Ngôi nhà Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ngôi nhà Đức)
Ngôi nhà Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh
Deutsches Haus Ho Chi Minh City
Map
Thông tin chung
Tên khácDeutsches Haus Hồ Chí Minh
Tình trạngĐã xây dựng
Phong cáchĐức
Quốc gia Việt Nam
Thành phốThành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉSố 33 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, Quận 1
Chủ sở hữuCông ty TNHH Ngôi nhà Đức Thành phố Hồ Chí Minh[1]
Sở hữuHorst Geicke[1]
Xây dựng
Động thổ24 tháng 10 năm 2015
Khởi công24 tháng 10 năm 2015
Hoàn thành1 tháng 8 năm 2017 (dự kiến)[2][3][4]
Chi phí xây dựng100 triệu đô la Mỹ[5]
Số tầng25[3]
Diện tích sàn40.000 m²
Chiều cao
Tính đến mái107 mét[6]

Ngôi nhà Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh là công trình cao ốc văn phòng cao cấp nằm tại góc đường Lê Duẩn và Lê Văn Hưu, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh[7]. Tòa nhà này có hai mặt tiền dựng đầu tiên tại Việt NamĐông Nam Á.[2][6][8][9]

Quá trình hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi kế hoạch xây dựng Ngôi nhà Đức được đề cập bởi Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier năm 2008, dự án này chính thức được phê duyệt năm 2013.[10] Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận định quyết định phê duyệt này là biểu tượng quan trọng trong việc đưa mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước đi xa hơn.[11]

Tháng 8 năm 2015, dự án Ngôi nhà Đức nhận được giải thưởng Phát triển văn phòng tốt nhất và Phát triển mảng xanh tốt nhất.[12] Ngày 24 tháng 10 năm 2015, công ty TNHH Ngôi Nhà Đức Thành phố Hồ Chí Minh làm lễ động thổ và chính thức khởi công xây dựng tòa nhà này với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam, ông Vũ Huy Hoàng và các đại diện hai bên của Đức và Việt Nam. Tòa nhà được thiết kế gồm 4 tầng hầm, cao 25 tầng, diện tích sàn rộng 40.000 m², với tổng vốn đầu tư 100 triệu đô la Mỹ, dự kiến hoàn thành vào quý 3 năm 2017.[13]

Ngôi nhà Đức được xây dựng dưới sự đồng thuận hợp tác giữa hai nước Việt NamCộng Hòa Liên Bang Đức trên cơ sở thiết lập các tiêu chuẩn sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng tiết kiệm và tối ưu trên uy tín của nước Đức. Ngôi nhà Đức không những là nơi đặt trụ sở của Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Liên bang Đức mà còn là nơi hoạt động của các doanh nghiệp, các trung tâm văn hóa xã hội và kinh tế của Đức tại Việt Nam. Dự án này cũng được xem là sự hợp tác hữu nghị và làm tăng cường các mối quan hệ ngoại giao chiến lược song phương giữa hai nước.[14][15] Ngoài ra, Horst Geicke, chủ đầu tư của Ngôi nhà Đức nhận định tòa nhà sẽ là trung tâm hoạt động của các công ty và các nhà đầu tư tới từ Đức và các nước Châu Âu tại Việt Nam và các nước Châu Á trong khu vực.[16]

Kể từ tháng 9 năm 2018, có ba Buddy Bears trong sảnh của Deutscheches Haus, tượng trưng cho sự gắn kết giữa Đức và Việt Nam, có mô típ cho thấy các khía cạnh khác nhau của mối quan hệ Đức-Việt.[17]

Cấu trúc tiết kiệm năng lượng[sửa | sửa mã nguồn]

Nhìn từ ngoài đường (tháng 2 năm 2017)

Ngôi nhà Đức được xây dựng dựa trên thiết kế của hai kiến trúc sư Meinhard von Gerkan và Nikolaus Goetze của công ty Gerkan, Marg & Partners (gmp) tại Hamburg, Đức.

Tòa nhà được áp dụng các kĩ thuật và công nghệ xây dựng tiên tiến nhất của Đức kết hợp sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường giúp tiết kiệm năng lượng và tạo ra một môi trường sống xanh cho con người. Đặc điểm sáng tạo của kiến trúc Ngôi nhà Đức không những thích hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam mà với kiến trúc hai mặt dựng còn giúp tiết kiệm nguồn năng lượng hiệu quả nhất.[18] Vì thế Ngôi nhà Đức sẽ là công trình xây dựng đầu tiên ở Việt Nam được trao tặng hai chứng nhận tiết kiệm năng lượng DGNB vàng của Hội đồng Công trình bền vững ĐứcLEED Bạch kim do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ USGBC cấp.[19]

Tuyên bố[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier gửi thông điệp đến lễ động thổ thông qua một video clip:

Thư viện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Chính thức khởi công Ngôi nhà Đức tại TP Hồ Chí Minh”. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2016.
  2. ^ a b “Chính thức khởi công Ngôi nhà Đức tại TP Hồ Chí Minh”. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2016.
  3. ^ a b “Hòa Bình trúng thầu dự án Ngôi nhà Đức”. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2016.
  4. ^ “Ngôi Nhà Đức TPHCM sắp hoàn thành 4 tầng hầm”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2016.
  5. ^ “Đầu tư xây dựng Ngôi nhà Đức tại TP Hồ Chí Minh”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2016.
  6. ^ a b “Ngôi nhà Đức: Ngôi nhà năng lượng tái tạo”. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2016.
  7. ^ “TPHCM: Khởi công dự án Ngôi nhà Đức 100 triệu USD”. cafef. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2016.
  8. ^ Đầu tư 100 triệu USD xây Ngôi Nhà Đức tại TP.HCM
  9. ^ “Khởi công xây dựng Ngôi Nhà Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2016.
  10. ^ “Phê duyệt”. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2016.
  11. ^ “Sự hợp tác giữa hai nước”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2016.
  12. ^ “Giải thưởng bất động sản”. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2016.
  13. ^ a b “Động thổ xây dựng Ngôi nhà Đức Thành phố Hồ Chí Minh”. thesaigontimes. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2016.
  14. ^ “Tầm nhìn chiến lược của Ngôi nhà Đức”. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2016.
  15. ^ “Ngôi nhà Đức tại Tp. Hồ Chí Minh”. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2016.
  16. ^ “Ngọn hải đăng trong sự hợp tác”. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2016.
  17. ^ “Buddybärenfamilie zieht ins Deutsche Haus!”. vietnam.diplo.de. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2020.
  18. ^ “Kiến trúc thân thiện với môi trường”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2016.
  19. ^ “Chứng chỉ công trình xanh”. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2016.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]