Bước tới nội dung

Nguyễn Duy Giảng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Duy Giảng
Chức vụ
Nhiệm kỳ5 tháng 6 năm 2020 – nay
4 năm, 161 ngày
Viện trưởngLê Minh Trí
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ1 tháng 6 năm 2017 – 5 tháng 6 năm 2020
3 năm, 4 ngày
Phó Viện trưởng
  • Nguyễn Văn Dũng[1][2]
  • Đào Văn Cường[2]
  • Bùi Thị Hồng Anh[2]
Tiền nhiệmNguyễn Quang Thành
Kế nhiệmĐào Thịnh Cường
Vị trí Việt Nam
Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, chức vụ (Vụ 3) Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam
Nhiệm kỳ – 1 tháng 6 năm 2017
Kế nhiệmNguyễn Văn Quảng
Thông tin cá nhân
Danh hiệu
Sinh25 tháng 7, 1966 (58 tuổi)
tỉnh Hà Tĩnh
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnTiến sĩ Luật học

Nguyễn Duy Giảng (sinh ngày 25 tháng 7 năm 1966) là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao của Việt Nam. Ông hiện giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ông nguyên là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (2017-2020), Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế chức vụ (Vụ 3) Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Duy Giảng sinh ngày 25 tháng 7 năm 1966 tại tỉnh Hà Tĩnh.[3]

Năm 2009, ông bắt đầu làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ Luật học tại Đại học Quốc gia Hà Nội.[3]

Nguyễn Duy Giảng có bằng tiến sĩ Luật học[4][5] chuyên ngành Luật Hình sự.[3]

Luận văn của ông có tiêu đề "Các chủ thể tiến hành tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp" do PGS.TS Trần Văn Độ hướng dẫn tại Đại học Quốc gia Hà Nội.[3]

Nguyễn Duy Giảng từng giữ các chức vụ: Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Phó Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Phó vụ trưởng và Vụ Trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.[5]

Ngày 25 tháng 6 năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Quyết định số 885/QĐ-CTN bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho ông Nguyễn Duy Giảng.[6]

Ngày 17 tháng 12 năm 2015, Nguyễn Duy Giảng được Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[7]

Từ năm 2015 đến năm 2016, Nguyễn Duy Giảng là Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 1) Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam.[4][8][9]

Từ ngày 1 tháng 6 năm 2017, ông được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam Lê Minh Trí điều động, biệt phái giữ chức vụ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội theo quyết định số 18/QĐ-VKSTC ngày 25 tháng 5 năm 2017. Lúc này ông đang là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ trưởng Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế chức vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[10]

Năm 2017, ông còn là Bí thư Ban cán sự Đảng Cộng sản Việt Nam tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội.[11].

Tính đến tháng 9 năm 2017, Nguyễn Duy Giảng đã có 30 năm tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam, và 29 năm công tác trong ngành kiểm sát.[1]

Kể từ ngày 5 tháng 6 năm 2020, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Duy Giảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Người được bổ nhiệm cùng với ông là bà Nguyễn Hải Trâm, Kiểm sát viên VKSND Tối cao, Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5).[12]

Phong tặng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam (trao ngày 7 tháng 9 năm 2017 theo quyết định số 2514-QĐ/TU ngày 15/08/2017 của Thành ủy Hà Nội)[1]
  • Danh hiệu Chiến sĩ thi đua Toàn quốc (trao năm 2015 tại Đại hội thi đua yêu nước Toàn quốc lần thứ 9)[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Văn phòng Đảng ủy. “Đảng ủy Viện KSND thành phố Hà Nội long trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng”. Trang thông tin điện tử: Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
  2. ^ a b c “VKS Hà Nội công bố và trao quyết định Bổ nhiệm Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
  3. ^ a b c d “Thông tin luận án Tiến sĩ Nguyễn Duy Giảng”. Đại học Quốc gia Hà Nội. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2018.
  4. ^ a b “Tội phạm động vật hoang dã: Phạt tù ít vì vướng luật”. Hồng Ngọc/MT&ĐS. 5 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
  5. ^ a b “Công bố Quyết định Viện trưởng Viện KSND thành phố Hà Nội”. VKSND thành phố Hà Nội. ngày 5 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2018.
  6. ^ “TRAO QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO VÀ THẨM PHÁN TÒA ÁN QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG”. Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 2012-08-20. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2019.
  7. ^ “Chủ tịch nước bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên Viện KSND Tối cao”. VOV. 17 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
  8. ^ “Luật còn "kẽ hở", khó xử lý tận gốc!” (PDF). Baophapluat.vn. 28 tháng 10 năm 2016. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
  9. ^ “Điểm báo hàng ngày về Hải Phòng (ngày 29/4/2016)”. Hải Phòng. 2 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
  10. ^ Thu Hằng (26 tháng 5 năm 2017). “Trao Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
  11. ^ “Tổ chức Lớp bồi dưỡng kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm cho Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội năm 2017”. HỌC VIỆN TƯ PHÁP. 8 tháng 9 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
  12. ^ Trịnh Quyết (ngày 9 tháng 6 năm 2020). “Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. Kiểm sát. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2020.