Ōta Minoru

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Minoru Ota)
Ōta Minoru
Phó đô đốc Minoru Ōta
Tên bản ngữ
大田 実
Sinh(1891-04-07)7 tháng 4 năm 1891
Chiba, Nhật Bản
Mất13 tháng 6 năm 1945(1945-06-13) (54 tuổi)[1]
Okinawa, Nhật Bản
ThuộcNhật Bản Đế quốc Nhật Bản
Quân chủngĐế quốc Nhật Bản Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Năm tại ngũ1909-1945
Quân hàmTrung tướng Hải quân
Tham chiếnChiến tranh Trung-Nhật

Thế chiến thứ hai

Ōta Minoru (大田 実 Đại Điền Thực?) (1891–1945) là một Phó đô đốc Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai. Ông là người chỉ huy các lực lượng hải quân Nhật phòng thủ bán đảo Oroku trong Trận Okinawa và đã mổ bụng tự sát khi bán đảo này thất thủ về tay quân Mỹ.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ōta sinh ngày 7 tháng 4 năm 1891 tại Nagara, Chiba. Ông đứng hạng thứ 64/188 ở khóa 41 Học viện Hải quân Hoàng gia Nhật Bản năm 1913. Ōta tham gia thực tập với quân hàm Chuẩn úy tại tuần dương hạm Azuma và đã có dịp cùng con tàu đi đến Honolulu, San Pedro, San Francisco, Vancouver, Victoria, Tacoma, Seattle, HakodateAomori. Sau khi trở về Nhật, ông được điều đến thiết giáp hạm Kawachi, sau đó là thiết giáp hạm Fusō với quân hàm Thiếu úy. Sau khi được phong Trung úy năm 1916, ông trở về trường học ngành hải pháo, nhưng bị gián đoạn gần một năm vì mắc bệnh lao. Sau khi khỏi bệnh, ông hoàn thành khóa học ngư lôi và khóa học nâng cao về hải pháo, rồi chuyển sang làm việc trên thiết giáp hạm thiết giáp hạm HieiFusō. Sau đó ông lại trở thành giảng viên tại Học viện Kỹ sư Hải quân.[2]

Ảnh chụp bộ chỉ huy quân Nhật tại Okinawa trước khi trận đánh bắt đầu

Ōta vào năm 1932 đã chỉ huy một đại đội Hải quân Lục chiến Đế quốc Nhật Bản trong Sự kiện Thượng Hải 1931. Ông được thăng hàm Trung tá năm 1934. Năm 1936, ông làm sĩ quan điều hành trên thiết giáp hạm thiết giáp hạm Yamashiro và sau đó là hạm trưởng tàu chở dầu Tsurumi năm 1937. Ông trở thành Đại tá vào tháng 12 cùng năm.[2]

Năm 1938, khi Chiến tranh Trung-Nhật đã bùng nổ, Ōta được điều làm chỉ huy đơn vị Hải quân Lục chiến số 6 tại Kure. Năm 1941, ông làm chỉ huy Hải quân Lục chiến dưới sự điều hành của Hạm đội Trung Hoa Khu vực tại Vũ Hán, Trung Quốc. Cùng năm đó, ông trở về Nhật và được giao chỉ huy đơn vị Hải quân Lục chiến số 2, chuẩn bị cho cuộc đổ bộ lên đảo Midway.[3] Mặc dù cuộc đổ bộ này đã không diễn ra, ông được phong hàm Chuẩn đô đốc và chỉ huy đơn vị Hải quân Lục chiến số 8 tại New Georgia chống lại Thủy quân lục chiến tuần duyên của Mỹ.[4] Sau khi tham gia chỉ huy nhiều đơn vị khác nhau, tháng 1 năm 1945, ông được đưa đến Okinawa để chỉ huy đơn vị hải quân tại đây, lực lượng tăng viện cho công cuộc phòng thủ đảo.[5][6]

