Nhật thực 21 tháng 6, 2020

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhật thực tháng 6 21, 2020
Bản đồ
Loại nhật thực
Bản chấtQuầng nhật thực
Gamma0.1209
Độ lớn0.994
Nhật thực cực đại
Kéo dài trong0p 38s
Tọa độ30°30′B 79°42′Đ / 30,5°B 79,7°Đ / 30.5; 79.7
Chiều rộng dải tối lớn nhất21 km (13 mi)
Thời gian (UTC)
Nhật thực cực đại6:41:15
Tham khảo
Saros137 (36 trên 70)
Catalog # (SE5000)9553

Nhật thực hình khuyên đã xảy ra vào ngày 21 tháng 6 năm 2020. Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái ĐấtMặt Trời, do đó hoàn toàn hoặc một phần Mặt Trăng che khuất Mặt Trời tại một số nơi trên Trái Đất. Nhật thực hình khuyên xảy ra khi đường kính góc của Mặt Trăng nhỏ hơn Mặt Trời, chặn lại hầu hết ánh sáng của Mặt Trời và khiến Mặt Trời trông giống như hình vành khuyên (hình như chiếc nhẫn). Nhật thực hình khuyên xuất hiện dưới dạng nhật thực một phần trên một khu vực rộng hàng nghìn km trên Trái Đất.

Nhật thực này xảy ra một năm âm lịch sau thiên thực ngày 02 tháng 7 năm 2019.

Việt Nam nằm trong vùng nhật thực một phần, tăng dần từ Nam ra Bắc. Thời gian xảy ra nhật thực bắt đầu từ khoảng 13 giờ 15 phút đến khoảng 19 giờ 20 phút. Nơi quan sát nhật thực một phần cực đại rõ nhất ở Việt Nam là ở biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc và một phần Lào. Tại Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra bắt đầu lúc 13 giờ 37 phút, bắt đầu cực đại lúc 15 giờ 05 phút, kết thúc lúc 16 giờ 18 phút.

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Đường đi phác thảo
Hình ảnh nhật thực hình khuyên tại Đài Loan

Những lần nhật thực liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Các lần thiên thực năm 2020[sửa | sửa mã nguồn]

Tzolkinex[sửa | sửa mã nguồn]

Chu kỳ nửa Saros[sửa | sửa mã nguồn]

Tritos[sửa | sửa mã nguồn]

Solar Saros 137[sửa | sửa mã nguồn]

Inex[sửa | sửa mã nguồn]

Triad[sửa | sửa mã nguồn]

Các lần nhật thực từ 2018 đến 2021[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi một lượt trong chuỗi chu kỳ nhật thực lặp lại sau khoảng 177 ngày và 4 giờ (một chu kỳ) tại các giao điểm xen kẽ của quỹ đạo Mặt Trăng.

Lưu ý: Nhật thực một phần vào ngày 15 tháng 2 năm 2018ngày 11 tháng 8 năm 2018, xảy ra trong loạt kỳ.

Saros 137[sửa | sửa mã nguồn]

Nó là một phần của chu kỳ Saros 137, lặp lại cứ sau 18 năm, 11 ngày, chứa 70 sự kiện. Chuỗi bắt đầu với nhật thực một phần vào ngày 25 tháng 5 năm 1389. Nó gồm nhật thực toàn phần từ ngày 20 tháng 8 năm 1533 đến ngày 6 tháng 12 năm 1695, lần nhật thực lai đầu tiên từ ngày 17 tháng 12 năm 1713 đến ngày 11 tháng 2 năm 1804, lần nhật thực hình khuyên đầu tiên từ ngày 21 tháng 2 năm 1822 đến ngày 25 tháng 3 năm 1876, lần thứ hai của nhật thực lai từ ngày 6 tháng 4 năm 1894 đến ngày 28 tháng 4 năm 1930 và lần thứ hai của nhật thực hình khuyên từ ngày 9 tháng 5 năm 1948 đến ngày 13 tháng 4 năm 2507. Nhật thực cuối cùng của chuỗi là nhật thực một phần vào ngày 28 tháng 6 năm 2633. Thời gian toàn phần dài nhất là 2 phút, 55 giây vào ngày 10 tháng 9 năm 1569. Solar Saros 137 có 55 lần nhật thực từ ngày 20 tháng 8 năm 1533 đến ngày 13 tháng 4 năm 2507 (973,62 năm). Đó là gần 1 thiên niên kỷ!

Chu kỳ Inex[sửa | sửa mã nguồn]

Nhật thực này là một phần của chu kỳ inex dài, lặp lại tại các điểm nút xen kẽ, cứ sau 358 tháng (≈ 10.571,95 ngày hoặc 29 năm trừ đi 20 ngày). Sự xuất hiện và kinh độ là không đều do thiếu đồng bộ hóa với tháng dị thường (khoảng thời gian cận điểm). Tuy nhiên, các nhóm gồm 3 chu kỳ inex (≈ 87 năm trừ 2 tháng) đến gần (1.151,02 tháng dị thường), do đó nhật thực không khác gì so với các nhóm trên. Vào thế kỷ 18:

  • Solar Saros 127: Nhật thực toàn phần 08 tháng 1, 1731
  • Solar Saros 128: Nhật thực hình khuyên 19 tháng 12, 1759
  • Solar Saros 129: Nhật thực hình khuyên 27 tháng 11, 1788

Vào thế kỷ 23:

  • Solar Saros 144: Nhật thực hình khuyên 01 tháng 2, 2223
  • Solar Saros 145: Nhật thực toàn phần 12 tháng 6, 2252
  • Solar Saros 146: Nhật thực hình khuyên 22 tháng 12, 2280

Chu kỳ Meton[sửa | sửa mã nguồn]

Chu kỳ Meton lặp lại mỗi 19 năm (6939,69 ngày), và kéo dài 5 chu kỳ. Ngoài ra, chu kỳ con lặp lại 1/5 của chu kỳ đó, tức là 3,8 năm (1387,94 ngày). Tất cả nhật thực trong bảng này xảy ra tại điểm nút tăng của Mặt Trăng.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]