Nickel(II) sulfit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Niken(II) sunfit)
Niken(II) sunfit
Tên khácNikenơ sunfit
Niken(II) sunfat(IV)
Nikenơ sunfat(IV)
Số CAS77902-28-4 (2 nước)
77902-27-3 (2,5 nước)
77902-26-2 (3 nước)
13444-81-0 (6 nước)
Nhận dạng
Số CAS7757-95-1
PubChem14029754
Số EINECS231-827-7
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
Thuộc tính
Công thức phân tửNiSO3
Khối lượng mol139,0272 g/mol (khan)
175,05776 g/mol (2 nước)
184,0654 g/mol (2,5 nước)
193,07304 g/mol (3 nước)
211,08832 g/mol (4 nước)
247,11888 g/mol (6 nước)
Bề ngoàitinh thể màu lục[1]
Khối lượng riêng2,03 g/cm³ (6 nước)[2]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướctan ít (2,5 nước)
thực tế không tan (6 nước)[3]
Độ hòa tantạo phức với amonia, hydrazin
Các hợp chất liên quan
Anion khácCoban(II) sunfit
Đồng(II) sunfit
Cation khácNiken(II) sulfide
Niken(II) sunfat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Nickel(II) sulfit là một hợp chất vô cơ của nickel và ion sulfitcông thức hóa học NiSO3.

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Nickel(II) sulfit có thể được tạo thành do phản ứng của nickel(II) bromide và muối sulfit như natri sulfit hoặc amoni sulfit.[3]

Tính chất[sửa | sửa mã nguồn]

Tính chất vật lý[sửa | sửa mã nguồn]

Nickel(II) sulfit là chất rắn màu xanh lục. Hexahydrat của nó không hòa tan trong nước.

Tính chất hóa học[sửa | sửa mã nguồn]

Nickel(II) sulfit hexahydrat khi đun nóng ở 40, 55 và 85 ℃, hexahydrat sẽ mất nước lần lượt thành trihydrat, 2,5 hydrat và đihydrat.[3]

Nó có thể tạo muối phức với các muối sulfit kim loại kiềm và amoni.[4]

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

NiSO3·6H2O kết tinh theo hệ tinh thể trực thoi, cấu trúc giống MgHPO3·6H2O, ký hiệu Pearson hP33,146, các hằng số mạng tinh thể a = 0,87247 nm, b = 0,87247 nm, c = 0,92042 nm, α = 90°, β = 90°, γ = 120°.[2]

Hợp chất khác[sửa | sửa mã nguồn]

NiSO3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như NiSO3·3NH3·3H2O là tinh thể màu xanh dương nhạt.[5]

NiSO3 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như NiSO3·2N2H4·H2O là tinh thể màu xanh dương hay NiSO3·3N2H4·H2O là tinh thể màu hoa hồng.[6]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ H. A. Klasens, W. G. Perdok, P. Terpstra – Crystallography of Magnesium-Sulphite, Cobalt-Sulphite and Nickel-Sulphite. Zeitschrift für Kristallographie - Crystalline Materials, 94 (1): 1–6. doi:10.1524/zkri.1936.94.1.1.
  2. ^ a b Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 18 thg 12, 2013 - 1729 trang), trang 1101. Truy cập 7 tháng 5 năm 2021.
  3. ^ a b c Sulfites, Selenites & Tellurites (M.R. Masson, H.D. Lutz, B. Engelen; Elsevier, 22 thg 10, 2013 - 476 trang), trang 258. Truy cập 7 tháng 5 năm 2021.
  4. ^ Powder Diffraction File: Inorganic volume (JCPDS - International Centre for Diffraction Data, 1967), trang 276. Truy cập 8 tháng 5 năm 2021.
  5. ^ Chemische abhandlungen, 1838-1888 (C. F. Rammelsberg; C. Habel, 1888 - 463 trang), trang 92. Truy cập 7 tháng 5 năm 2021.
  6. ^ Jayant S. BudkuIey, K. C. Patil – Synthesis, infrared spectra and thermoanalytical properties of transition metal sulfite hydrazine hydrates. Journal of Thermal Analysis, 36 (1990): 2583–2592. doi:10.1007/bf01913655.