Nickel(II) oxalat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nickel(II) oxalat
Tên khácNikenơ oxalat
Niken(II) etanđioat
Nikenơ etanđioat
Số CAS6018-94-6 (2 nước)
126956-48-7 (ngậm nước)
PubChem24870097
Nhận dạng
Số CAS547-67-1
PubChem68354
Số EINECS243-867-2
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Ni+2].[O-]C(=O)C([O-])=O

InChI
đầy đủ
  • 1S/C2H2O4.Ni/c3-1(4)2(5)6;/h(H,3,4)(H,5,6);/q;+2/p-2
ChemSpider61649
Thuộc tính
Công thức phân tửNiC2O4
Khối lượng mol146,9826 g/mol (khan)
164,99788 g/mol (1 nước)
183,01316 g/mol (2 nước)
192,0208 g/mol (2,5 nước)
Bề ngoàitinh thể lục nhạt (2 nước)
Khối lượng riêng2,26 g/cm³ (1 nước)
2,47 g/cm³ (2 nước, đơn nghiêng)
2,44 g/cm³ (2 nước, trực thoi)[1]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước0,3 mg/100 mL (18 ℃)
1,2 mg/100 mL (25 ℃), xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tantạo phức với amonia, hydrazin
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểĐơn nghiêng hoặc trực thoi (2 nước)[1]
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộc
Ký hiệu GHSThe exclamation-mark pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)GHS08: Health hazardThe environment pictogram in the Globally Harmonized System of Classification and Labelling of Chemicals (GHS)[2]
Báo hiệu GHSNguy hiểm
Chỉ dẫn nguy hiểm GHSH317, H350i, H372, H410[3]
Chỉ dẫn phòng ngừa GHSP201, P273, P280, P308+P313, P501
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Nickel(II) oxalat là một hợp chất của nickelacid oxalic với công thức hóa học NiC2O4.

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Mẫu nickel(II) oxalat

Có thể thu được nickel(II) oxalat bằng cách cho dung dịch muối nickel(II) phản ứng với acid oxalic, hoặc tốt hơn là oxalat kim loại kiềm, với kết quả là dihydrat được tạo thành.[4][5]

Tính chất và cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới dạng dihydrat, nickel(II) oxalat là chất rắn màu lục nhạt, thực tế không tan trong nước. Nó xuất hiện trong hai cấu trúc tinh thể khác nhau. Dạng β- có cấu trúc tinh thể trực thoi, dạng α có cấu trúc tinh thể đơn nghiêng. Khi đun nóng, chúng có thể được chuyển thành muối khan từ khoảng 150 ℃,[4] do đó việc giải phóng nước của quá trình kết tinh là không hoàn toàn.[6] Chất này phân hủy từ khoảng 280 ℃[7] thành nickel, nickel(II) oxidecarbon dioxide.[8][9][10] Giống như các muối oxalat khan của nhiều kim loại khác, β-MC2O4, muối khan có cấu trúc tinh thể đơn nghiêng với nhóm không gian P21/n.[11]

Bảng dưới đây thống kê thông số mạng tinh thể của nickel(II) oxalat (1 và 2 nước). Đơn vị cho α, β, γ: °. Đơn vị cho a, b, c: nm.[1]

Công thức Hệ tinh thể a b c α β γ
NiC2O4·H2O 1,1716 0,53217 0,9718 90 126,79 90
NiC2O4·2H2O hệ tinh thể đơn nghiêng 1,17748 0,53328 0,9762 90 126,661 90
NiC2O4·2H2O hệ tinh thể trực thoi 0,53446 1,18422 1,57155 90 90 90

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Nickel(II) oxalat là một sản phẩm trung gian trong sản xuất nickel và nickel(II) oxide (ví dụ: từ quặng và tái chế pin) đã qua sử dụng.[12]

Hợp chất khác[sửa | sửa mã nguồn]

NiC2O4 còn tạo một số hợp chất với NH3, như NiC2O4·½NH3·3H2O là chất rắn màu dương nhạt-lục đến lục nhạt[13], NiC2O4·2NH3 là tinh thể màu lục, các hằng số a = 1,3491 nm, b = 0,66105 nm, c = 0,8882 nm, α = 90°, β = 129,631°, γ = 90°, D = 1,97 g/cm³.[1] NiC2O4·6NH3 có màu tím.[14]

Trong thí nghiệm với phức NiC2O4·4N2H4·2,5H2O vào năm 1973, các phức sau đây đã được phát hiện trong quá trình phân hủy:

