Nguyễn Thước (tiến sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Thước
Thừa chính sứ
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1517
Nơi sinh
Nghĩa Lộ, Thanh Oai
Gia quyến
Thân phụ
Nguyễn Tông
Chức quanThừa chính sứ
Quốc gia Việt Nam
Thời kỳNhà Mạc

Nguyễn Thước (1517–?) là một Hội nguyên trong khoa thi năm 1547 dưới thời nhà Mạc, làm đến chức Thừa chính sứ.[1]

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Thước sinh năm 1517 tại làng Yên Nghĩa, xã Nghĩa Lộ, huyện Thanh Oai (nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội),[2] là hậu duệ của Nguyễn Tông,[3] người từng đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân trong khoa thi Quý Mùi năm 1463 dưới triều Lê Thánh Tông.[4] Ông nội Nguyễn Thước là Nguyễn Vũ, từng đỗ nhị giáp tiến sĩ trong khoa thi Kỷ Mùi năm 1499 dưới triều Lê Hiến Tông.[5] Trong khoa thi Đinh Mùi năm 1547 dưới triều Mạc Tuyên Tông, Nguyễn Thước đỗ Hội nguyên,[6] trở thành thủ khoa thái học sinh của khoa thi Hội năm đó. Đến kỳ thi Đình, ông đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Ông làm đến chức Thừa chính sứ của nhà Mạc.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Trần Hồng Đức (2002). Các vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa qua các triều đại phong kiến Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc. tr. 163. OCLC 52680665.
  2. ^ Vũ Ngọc Khánh; Phạm Minh Thảo; Nguyễn Thị Thu Hà (2003). Từ điển văn hóa giáo dục Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa-thông tin. tr. 434. OCLC 53971621.
  3. ^ Xuân Ba (29 tháng 4 năm 2005). “Bức ảnh Tướng Lê Trọng Tấn tìm thấy ở căn cứ giặc”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2022.
  4. ^ Nguyễn Tá Nhí (2000). Làng mỹ tục Hà Tây. Sở văn hóa thông tin Hà Tây. tr. 97. OCLC 951206545.
  5. ^ Bùi Hạnh Cẩn; Minh Nghĩa; Việt Anh (2002). Trạng nguyên, Tiến sĩ, Hương cống Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin. tr. 687. OCLC 52269434.
  6. ^ Phan Huy Chú (1969). Lược khảo khoa-cử Việt-Nam. Nhà xuất bản Thanh Tân. tr. 99. OCLC 837517653.
  7. ^ Lê Thị Thanh Hà (2011). Nhà nước phong kiến Việt nam với việc sử dụng các đại khoa học vị tiến sĩ (1075-1919). Nhà xuất bản Khoa học xã hội. tr. 194. OCLC 794271980.