Bước tới nội dung

Ngô Nhĩ Cổ Đại

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Urgūdai
Thông tin cá nhân
Sinhthế kỷ 15
Mấtthế kỷ 16
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Mạnh Cách Bố Lộc
Anh chị em
Vương Thế Trung
Phối ngẫu
Mãng Cổ Tế
Quốc tịchnhà Minh
Tên tiếng Mãn
Bảng chữ cái tiếng Mãn ᡠᡵᡤᡡᡩᠠᡳ
MöllendorffUrgūdai
Tên tiếng Mãn
Bảng chữ cái tiếng Mãn ᡠᠯᡥᡡᡩᠠ
MöllendorffUlhūda
Tên tiếng Trung
Phồn thể吳爾古代
Giản thể吴尔古代

Ngô Nhĩ Cổ Đại (tiếng Mãn: ᡠᡵᡤᡡᡩᠠᡳ, Möllendorff: Urgūdai [1], hoặc tiếng Mãn: ᡠᠯᡥᡡᡩᠠ, Möllendorff: Ulhūda[2], giản thể: 吴尔古代; phồn thể: 吳爾古代; bính âm: Wúěrgǔdài), cũng dịch thành "Ngột Nhi Hốt Thái" (兀兒忽太), "Ô Nhĩ Cố Đại" (烏爾古岱), là con trai của Mạnh Cách Bố Lộc, là Cáp Đạt Bối lặc cuối cùng.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Vạn Lịch thứ 27 (1599), tháng 9, Thái Tổ suất binh đánh Cáp Đạt bộ, Bộ trưởng của bộ này là Mạnh Cách Bố Lộc cùng con trai là Ngô Nhĩ Cổ Đại đều bị bắt. Vì dòng dõi từ Hỗ Luân quốc Na Lạp thị, cùng Ô Lạp Na Lạp thị thuộc về hai chi Na Lạp thị cổ xưa nhất, nên Thái Tổ có ý kết thân, chỉnh đốn và làm yên lòng Cáp Đạt bộ. Thái Tổ nguyên bản là muốn đem Mãng Cổ Tế cho Mạnh Cách Bố Lộc, còn muốn Mạnh Cách Bố Lộc tiếp tục làm Bộ trưởng của Cáp Đạt bộ, kết quả năm ấy Mạnh Cách Bố Lộc nhân tội bị ban chết.

Năm Vạn Lịch thứ 29 (1601), tháng 1, Nỗ nhĩ Cáp Xích gả con gái là Mãng Cổ Tế (莽古濟) cho Ngô Nhĩ Cổ Đại. Đồng thời, tin Mạnh Cách Bố Lộc chết truyền đến triều đình nhà Minh, Minh Thần Tông tuyên dụ Kiến Châu, nghiêm trách việc Nỗ Nhĩ Cáp Xích ý đồ thôn tính Cáp Đạt, giết Mạnh Cách Bố Lộc. Nỗ Nhĩ Cáp Xích tỏ vẻ tuân theo tuyên dụ, một lòng nghe theo Đại Minh, nguyện ý thả về thứ tử của Mạnh Cách Bố Lộc là Cách Bả Khố cùng 120 hộ dân, lại phái người đến thăm hỏi và bảo vệ Ngô Nhĩ Cổ Đại. Mà Diệp Hách Bối lặc Nạp Lâm Bố Lộc cũng đã trả lại 60 đạo sắc thư ban đầu. Nỗ Nhĩ Cáp Xích liền sai người đưa Ngô Nhĩ Cổ Đại về Cáp Đạt làm Bối lặc. Nhưng Diệp Hách Bối lặc là Nạp Lâm Bố Lộc nghe tin, liên hiệp với các bộ Mông Cổ đến cướp phá Cáp Đạt. Không lâu sau, Cáp Đạt gặp nạn đói, Ngô Nhĩ Cổ Đại khốn cùng đành phải nương nhờ Kiến Châu. Nỗ Nhĩ Cáp Xích thừa cơ đem Cáp Đạt chính thức diệt vong. Từ đó, Ngô Nhĩ Cổ Đại trở thành chiến tướng dưới tay Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Vốn là, Nỗ Nhĩ Cáp Xích từng gả con gái của Thư Nhĩ Cáp Tề cho em trai Ngô Nhĩ Cổ Đại là Mạc Lạc Hồn (莫洛浑). Ngô Nhĩ Cổ Đại vốn bất thiện, lại nuôi dưỡng em trai, Mạc Lạc Hồn áo cơm không đủ, rất hận anh trai. Thạc Thác cũng chịu khổ vì sự ngược đãi của cha là Đại Thiện. Năm Thiên Mệnh thứ 5 (1620), tháng 9, Thạc Thác, Mạc Lạc Hồn cùng với con trai Thư Nhĩ Cáp TềTrai Tang Cổ (斋桑古) âm mưu chạy trốn, đầu phục vào nhà Minh. Ngày 13, Nỗ Nhĩ Cáp Xích biết tin, gọi Ngô Nhĩ Cổ Đại đến hỏi. Ngô Nhĩ Cổ Đại nói:

Nỗ Nhĩ Cáp Xích lại muốn hỏi Trai Tang Cổ, chính là phái người đi tìm mới biết được hắn cùng Mạc Lạc Hồn, Thạc Thác đều không có nhà. Đợi đến đêm 3 người mới trở về, sau khi thẩm vấn, vợ chồng Mạc Lạc Hồn thừa nhận "thật có việc này"; Thạc Thác lại lập tức phủ nhận "Tuyệt không có việc này". Vì vậy, vợ chồng Mạc Lạc Hồn bị giết còn Trai Tang Cổ và Thạc Thác được thả ra.