  • NiC2O4·0,18N2H4·0,5H2O – chất rắn màu xám lục có chấm đen;
  • NiC2O4·N2H4 – chất rắn màu xanh dương-lục có chấm đen;
  • NiC2O4·1,4N2H4 – chất rắn màu oải hương có chấm đen;
  • NiC2O4·2N2H4·1,25H2O – chất rắn màu oải hương;
  • NiC2O4·2,3N2H4·1,6H2O – chất rắn màu oải hương-hồng;
  • NiC2O4·4N2H4·2H2O – chất rắn màu hồng.[15]

Trong thí nghiệm vào năm 1982, các phức sau đây đã được phát hiện:

  • NiC2O4·N2H4 – chất rắn màu ngọc lam;
  • NiC2O4·1,6N2H4 – chất rắn màu dương nhạt-oải hương;
  • NiC2O4·2N2H4 – chất rắn màu tím;
  • NiC2O4·2,7N2H4 – chất rắn màu tím;
  • NiC2O4·3N2H4 – chất rắn màu hồng;
  • NiC2O4·3,5N2H4 – chất rắn màu hồng nhạt-oải hương;
  • NiC2O4·3,8N2H4 – chất rắn màu hồng nhạt-oải hương.[16]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang), trang 999; 1408. Truy cập 13 tháng 5 năm 2021.
  2. ^ Nickeloxalat trên GESTIS.
  3. ^ Nickel(II) oxalate dihydrate, 99.999% trace metals basis – SigmaAldrich
  4. ^ a b Chemical Thermodynamics of Compounds and Complexes of U, Np, Pu, Am, Tc, Se, Ni and Zr With Selected Organic Ligands. Elsevier. tr. 190. ISBN 978-0-08-045752-9.
  5. ^ [Nickel(II) oxalat tại Google Books Inorganic Reactions in Water] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Springer. tr. 243. ISBN 978-3-540-73962-3.
  6. ^ [sciencedirect.com Some aspects of thermal decomposition of NiC2O4·2H2O] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). 466. ngày 30 tháng 12 năm 2007. tr. 57–62. doi:10.1016/j.tca.2007.10.010.
  7. ^ https://books.google.com.vn/books?id=sE5Ryj1LhyMC&pg=PA172. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)|title=Preparation of Catalysts V Scientific Bases for the Preparation of Heterogeneous Catalysts|publisher=Elsevier|isbn=978-0-08-087919-2|pages=172}}
  8. ^ https://books.google.com.vn/books?id=DdNlT5O8S0oC&pg=PA223. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)|title=Thermal Decomposition of Solids and Melts New Thermochemical Approach to the Mechanism, Kinetics and Methodology|publisher=Springer Science & Business Media|isbn=978-1-4020-5672-7|pages=223}}
  9. ^ Xiao Ming Fu, Zai Zhi Yang: Preparation of Spherical NiO Nanoparticles by the Thermal Decomposition of NiC2O4 2H2O Precursor in the Air. In: Advanced Materials Research. 228–229, 2011, tr. 34, doi:10.4028/www.scientific.net/AMR.228-229.34.
  10. ^ [researchgate.net The Thermal Decomposition of NiC2O4·2H2O: An In situ TP-XRD and TGA/FT-IR Study] Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). 215. ngày 1 tháng 1 năm 2001. doi:10.1524/zpch.2001.215.11.1413. ISSN 0942-9352.
  11. ^ Andrzej Koleżyński, Bartosz Handke, Ewa Drożdż-Cieśla: Crystal structure, electronic structure, and bonding properties of anhydrous nickel oxalate. In: Journal of Thermal Analysis and Calorimetry. 113, 2013, tr. 319, doi:10.1007/s10973-012-2844-y.
  12. ^ Extractive Metallurgy of Rare Earths, Second Edition. CRC Press. tr. 665. ISBN 978-1-4665-7638-4.
  13. ^ Gmelin-Kraut's Handbuch der anorganischen chemie... unter mitwirkung hervorragender fachgenossen (Gmelin, Leopold, 1788-1853; Kraut, Karl Johann, 1829-1912), trang 112. Truy cập 13 tháng 5 năm 2021.
  14. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2021.
  15. ^ Zhurnal neorganicheskoĭ khimii, Tập 18 (Izd-vo "Nauka.", 1973), trang 1571. Truy cập 26 tháng 5 năm 2023.
  16. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 27,Trang 915-1829 (Chemical Society, 1982), trang 1252. Truy cập 13 tháng 5 năm 2021.