Bước tới nội dung

Năm ngón tay của Tây Tạng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Năm ngón tay của Tây Tạng
Tiếng Trung西藏的五指

Năm ngón tay của Tây Tạng (tiếng Trung: 西藏的五指, Tây Tạng đích ngũ chỉ) là một chính sách đối ngoại của Trung Quốc[1] được đưa ra bởi Mao Trạch Đông coi Tây Tạng là lòng bàn tay phải của Trung Quốc với năm ngón tay là: Ladakh, Nepal, Sikkim, BhutanArunachal Pradesh, và do đó Trung Quốc phải có trách nhiệm "giải phóng" các vùng này.[2][3] Chính sách này chưa bao giờ được thảo luận trong các tuyên bố công khai chính thức của Trung Quốc, nhưng những lo ngại chính trị bên ngoài đã được đưa ra dẫn đến khả năng nhìn nhận sự tồn tại hoặc hồi sinh chính sách này. Một bài báo đăng trên tạp chí cơ quan ngôn luận lâm thời của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác minh sự tồn tại của chính sách này như hệ quả sau cuộc tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 2017.

Đế quốc Trung Quốc tuyên bố quyền bá chủ đối với Nepal, SikkimBhutan như một phần mở rộng của tuyên bố chủ quyền đối với Tây Tạng.[4] Những tuyên bố này đã được khẳng định bởi một quan chức nhà Thanh ở Tây Tạng vào năm 1908, người đã viết cho chính quyền Nepal rằng Nepal và Tây Tạng, "đoàn kết như anh em dưới sự bảo trợ của Trung Quốc, nên làm việc hài hòa vì lợi ích chung." Ông đề xuất "sự pha trộn của năm màu sắc" đại diện cho Trung Quốc, Tây Tạng, Nepal, Sikkim và Bhutan như một phần trong chương trình của mình nhằm khẳng định yêu sách của Trung Quốc trước sự phản đối của Anh.[5] Năm 1939, Chủ tịch sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Mao Trạch Đông coi Bhutan và Nepal là các quốc gia chư hầu của Trung Quốc.

Sau khi gây ra những thất bại quân sự cho Trung Quốc, các nước đế quốc đã cưỡng đoạt của chúng ta một số lượng lớn các quốc gia triều cống cho Trung Quốc, cũng như một phần lãnh thổ của chúng ta. Nhật Bản chiếm đoạt Triều Tiên, Đài Loan, quần đảo Lưu Cầu, quần đảo Bành HồLữ Thuận Khẩu. Anh chiếm Miến Điện, Bhutan, NepalHương Cảng; Pháp chiếm An Nam; ngay cả một đất nước nhỏ bé khốn khổ như Bồ Đào Nha đã chiếm Áo Môn từ chúng ta. Đồng thời khi họ lấy đi một phần lãnh thổ của chúng ta, bọn đế quốc buộc Trung Quốc phải bồi thường rất lớn. Do đó đã giáng những đòn nặng nề vào đế quốc phong kiến rộng lớn của Trung Quốc.[6]

— Mao Trạch Đông

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính sách "Năm ngón tay của Tây Tạng" đã được cho là phổ biến trong các bài phát biểu của Mao trong những năm 1940,[2][7][8] nhưng chưa bao giờ được thảo luận trong các tuyên bố chính thức của công chúng Trung Quốc.[9] Chính sách này coi Tây Tạng là lòng bàn tay phải của Trung Quốc, với Ladakh, Nepal, Sikkim, Bhutan và Cơ quan Biên giới Đông Bắc (nay được gọi là Arunachal Pradesh) là năm ngón tay của nó. Năm 1954, các sĩ quan quân đội Trung Quốc ở Tây Tạng tuyên bố rằng họ sẽ "giải phóng Sikkim, Bhutan, Ladakh và Cơ quan Biên giới Đông Bắc, những nơi đang bị đế quốc Ấn Độ chiếm đóng một cách sai trái."[10]:55 Cùng năm đó, chính phủ Trung Quốc xuất bản cuốn sách có tên "Lược sử Trung Quốc hiện đại" dùng dạy cho học sinh, sinh viên, trong đó có một bản đồ thể hiện các vùng lãnh thổ bị cho là bị "các thế lực đế quốc" chiếm đoạt từ năm 1840 đến năm 1919, gọi chúng là "các phần lãnh thổ của Trung Quốc phải được đòi lại." Bản đồ này bao gồm Ladakh, Nepal, Bhutan, Sikkim và toàn bộ Đông Bắc Ấn Độ.[9] Điều này cũng được ghi nhận trong hồi ký của nhà ngoại giao Ấn Độ Triloki Nath Kaul, người đang phục vụ tại Bắc Kinh vào thời điểm đó. Học giả BSK Grover nói rằng tấm bản đồ này là một "phản ánh nghiêm túc về tham vọng của Bắc Kinh" chứ không đơn thuần là tuyên truyền hay "khoe khoang vu vơ".

