Núi Kitanglad
Núi Kitanglad | |
---|---|
Kitanglad nhìn từ Impasug-ong, Bukidnon | |
Độ cao | 2.899 m (9.511 ft)[Note 1] |
Phần lồi | 350 m (1.150 ft) |
Vị trí | |
Dãy núi | Dãy núi Kitanglad |
Tọa độ | 8°8′34″B 124°54′45″Đ / 8,14278°B 124,9125°Đ |
Leo núi | |
Hành trình dễ nhất | Intavas, La Fortuna, Impasug-ong, Bukidnon |
Núi Kitanglad là một ngọn núi lửa đã tắt[9] nằm trong Dãy núi Kitanglad ở tỉnh Bukidnon, Bắc Mindanao. Đây là ngọn núi cao thứ tư tại Philippines với độ cao xấp xỉ 2.899 mét (9.511 ft).[Note 1] Nó nằm giữa thành phố Malaybalay và các đô thị Lantapan, Impasugong, Sumilao, Libona. Đây là một trong số ít những khu rừng nhiệt đới còn sót lại ở Philippines.[10]
Tên
[sửa | sửa mã nguồn]Cái tên "Kitanglad" bắt nguồn từ một truyền thuyết về một trận lụt lớn nhấn chìm vùng đất bản địa của Bukidnon, chỉ còn phần đỉnh của ngọn núi có kích thước bằng một "tanglad" (khóm sả) vẫn có thể nhìn thấy được ("kita") trong tiếng Bisaya. Nó được coi là lãnh địa tổ tiên của một số cộng đồng văn hóa lâu đời như Bukidnon, Higaonon và Talaandig.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Núi Kitanglad được tuyên bố là khu bảo tồn thuộc loại công viên tự nhiên thông qua một tuyên bố của tổng thống vào ngày 24 tháng 10 năm 1996.[11] Vào ngày 9 tháng 11 năm 2000, Núi Kitanglad cuối cùng đã trở thành một khu bảo tồn chính thức khi Quốc hội thông qua một đạo luật vào năm 2000 thành lập Khu bảo tồn Dãy núi Kitanglad.[12] Năm 2009, công viên tự nhiên núi Kitanglad được công nhận là vườn di sản ASEAN.[13]
Mô tả
[sửa | sửa mã nguồn]Núi Kitanglad được công nhận bởi sự đa dạng về văn hóa và sinh học. Nó là một phần của lãnh địa tổ tiên của ba nhóm dân tộc bản địa là Talaandig, Higaonon và Bukidnon.[14]
Núi Kitanglad có hơn 600 loài quý hiếm và đặc hữu. Đáng chú ý có cu li Philippines và loài hoa xác thối lớn thứ hai thế giới (Rafflesia schadenbergiana).[14] Đây cũng là nơi làm tổ của loài đại bàng Philippines, cực kỳ nguy cấp và là quốc điểu của Philippines.[15] Các loài đặc hữu khác có mặt trong công viên gồm dơi quạ lùn Mindanao, chuột chù Kitanglad và chuột núi bụng xám.[10]
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Thông tin về độ cao khác nhau giữa các nguồn. Một số nguồn được đánh giá là rất đáng tin cậy cho biết thông tin độ cao của Núi Kitanglad là 2.899 mét.[1][2][3] Một số nguồn được đánh giá là kém tin cậy hơn cho thông tin này liệt kê một ngọn núi có tên "Núi Katanglad" (đánh vần là "Ka" thay vì "Ki") với độ cao 2.938 mét.[4][5][6] Thông tin thu thập từ các nguồn đáng tin cậy hơn đã đề cập trước cho thấy rằng thông tin độ cao trong các nguồn này là do nhầm lẫn Kitanglad với đỉnh Núi Dulang-dulang gần đó. Kể từ khi phát hiện ra lỗi này, Peakbagger (một trang web trước đây đã có sự nhầm lẫn giữa hai đỉnh) hiện đã có một trang được xác minh cho "Núi Dulang-dulang",[7] xác nhận thông tin trên cho đỉnh đó. Ngoài ra, Peakbagger hiện cũng có một trang cho "Núi Kitanglad" (với cách viết đúng với chữ "i" và dữ liệu về độ cao đã được sửa đổi)[8] giải thích sai sót, mặc dù trang Kitanglad có nói đến việc không chịu trách nhiệm cho thông tin của nó.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ "Mt. Kitanglad (2,899+)" PinoyMountaineer.com. Truy cập 2012-03-11.
- ^ A. Townsend Peterson; Thomas Brooks; Anita Gamauf; Juan Carlos T. Gonzalez; Neil Aldrin D. Mallari; Guy Dutson; Sarah E. Bush; Dale H. Clayton & Renato Fernandez (2008). “The Avifauna of Mt. Kitanglad, Bukidnon Province, Mindanao, Philippines” (PDF). Fieldiana Zoology. Field Museum of Natural History (114): 1–43 [2]. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2012.
- ^ Agnes C. Rola, Antonio T. Sumbalan & Vellorimo J. Suminguit (2004). Realities of the Watershed Management Approach: The Manupali Watershed Experience (PDF). Discussion Paper Series No. 2004-23. Philippine Institute for Development Studies. tr. 4 (note 6). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.
- ^ “Mount Katanglad”. Peakery.com. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2012.
- ^ “Mount Katanglad, Philippines”. Peakbagger.com. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2012.
- ^ “PHILIPPINES MOUNTAINS: 29 Mountain Summits with Prominence of 1,500 meters or greater”. Peaklist.org. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2012.
- ^ "Mount Dulang-dulang, Philippines" Peakagger.com. Truy cập 2014-04-25.
- ^ "Mt. Kitanglad" Peakbagger.com. Truy cập 2013-09-29.
- ^ PHIVOLCS' List of Inactive Volcanoes Lưu trữ 2008-05-15 tại Wayback Machine
- ^ a b “The spirits, flora, fauna thrive in Mount Kitanglad”. MindaNews (bằng tiếng Anh). ngày 15 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2020.
- ^ “Proclamation No. 896, s. 1996”. Official Gazette of the Republic of the Philippines. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2019.
- ^ “R.A. No. 8978: An Act Declaring the Mt. Kitanglad Range in the Province of Bukidnon as a Protected Area and its Peripheral Areas as Buffer Zones, Providing for its Management and for Other Purposes”. The Corpus Juris (bằng tiếng Anh). ngày 9 tháng 11 năm 2000. Bản gốc lưu trữ 2 tháng 8, 2018. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2019.
- ^ De Vera, Ellalyn B. (ngày 2 tháng 11 năm 2009). “Mount Kitanglad named an ASEAN Heritage Park”. Manila Bulletin. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2010.
- ^ a b “Mount Kitanglad Range Natural Park”. Forest Management Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2021.
- ^ Panlilio, Cai (ngày 7 tháng 10 năm 2013). “Tribal folk guard sacred Mount Kitanglad”. Philippine Daily Inquirer (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2020.