Meiacanthus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Meiacanthus
M. grammistes
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Blenniiformes
Họ (familia)Blenniidae
Phân họ (subfamilia)Blenniinae
Chi (genus)Meiacanthus
Norman, 1944
Loài điển hình
Petroscirtes ovalanensis
Günther, 1880

Meiacanthus là một chi cá biển thuộc phân họ Blenniinae của họ Cá mào gà. Chi này được lập bởi Norman vào năm 1944. Duy nhất một loài là M. anema sinh sống ở vùng nước ngọtnước lợ.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tên chi được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: meíōn (μείων; “ít, kém”) và ákantha (ἄκανθα; “gai”), hàm ý đề cập đến vây lưng của các loài trong chi này chỉ có 4 gai, so với 10–12 gai như các loài Petroscirtes.[1]

Các loài[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện có 31 loài được ghi nhận trong chi này, bao gồm:

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Meiacanthus có 3 phân chi đã được công nhận: Allomeiacanthus (M. ditremaM. urostigma), Holomeiacanthus (chỉ có M. anema) và Meiacanthus (các loài còn lại).

  • Allomeiacanthus: tuyến độc nằm ở vị trí phía dưới và được bao bọc bởi xương răng (thay vì ở hai bên như Meiacanthus), không có đường bên và chỉ có 2 hốc (3 ở các phân chi khác) ở xương hàm dưới và xương sau thái dương.
  • Holomeiacanthus: có từ 6 gai vây lưng trở lên, sống ở môi trường nước ngọt.
  • Meiacanthus: thuộc Meiacanthus sensu stricto.

Sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Meiacanthus có rãnh sâu phía trước ở răng nanh hàm dưới liên kết với tuyến nọc độc đã tạo ra khả năng phòng thủ hiệu quả cho chúng. Nọc độc của Meiacanthus gây độc tính thông qua tương tác với các thụ thể opioid, dẫn đến hạ huyết áp mạnh.[6]

Nhờ vào cặp răng nanh có độc này mà các loài săn mồi khác gần như né tránh Meiacanthus. Do đó, một số loài cá mào gà khác, cá sơn và cá con của một số loài cá lượng đã bắt chước kiểu hình của Meiacanthus, gọi là bắt chước kiểu Bates.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Christopher Scharpf biên tập (2023). “Order Blenniiformes: Family Blenniidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  2. ^ a b c Smith-Vaniz, William F.; Allen, Gerald R. (2011). “Three new species of the fangblenny genus Meiacanthus from Indonesia, with color photographs and comments on other species (Teleostei: Blenniidae: Nemophini)” (PDF). Zootaxa. 3046 (1): 39–58. doi:10.11646/zootaxa.3046.1.2. ISSN 1175-5334.
  3. ^ a b Allen, Gerald Robert; Erdmann, Mark V. (2024). Reef Fishes of the East Indies (ấn bản 2). Perth: Tropical Reef Research.
  4. ^ a b Smith-Vaniz, William F.; Allen, Gerald R. (2019). Meiacanthus solomon, a new fangblenny (Teleostei: Blenniidae) from the Solomon Islands, with a redescription and new records of M. limbatus (PDF). Journal of the Ocean Science Foundation. 33: 44–52. doi:10.5281/zenodo.3268872.
  5. ^ Smith-Vaniz, W.; Satapoomin, U.; Allen, G. (2001). Meiacanthus urostigma, a New Fangblenny from the Northeastern Indian Ocean, with Discussion and Examples of Mimicry in Species of Meiacanthus (Teleostei: Blenniidae: Nemophini)”. Aqua, Journal of Ichthyology and Aquatic Biology. 5 (1): 25–43.
  6. ^ Casewell, Nicholas R.; Visser, Jeroen C.; Baumann, Kate; Dobson, James; Han, Han; Kuruppu, Sanjaya; Morgan, Michael; Romilio, Anthony; Weisbecker, Vera (2017). “The Evolution of Fangs, Venom, and Mimicry Systems in Blenny Fishes”. Current Biology. 27 (8): 1184–1191. doi:10.1016/j.cub.2017.02.067. ISSN 0960-9822.
  7. ^ John E. Randall (2005). “A Review of Mimicry in Marine Fishes” (PDF). Zoological Studies. 44 (3): 299–328. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2021.