Các tuyên bố về "năm ngón tay" đã được khẳng định "rõ ràng và thường xuyên" từ năm 1958 đến năm 1961 trên các hệ thống phát thanh Bắc Kinh và Lhasa.[10]:96 Trong một cuộc họp quần chúng công khai ở Lhasa vào tháng 7 năm 1959, trung tướng Trung Quốc Trương Quốc Hoa nói: "Người Bhutan, người Sikkim và người Ladakh tạo thành một gia đình thống nhất ở Tây Tạng. Xưa nay họ luôn phụ thuộc Tây Tạng và đất mẹ Trung Hoa vĩ đại. Họ phải một lần nữa được đoàn kết và được giảng dạy học thuyết cộng sản".[9][11][12][a]

Chính sách trong thế kỷ 21

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính sách, vốn chưa bao giờ được thảo luận trong các tuyên bố công khai của Trung Quốc,[9] không còn hoạt động và các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc chỉ tập trung vào bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và vùng Aksai Chin mà Ấn Độ tuyên bố là một phần của Ladakh do Trung Quốc quản lý, hiện một phần quản lý bởi địa khu Hòa Điền, Tân Cương và một phần nhỏ được quản lý bởi địa khu A Lý, Tây Tạng.[16] Tuy nhiên, đã có những lo ngại được bày tỏ về việc liên quan đến sự hồi sinh của nó.[17] Sau bế tắc biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 2017 tại Doklam, một bài báo đăng trên tờ Quần chúng (tạp chí ngôn luận của thường vụ tỉnh ủy Giang Tô của ĐCSTQ)[18] nhắc lại "năm ngón tay".[19] Bài báo được viết bởi nhà nghiên cứu Đại học Nam Kinh Lưu Lập Đào, cáo buộc sự hỗ trợ bí mật của Ấn Độ đối với phong trào độc lập của Tây Tạng bắt nguồn từ tầm quan trọng về văn hóa và kinh tế của Tây Tạng trong khu vực và mặc dù thực tế là Ấn Độ đã "lấy đi năm ngón tay", họ không thể kiểm soát hoàn toàn khu vực mà không có "lòng bàn tay" vì "lực hướng tâm" của văn hóa Tây Tạng trên "năm ngón tay". Bài báo nói thêm rằng khi các khoản đầu tư, thương mại và quan hệ kinh tế của Trung Quốc với các khu vực này tăng lên, ảnh hưởng của Trung Quốc ở các khu vực này sẽ vượt qua Ấn Độ và sẽ loại bỏ họ ở một mức độ "lớn".

Lobsang Sangay, lãnh đạo của Chính phủ lưu vong Tây Tạng đã liên kết chính sách này với tình trạng bế tắc ở Doklam.[20] Nó cũng đã được trích dẫn là lý do đằng sau những đụng độ giữa Trung Quốc và Ấn Độ năm 2020 bởi Sangay,[21] Adhir Ranjan Chowdhury (lãnh đạo của Đảng Quốc Đại Ấn Độ trong Lok Sabha),[22] Seshadri Chari (cựu trưởng ngoại giao của Đảng Bharatiya Janata),[23] và MM Khajuria (cựu Tổng cục trưởng Cảnh sát của bang Jammu và Kashmir trước đây của Ấn Độ).[24]

Theo nhà bình luận Saurav Jha, chính sách "năm ngón tay" nảy sinh từ yếu tố địa lý lịch sử của dãy Himalaya cho phép tuyên bố chủ quyền lãnh thổ hai chiều giữa Tây Tạng và các khu vực phía nam Tây Tạng. Điều này dẫn đến căng thẳng giữa các cường quốc đối với Himalaya vốn "cuối cùng được làm dịu đi do sự cân bằng về khả năng quân sự," và điều này cũng là lý do đằng sau chính của sự tranh chấp biên giới Trung-Ấn kéo dài.[25]

