Meiacanthus nigrolineatus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Meiacanthus nigrolineatus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Blenniiformes
Họ (familia)Blenniidae
Chi (genus)Meiacanthus
Loài (species)M. nigrolineatus
Danh pháp hai phần
Meiacanthus nigrolineatus
Smith-Vaniz, 1969

Meiacanthus nigrolineatus là một loài cá biển thuộc chi Meiacanthus trong họ Cá mào gà. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1969.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh nigrolineatus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: nigro (“đen”) và lineatus (“có sọc”), hàm ý đề cập đến sọc đen đặc trưng ở loài cá này.[2]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

M. nigrolineatus có phân bố khắp vùng Biển Đỏ, kéo dài về phía nam tới vịnh Aden, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 50 m.[1]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở M. nigrolineatus là 9,5 cm.[3] Loài này có hai màu: vàng ở thân sau và lam xám ở thân trước và đầu.

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Trứng của M. nigrolineatus có chất kết dính, được gắn vào chất nền thông qua một tấm đế dính dạng sợi. Cá bột là dạng phiêu sinh vật, thường được tìm thấy ở vùng nước nông ven bờ. Cá cái chỉ đẻ từ 5 đến 10 trứng một lần và sau đó di chuyển ra khỏi tổ, nhưng vẫn ở gần đó. Một con cái như vậy đẻ từ 100 đến 160 quả trứng khi thường xuyên ra vào tổ.[4]

Cá trưởng thành ăn động vật phù du.[3]

Các loài Meiacanthus đều có tuyến nọc độc trong răng nanh. Do đó, chúng là hình mẫu để nhiều loài khác bắt chước theo, gọi là bắt chước kiểu Bates (loài không độc bắt chước kiểu hình, hành vi của một loài có độc).[5] M. nigrolineatus được bắt chước bởi cá mào gà Ecsenius gravier.[6]

M. nigrolineatus còn nhỏ (<2 cm) lại bắt chước kiều hình của một số loài họ Cá sơn (Apogonidae) như Cheilodipterus isostigmaApogon angustatus, với 3 sọc đen sẫm trên cơ thể kèm đốm đen ở phía trước vây lưng (cá con lớn hơn một chút phát triển vệt xanh nhạt ở phần trước của thân và đầu). M. nigrolineatus con, thường khoảng 2–3 cá thể lẫn vào đàn từ 10 đến 100 con cá sơn. Khi gặp nguy hiểm, cá sơn thường rút vào các khe hở trên san hô hoặc ẩn mình trong các gai của cầu gai Diadema setosum.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Williams, J. T. (2014). Meiacanthus nigrolineatus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T48342376A48378852. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-3.RLTS.T48342376A48378852.en. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2023). “Order Blenniiformes: Family Blenniidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Meiacanthus nigrolineatus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  4. ^ Fishelson, Lev (1976). “Spawning and Larval Development of the Blennid Fish, Meiacanthus nigrolineatus from the Red Sea”. Copeia. 1976 (4): 798–800. doi:10.2307/1443465. ISSN 0045-8511.
  5. ^ Fishelson, Lev (1974). “Histology and Ultrastructure of the Recently Found Buccal Toxic Gland in the Fish Meiacanthus nigrolineatus (Blenniidae)”. Copeia. 1974 (2): 386–392. doi:10.2307/1442533. ISSN 0045-8511.
  6. ^ John E. Randall (2005). “A Review of Mimicry in Marine Fishes” (PDF). Zoological Studies. 44 (3): 299–328. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2021.
  7. ^ Dafni, J; Diamant, A (1984). “School-oriented mimicry, a new type of mimicry in fishes” (PDF). Marine Ecology Progress Series. 20: 45–50. doi:10.3354/meps020045. ISSN 0171-8630.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]