Trận Okinawa[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Okinawa, Ōta chỉ huy 10.000 lính dưới quyền. Tuy nhiên một nửa số đó là dân thường bị cưỡng bức quân dịch, không được huấn luyện đầy đủ. Số còn lại là các pháo thủ trên tàu biển, không có kinh nghiệm chiến đấu trên bộ. Các tài liệu Đồng Minh có sự mâu thuẫn nhau khi nói về vai trò của ông trong trận Okinawa. Có tài liệu nói Ōta có nhiệm vụ tổ chức và chỉ huy những người lính của mình chiến đấu với Đồng minh, "rút lui từ từ về bán đảo Oroku đã phòng thủ kiên cố."[7] Tuy nhiên thực tế tổng hành dinh hải quân đã đặt tại Oroku ngay từ khi trận đánh bắt đầu.[8] Đại tá tham mưu Yahara Hiromichi của Quân đoàn 32 Lục quân đã miêu tả việc truyền lệnh sai lệch đối với đơn vị của Ota như sau: Ota đã chuẩn bị cho việc phòng thủ từ ngày 24 tháng 5, đó là rút lui toàn bộ lực lượng hải quân về phía nam để hỗ trợ lục quân. Ông đã cho phá hủy các vũ khí hạng nặng, đạn dược và cả vũ khí cá nhân. Tuy nhiên Quân đoàn 32 trên đường rút quân lại lệnh cho Ota trở lại Oroku do có sự nhầm lẫn về thời gian. Điều này dẫn đến hải quân trở lại vị trí phòng thủ cũ mà không có vũ khí hạng nặng cũng như một nửa số binh sĩ không có súng trường.[8] Lính Mỹ sau đó đã tấn công và bao vây hòn đảo, ngoài ra còn cho một đơn vị nhảy dù phía sau vị trí quân Nhật. Quân Nhật đã tự sát bằng các vũ khí có được và cả thực hiện tấn công tự sát. Theo bảo tàng tại địa đạo Tổng hành dinh Hải quân ở Okinawa, "4.000 lính Nhật đã tự sát" trong lô cốt chỉ huy, bao gồm cả Ōta.[9]

Ngày 11 tháng 6 năm 1945, Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 6 Hoa Kỳ bao vây vị trí của Ōta. Ông đã gửi bức điện tín sau cùng về Tổng hành dinh Quân đoàn 32 lúc 16 giờ ngày 12 tháng 6 (bảo tàng tại địa đạo Tổng hành dinh Hải quân ở Okinawa lại đưa ra thời gian là 20 giờ 16 phút ngày 6 tháng 6 năm 1945).[10] Bức điện tín có nội dung như sau:

Ngày 13 tháng 6, Ōta đã cùng 6 sĩ quan tham mưu tại đây tự sát kiểu "Harakiri". Ngày 14 tháng 6, quân Mỹ đã chiếm được nơi này sau khi chịu thương vong 1.700 người còn phía Nhật chết hết.[13] Thi hài của Ōta cùng 6 sĩ quan khác cũng được tìm thấy. Ōta sau đó được truy phong quân hàm Phó đô đốc.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Sách[sửa | sửa mã nguồn]

  • Alexander, Joseph H. (1997). Storm Landings: Epic Amphibious Battles in the Central Pacific. Nhà in Học viện Hải quân. ISBN 1-55750-032-0.
  • Astor, Gerald (1996). Operation Iceberg: The Invasion and Conquest of Okinawa in World War II. Dell. ISBN 0-440-22178-1.
  • Feifer, George (2001). The Battle of Okinawa: The Blood and the Bomb. The Lyons Press. ISBN 1-58574-215-5.
  • Lacey, Laura Homan (2005). Stay Off The Skyline: The Sixth Marine Division on Okinawa—An Oral History. Potomac Books. ISBN 1-57488-952-4.
  • Leckie, Robert (1997). Strong Men Armed: The United States Marines Against Japan. Da Capo Press. ISBN 0-306-80785-8.
  • Prange, Gordon W (1983). Miracle at Midway. Penguin. ISBN 0-14-006814-7.
  • Wiest, Andrew A (2001). The Pacific War: Campaigns of World War II. Motorbooks International. ISBN 0-7603-1146-3.
  • Lê Vinh Quốc-Huỳnh Văn Tòng (2000). Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1945). Việt Nam: Nhà xuất bản Giáo dục.

Website[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nishida, Hiroshi, Imperial Japanese Navy
  2. ^ a b “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2013.
  3. ^ Prange, Miracle at Midway, trang 63
  4. ^ Alexander, Storm Landings, trang 206
  5. ^ Astor, Operation Iceberg, trang 462.
  6. ^ Weist, The Pacific War:Campaigns of World War II, trang 223.
  7. ^ Feifer, The Battle of Okinawa.
  8. ^ a b Yahara, Michihiro "The Battle for Okinawa"
  9. ^ [http://kaigungou.ocvb.or.jp/about.html “���C�R�i�ߕ��� [���C�R�i�ߕ����ɂ‚���]”]. Truy cập 30 tháng 9 năm 2015. replacement character trong |tiêu đề= tại ký tự số 1 (trợ giúp)
  10. ^ a b Bảo tàng tại địa đạo Tổng hành dinh Hải quân ở Okinawa, bảng ghi phía trước lô cốt chỉ huy, có phiên âm sang tiếng Anh từ tiếng Nhật.
  11. ^ a b http://www.militaryhistoryonline.com/wwii/okinawa/
  12. ^ Lacey, Stay Off the Skyline, trang 64.
  13. ^ Chiến tranh Thái Bình Dương, sđd, trang 144.