Năm Thiên Mệnh thứ 6 (1621), tháng 3, Hậu Kim tấn công Liêu Dương, An Sơn, Hải Châu,... hơn 70 thành, quan dân đều cạo tóc quy thuận. Ngày 5 tháng 5, nghe dân địa phương Liêu Đông đều cạo tóc quy thuận, duy người dân Trấn Giang lại không chịu cạo tóc, lại còn giết sứ thần chiêu hàng. Ngô Nhĩ Cổ Đại theo lệnh của nhạc phụ Nỗ Nhĩ Cáp Xích, cùng Phủ Thuận Phó tướng Lý Vĩnh Phương suất 1000 binh đến khảo sát tình hình. Cuối cùng, Trấn Giang quy thuận, nghe lệnh cạo tóc, những người không chịu nghe theo đều bị bắt về cùng với vợ con, tổng cộng hơn ngàn người.

Năm thứ 7 (1622), Ngô Nhĩ Cổ Đại cùng với con trai là Ngạch Sâm Đức Lý tham gia trận Quảng Ninh, khởi hành từ Hạnh Sơn, ra ngoài được 15 dặm thì Ngạch Sâm Đức Lý té ngựa mà chết. Nỗ Nhĩ Cáp Xích nghe tin cháu ngoại mất, lệnh mỗi Ngưu lục phái 1 người, do Bối lặc Phí Dương Cổ và Bối lặc Nhạc Thác xuất lĩnh, đưa di thể về Liêu Đông, Nỗ Nhĩ Cáp Xích tự mình tiễn đưa.

Ngô Nhĩ Cổ Đại có lẽ mất vào năm Thiên Mệnh cuối cùng.

Gia quyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Các thế hệ Cáp Đạt Quốc chủ

[sửa | sửa mã nguồn]
Cáp Đạt Quốc chủ đời thứ 1
Minh triều
Tháp Sơn Tiền vệ Đô Đốc
Vương Đài
Quốc chủ đời thứ 2
Minh triều
Tháp Sơn Tiền về Đô đốc
Hỗ Nhĩ Can
Tam Mã Ngốc
三马秃
Cương Thực
纲实
Na Mộc Thai
那木台
Quốc chủ đời thứ 4
Mạnh Cách Bố Lộc
Khang Cổ Lỗ
康古鲁
Quốc chủ đời thứ 3
Minh triều
Tháp Sơn Tiền vệ Đô đốc
Đại Thiện
Quốc chủ cuối cùng
Ngô Nhĩ Cổ Đại
Minh triều
Trung quân Đô đốc phủ Tổng binh
Khắc Bả Khố
Mạc Lạc Hồn
莫洛浑
Thanh triều
Nhất đẳng Khinh xa Đô uý kiêm Nhất vân Kỵ uý
Niếp Khắc Sắc

Thê thiếp

[sửa | sửa mã nguồn]

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Trưởng tử: Ngạch Sâm Đức Lý (额森德里).
  1. Trưởng nữ: A Mộc Sa Lễ (阿木沙礼, 1599 - ?), mẹ là Mãng Cổ Tế. Gả cho Nhạc Thác làm Kế Phúc tấn.
  2. Thứ nữ (1610 - 1635), mẹ là Mãng Cổ Tế. Gả cho Hào Cách làm Đích Phúc tấn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lý Chú Điền (1986). Hải Tây Nữ Chân sử liệu. Nhà xuất bản Văn sử Cát Lâm.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh (1986). Mãn Châu Thực lục - Quyển 3. Trung Hoa thư cục.
  • Triệu Đông Thăng; Tống Chiêm Vinh (1992). Ô Lạp quốc giản sử. Văn phòng Lịch sử Ủy ban huyện Vĩnh Cát.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1998). Thanh sử cảo. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101007503.
  • Hummel Arthur W (1943). Thanh đại Danh nhân truyện lược. Washington, DC: U.S. Government Printing Office. ISBN 978-1-906876-06-7.
Quốc chủ Cáp Đạt
Nạp Tề Bố Lộc → Thượng Diên Đa Nhĩ Hòa Tề → Gia Mã Khách Thạch Châu Cổ → Tuy Đồn → Đô Lặc Hỉ → Khắc Thập Nạp → Vương TrungVương ĐàiHỗ Nhĩ CanMạnh Cách Bố Lộc → Ngô Nhĩ Cổ Đại