Bước tới nội dung

Ngô Đặng Cường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ nhân dân
Ngô Đặng Cường
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
21 tháng 10, 1949 (74 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpBiên đạo
Lĩnh vựcMúa
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2007)
Sự nghiệp sân khấu
Đào tạoTrường Múa Việt Nam
Tác phẩm
  • Những buổi chiều của mẹ
  • Mưa rừng
  • Hương chè mùa xuân
  • Mùa cốm mới
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2012
Văn học Nghệ thuật

Ngô Đặng Cường (sinh ngày 21 tháng 10 năm 1949) là một biên đạo múa người Việt Nam, ông từng là hiệu trưởng Trường múa Thành phố Hồ Chí Minh.[1] Ông đã được nhà nước Việt Nam tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 2007 và Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2012.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô Đặng Cường sinh ngày 21 tháng 10 năm 1949 tại Hà Nội. Năm 1968, ông vào học tại trường Múa Việt Nam. Đến năm 1982, ông được sang Liên Xô du học để học ngành biên đạo múa, trở về nước vào năm 1988, ông trở thành đạo diễn chính của Nhà hát Ca múa nhạc nhẹ Việt Nam (nay là nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam). Năm 1998, ông trở thành chuyên viên chính của cục nghệ thuật, biểu diễn.[2] Ngoài ra, ông từng làm hiệu trưởng của Trường Múa Thành phố Hồ Chí Minh.[3] Năm 2020, ông trở thành giám khảo tại Liên hoan nghệ thuật múa Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng lần VI.[4]

Ngô Đặng Cường đã được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 2007.[5][6] Năm 2012, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với cụm tác phẩm múa: "Những buổi chiều của mẹ", "Mưa rừng", "Hương chè mùa xuân", "Mùa cốm mới".[7][8]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Vợ của ông từng là nghệ sĩ múa. Hai vợ chồng ông sinh được 2 người con gái, con gái lớn sinh năm 1976 và cũng là nghệ sĩ múa.[1] Con gái út của ông có tên khai sinh là Ngô Đặng Thu Giang, sinh năm 1990, cô có nghệ danh là Suni Hạ Linh và là một ca sĩ hoạt động tại Trung Quốc.[9] Tháng 7 năm 2024, trong khi nền tảng mạng xã hội Việt Nam đau buồn vì sự qua đời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì cô lại chia sẻ nhiều thông tin về tiến độ dự án album của mình lên các trang mạng xã hội. Hành động này đã khiến cộng đồng mạng Việt Nam vô cùng tức giận, một số cư dân mạng Trung Quốc còn vào trang cá nhân của cô để chỉ trích vì cách hành xử không tinh tế.[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Bích Phương (6 tháng 7 năm 2024). “Bố Suni Hạ Linh: "Nếu con bỏ ca hát, tôi sẵn sàng bán hết tài sản cho con". Báo điện tử Dân Trí. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ Biên đạo múa Ngô Đặng Cường – Người nổi tiếng.
  3. ^ Hà Giang – Thúy Bình (16 tháng 9 năm 2007). “Nghệ sĩ múa: Những ngôi sao hiếm hoi trên con đường khổ luyện”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ Linh Đoan (25 tháng 11 năm 2020). “Khai mạc Liên hoan nghệ thuật múa TP.HCM mở rộng lần VI - 2020”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ Lan Dung (6 tháng 2 năm 2007). “Phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú lần thứ 6”. Báo Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ T. Nguyễn (7 tháng 2 năm 2007). “Truy tặng, phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ “Danh sách Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật năm 2012 - Trang thông tin của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang”. Văn nghệ Tiền Giang. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  8. ^ “Danh sách Tác phẩm, cụm tác phẩm; công trình, cụm công trình được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2024.
  9. ^ P.C.Tùng (20 tháng 10 năm 2023). “Suni Hạ Linh 'khoe khéo' gia đình có bố mẹ, chị gái đều là nghệ sĩ múa”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.
  10. ^ Mai Ngọc (1 tháng 8 năm 2024). "Hãy là thế hệ trẻ sống biết ơn!". Báo Công an nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]