  1. ^ Tuyên bố do Trương Quốc Hoa, người đứng đầu Phái bộ Trung Quốc tại Tây Tạng đưa ra trong một cuộc họp quần chúng công khai tại Lhasa vào ngày 17 tháng 7 năm 1959. Đoạn văn này rõ ràng đã bị xóa khỏi phiên bản được đăng trên tờ China Today, nhưng nó đã được đăng trên The Daily Telegraph bởi George N. Patterson, phóng viên Kalimpong của tờ báo này và sau đó được đăng lại trên tờ Hindustan Times.[13][14] Patterson báo cáo rằng khi Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru nêu vấn đề với Trung Quốc, "ông được thông báo thẳng thừng rằng các yêu sách của Trung Quốc đối với các vùng lãnh thổ biên giới này dựa trên yêu sách tương tự đối với cuộc xâm lược Tây Tạng của họ."[15]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “India, China and the Nathu La India, China and the Nathu La Understanding Beijing's Larger Strategy towards the Region” (PDF). Institute of Peace & Conflict Studies.
  2. ^ a b Haidar, Suhasini (ngày 18 tháng 6 năm 2020). “History, the standoff, and policy worth rereading”. The Hindu (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2020.
  3. ^ Theys, Sarina (ngày 25 tháng 1 năm 2018). “Running hot and cold: Bhutan-India-China relations”. South Asia @ LSE blog. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2020.
  4. ^ Jain, Girilal (1960). “Threat to India's Integrity”. Panchsheela and After: A Re-Appraisal of Sino-Indian Relations in the Context of the Tibetan Insurrection. Asia Publishing House. tr. 158.
  5. ^ Jain, Girilal (1959). “Consequences of Tibet”. India meets China in Nepal. Asia Publishing House. tr. 105–106.
  6. ^ Schram, Stuart R. (1969). “China and the Underdeveloped Countries”. The Political Thought of Mao Tse-tung. Praeger Publishers. tr. 257–258.
  7. ^ Muni, S. D. (2009). “The Nehruvian Phase: Ideology Adjusts with Realpolitik”. India's Foreign Policy: The Democracy Dimension. Foundation Books. tr. 31. ISBN 9788175968530.
  8. ^ Srivastava, Sanjay (ngày 19 tháng 6 năm 2020). “India-China Face-off: क्या है चीन की 'फाइव फिंगर्स ऑफ तिब्बत स्ट्रैटजी', जिससे भारत को रहना होगा अलर्ट” (bằng tiếng Hindi). News18 India. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2020.
  9. ^ a b c d Grover, B. S. K. (1974). Sikkim and India: Storm and Consolidation. Jain Brothers. tr. 152–153.
  10. ^ a b Belfiglio, Valentine John (1970). The Foreign Relations of India with Bhutan, Sikkim and Nepal Between 1947–1967: An Analytical Framework for the Study of Big Power-Small Power Relations (PhD). University of Oklahoma.
  11. ^ Benedictus, Brian (ngày 2 tháng 8 năm 2014). Bhutan and the Great Power Tussle. The Diplomat. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2015.
  12. ^ Smith, Paul J. (2015). “Bhutan–China Border Disputes and Their Geopolitical Implications”. Trong Bruce Elleman; Stephen Kotkin; Clive Schofield (biên tập). Beijing's Power and China's Borders: Twenty Neighbors in Asia. M.E. Sharpe. tr. 27. ISBN 978-0-7656-2766-7.
  13. ^ Desai, B. K. (1959), India, Tibet and China, Bombay: Democratic Research Service, tr. 30, Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2017
  14. ^ “Delhi Diary, ngày 14 tháng 8 năm 1959”, The Eastern Economist; a Weekly Review of Indian and International Economic Affairs, Volume 33, Issues 1–13, 1959, tr. 228, Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2017
  15. ^ George N. Patterson, China's Rape of Tibet (PDF), George N. Patterson web site, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2017, truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2017
  16. ^ Bradsher, Henry S. (1969). “Tibet Struggles to Survive”. Foreign Affairs. 47 (4): 752. doi:10.2307/20039413. ISSN 0015-7120.
  17. ^ Jha, Purushottam (ngày 19 tháng 6 năm 2020). “China – A desperate state to change the narratives and contexts”. The Times of India. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2020.
  18. ^ “群众杂志社”. Baidu Baike (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2020.
  19. ^ Litao, Liu (ngày 26 tháng 9 năm 2017). “重新审视"印度象". Qunzhong. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2020.
  20. ^ Basu, Nayanima (ngày 17 tháng 10 năm 2017). 'Doklam is part of China's expansionist policy'. Business Line (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2020.
  21. ^ Siddiqui, Maha (ngày 18 tháng 6 năm 2020). “Ladakh is the First Finger, China is Coming After All Five: Tibet Chief's Warning to India”. CNN-News18. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2020.
  22. ^ Chowdhury, Adhir Ranjan (ngày 17 tháng 6 năm 2020). “Chinese intrusion in Ladakh has created a challenge that must be met”. The Indian Express (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2020.
  23. ^ Chari, Seshadri (ngày 12 tháng 6 năm 2020). “70 yrs on, India's Tibet dilemma remains. But 4 ways Modi can achieve what Nehru couldn't”. ThePrint. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2020.
  24. ^ Khajooria, M. M. (ngày 5 tháng 6 năm 2020). “Maos' open palm & its five fingers”. State Times. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2020.
  25. ^ Jha, Saurav (ngày 30 tháng 5 năm 2020). “India must stand firm”. Deccan Herald (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2020.