Industry”. ZNet. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2008.
  23. ^ Astier, Henri (7 tháng 3 năm 2007). “Gulf Louvre deal riles French art world”. BBC News. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2008.
  24. ^ Krane, Jim (6 tháng 3 năm 2007). “France's Louvre branching to Abu Dhabi”. Boston.com. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2008.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]