Ma Kết (chiêm tinh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ma Kết
Biểu tượng Hoàng ĐạoCon dê biển
Khoảng thời gian22 tháng 12 - 19 tháng 1
Chòm saoMa Kết
Nguyên tốĐất
Phẩm chất Hoàng ĐạoThống lĩnh
Chủ tinhSao Thổ
Vượng tinhSao Hỏa
Tù tinhMặt Trăng
Hãm tinhSao MộcSao Hải Vương

Ma Kết - Capricorn (), hay còn gọi là Nam Dương, là cung chiêm tinh thứ mười trong Hoàng Đạo, bắt nguồn từ chòm sao Ma Kết và nằm ở giữa độ thứ 270 và 300 của kinh độ thiên thể. Trong chiêm tinh học, Ma Kết được coi là cung Đất (cùng với Kim NgưuXử Nữ), cung hướng nội,[1] và là một trong 4 cung Thống lĩnh (cùng với Bạch Dương, Cự GiảiThiên Bình). Ma Kết được trị vì bởi Sao Thổ. Những người được sinh ra khi Mặt Trời ở cung này được gọi là Capricornian (Những người sinh cung Ma Kết). Thông thường, Mặt Trời đi qua vùng hoàng đạo này giữa ngày 22 tháng 12 đến ngày 19 tháng 1 hàng năm.

Thần thoại[sửa | sửa mã nguồn]

Chòm sao này thường được mô tả là một con dê với đuôi . Một truyền thuyết nói rằng khi vị thần dê Pan bị tấn công bởi con quái vật Typhon, ông ngâm mình xuống sông Nin; phần phía trên mặt nước vẫn là dê, nhưng phần ở dưới nước đã hóa thành cá.

Ma Kết đôi khi được ví như là một con dê biển, hay thỉnh thoảng là một con dê trên cạn.

Hình vẽ vào đầu những năm 1800 về chòm sao Ma Kết như là một con dê biển.

Thần thoại Hy Lạp[sửa | sửa mã nguồn]

Capricorn hay dê biển (Seagoat) là hình ảnh của nam thần xứ Babylon, đầy quyền năng tên là Ea. Ông có nửa dưới cơ thể là cá, đầu và mình dê. Ban đêm, vị thần sống trong đại dương nhưng mỗi ngày đều ngoi lên để canh giữ đất liền. Nhưng thần thoại Hy Lạp không nói đến dê biển mà nói đến Pan, một bán thần (demigod) có nửa trên là người nửa dưới là dê. Ông là con của thần Hermes và một nữ thần biển (Nymph). Khi Pan ra đời, nữ thần hét lên vì khiếp sợ và bỏ chạy mất trong khi Hermes thương đứa con dị dạng, đưa nó lên Olympus nơi các vị thần khác cũng thích cậu bé. Từ đó Pan trở thành vị thần của các mục đồng và gia súc, gánh vác trách nhiệm của cha. Anh không ở lại Olympus mà thích sống trong những bóng cây trên núi cao.

Các bài liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Jeff Mayo, Teach Yourself Astrology, pp 38-41, Hodder and Stoughton, London, 1979