Bước tới nội dung

Lý Đức Quân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lý Đức Quân
Chức vụ

Trung đoàn trưởng Trung đoàn 7
thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh
Nhiệm kỳ11/1972 – 5/1973
Cấp bậc-Đại tá (11/1972)
-Chuẩn tướng (truy thăng 5/1973)
Tư lệnh-Đại tá Trần Quốc Lịch
Vị tríQuân khu 3
Tham mưu trưởng Sư đoàn 5 Bộ binh
Nhiệm kỳ6/1970 – 11/1972
Cấp bậc-Trung tá
Tư lệnh-Chuẩn tướng Lê Văn Hưng
Tham mưu phó Chiến tranh Chính trị
tại bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh
Nhiệm kỳ6/1969 – 6/1970
Cấp bậc-Trung tá (6/1969)
Tư lệnh-Đại tá Nguyễn Văn Hiếu (trung tướng)
Vị tríVùng 3 chiến thuật
Trung đoàn phó Trung đoàn 7
thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh
Nhiệm kỳ11/1965 – 6/1969
Cấp bậc-Thiếu tá (11/1965)
Tư lệnh-Đại tá Phạm Quốc Thuần
Vị tríVùng 3 chiến thuật
Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2
Trung đoàn 7, Sư đoàn 5 Bộ binh
Nhiệm kỳ1/1961 – 11/1965
Cấp bậc-Đại úy (1/1961)
Vị tríVùng 3 chiến thuật
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam Cộng hòa
SinhTháng 3 năm 1930
Hải Ninh, Việt Nam
Mất25 tháng 5 năm 1973 (43 tuổi)
Bình Dương, Việt Nam
Nguyên nhân mấtTử trận
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcNùng
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Trung học Pháp ngữ Hải Phòng
-Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt
Quê quánBắc Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực VNCH
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1952-1973
Cấp bậc Chuẩn tướng
Đơn vị Sư đoàn 5 Bộ binh
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực VNCH
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Tặng thưởng B.quốc H.chương III[1]

Lý Đức Quân (1930-1973), nguyên là một sĩ quan Bộ binh cao cấp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tá. Ông xuất thân từ những khóa đầu tiên ở trường Võ bị Quốc gia do Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra tại Huế, sau đó dời về Nam Cao nguyên Trung phần kết hợp với trường Võ bị Liên quân của Quân đội Pháp để lại, nhằm mục đích đào tạo sĩ quan người Việt phục vụ cho Quân đội Liên hiệp Pháp. Sau khi ra trường ông đã đảm nhiệm từ chức vụ Trung đội trưởng cho đến chỉ huy cấp Trung đoàn. Năm 1973 ông tử trận, được truy thăng cấp Chuẩn tướng.

Tiểu sử & Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh vào tháng 2 năm 1930 trong một gia đình có nguồn gốc dân tộc Nùng[2] thiểu số tại Hải Ninh (nay là địa giới Thành phố Móng Cái, thuộc tỉnh Quảng Ninh). Năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại Hải Phòng với văn bằng Tú tài bán phần (Part I).

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Giữa năm 1952, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, thành phần trong Quân đội Liên hiệp Pháp, mang số quân: 50/300.430. Theo học khóa 8 Hoàng Thụy Đông tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 7 năm 1952. Ngày 28 tháng 6 năm 1953 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch.[3] Ra trường ông được chọn về đơn vị Bộ binh, Tiểu đoàn Khinh quân Việt Nam với chức vụ Trung đội trưởng.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối năm 1955, sau khi Quân đội Quốc gia đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Chuyển sang phục vụ cơ cấu mới ông được thăng cấp Trung úy giữ chức vụ Đại đội trưởng, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 7, Sư đoàn 5 Bộ binh. Đầu năm 1961, ông được thăng cấp Đại úy được cử giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 7.

Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1965, ông được thăng cấp Thiếu tá và được chỉ định làm Trung đoàn phó Trung đoàn 7 thuộc Sư đoàn 5 Bộ binh. Tư lệnh Sư đoàn là Đại tá Phạm Quốc Thuần.

Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1969, ông được thăng cấp Trung tá chuyển về Bộ tư lệnh Sư đoàn 5 giữ chức vụ Tham mưu phó kiêm Chiến tranh Chính trị, một năm sau ông được cử làm Tham mưu trưởng Sư đoàn. Tư lệnh Sư đoàn là Đại tá Nguyễn Văn Hiếu.

Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1972, ông được thăng cấp Đại tá, trở lại đơn vị tác chiến giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 7 Bộ binh thuộc Sư đoàn 5. Tư lệnh Sư đoàn là Đại tá Lê Văn Hưng

Tử trận

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhận chỉ thị của Đại tá Tư lệnh Sư đoàn Trần Quốc Lịch, chiều ngày 25 tháng 5 năm 1973, ông bay trên trực thăng để điều động binh sĩ thuộc quyền phối hợp với đơn vị Biệt đông quân để tái chiếm Rạch Bắp, phía tây Quận lỵ Bến Cát, Bình Dương. Đang khi bay làm nhiệm vụ ông bị trúng đạn phòng không của đối phương. Ông tử trận ngay lúc đó, hưởng dương 43 tuổi.

Linh cữu được quàn tại tư gia ở Phúc Hải, Biên Hòa

Ông được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng và truy tặng Đệ Tam đẳng Bảo quốc Huân chương kèm Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu.

Ngày 31 tháng 5, tang lễ được cử hành trọng thể theo lễ nghi Quân cách của một tướng lĩnh. An táng tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa.

Huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

-Huân chương Bảo quốc đệ tam đẳng (truy tặng).
-Anh dũng Bội tinh với nhành dương liễu (truy tặng).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng (truy tặng).
  2. ^ Trong hàng sĩ quan cao cấp của Quân lực VNCH có một số vị thuộc dân tộc Nùng là các Trung tướng linh Quang Viên, Chuẩn tướng Chương Dzềnh Quay và Lý Đức Quân. Các Đại tá Vòng A Sáng (Sinh năm 1902 tại Hải Ninh, tốt nghiệp Võ bị Lục quân Pháp. Nguyên Tư lệnh Sư đoàn 3 Sơn cước (tiền thân của Sư đoàn 5 Bộ binh sau này). Giải ngũ năm 1960), Hoàng Gia Cầu (Sinh năm 1929 tại Hải Ninh (trưởng nam của Đại tá Vòng A Sáng), tốt nghiệp Võ bị Địa phương Móng Cái. Chức vụ sau cùng: Tham mưu trưởng Nha Tổng Thanh tra Quân lực), Trương Thắng Chức (Sinh năm 1928 tại Hải Ninh. Tốt nghiệp Võ bị Địa phương Móng cái. Chức vụ sau cùng: Tư lệnh phó Sư đoàn 25 Bộ binh), Dương Phún Sang (Sinh năm 1926 tại Hải Ninh, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt. Chức vụ sau cùng: Chánh Thanh tra Sư đoàn 18 Bộ binh)Slíu Tsồi Coóng (Sinh năm 1930 tại Hải Ninh, tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan Pháp. Chức vụ sau cùng: Phó Phòng Hành quân Bộ Tổng Tham mưu).
  3. ^ Tốt nghiệp khóa 8 Hoàng Thụy Đông, sau này lên tướng còn có Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn tướng Huỳnh Thới Tây.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.