Bước tới nội dung

Phòng thủ Sicilia, Phương án Najdorf

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Biến Najdorf
abcdefgh
8
a8 black rook
b8 black knight
c8 black bishop
d8 black queen
e8 black king
f8 black bishop
h8 black rook
b7 black pawn
e7 black pawn
f7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
a6 black pawn
d6 black pawn
f6 black knight
d4 white knight
e4 white pawn
c3 white knight
a2 white pawn
b2 white pawn
c2 white pawn
f2 white pawn
g2 white pawn
h2 white pawn
a1 white rook
c1 white bishop
d1 white queen
e1 white king
f1 white bishop
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Nước đi 1.e4 c5 2.Nf3 d6 3.d4 cxd4 4.Nxd4 Nf6 5.Nc3 a6
ECO B90–B99
Đặt theo tên Miguel Najdorf
Một dạng của Open Sicilian

Phương án Najdorf hoặc Biến Najdorf (/ˈnaɪdɔːrf/ NY-dorf) của Phòng thủ Sicilia là một trong những khai cuộc phổ biến và được nghiên cứu sâu rộng nhất trong tất cả các khai cuộc cờ vua. Khai cuộc này được đặt theo tên của đại kiện tướng người Ba Lan - ArgentinaMiguel Najdorf, mặc dù ông không phải là kỳ thủ mạnh đầu tiên chơi biến thể này. Nhiều kỳ thủ đã sử dụng và phổ biến rộng rãi biến Najdorf (trong đó có cả hai cựu vua cờBobby FischerGarry Kasparov, dù Kasparov thường chuyển sang biến Scheveningen).

Biến Najdorf bắt đầu với những nước đi:

1. e4 c5

2. Nf3 d6

3. d4 cxd4

4. Nxd4 Nf6

5. Nc3 a6

Nước đi 5...a6 của Đen nhằm mục đích ngăn chặn mã hoặc tượng của Trắng đi đến ô b5, trong khi vẫn duy trì sự phát triển linh hoạt cho mình. Nếu Đen chơi 5...e5?! ngay lập tức, thì sau 6.Bb5+! Bd7 (hoặc 6...Nbd7 7.Nf5) 7.Bxd7+ Nbxd7 (hoặc Qxd7) 8.Nf5, quân mã ở f5 khó bị đánh bật ra nếu không có đổi quân hoặc thí quân. Các ván cờ theo biến Najdorf thường xảy ra nhập thành đối diện, trong đó Trắng nhập thành dài và cả hai bên đồng thời tấn công vua của đối phương[1].

Đen thường lên kế hoạch tấn công bên cánh hậu để gây áp lực lên quân tốt e4 của Trắng. Điều này thường được thực hiện bằng những nước đi ...b5, ...Bb7 và để một quân mã ở d5 hoặc c4 qua b6.

Lịch sử phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Các kỳ thủ bắt đầu thử nghiệm nước đi 5...a6 vào những năm 1920, thường chuyển sang biến Scheveningen sau nước ...e6 tiếp theo. Kỳ thủ cờ vua người Séc Karel Opočenský là một trong những người đầu tiên kết hợp 5...a6 với ...e5. Trong nỗ lực đặt tên cho biến thể này theo tên mình, ông đã từng chơi biến này trước chính Miguel Najdorf. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, Najdorf là ​​một kỳ thủ nổi tiếng hơn, và với sự giúp đỡ của những kỳ thủ Argentina khác vào những năm 1950, ông ấy đã đào sâu phân tích về khai cuộc này và đã được đặt tên theo tên của mình. Najdorf đã chơi khai cuộc này từ năm 1937[2].

Trớ trêu thay, Najdorf sau đó đã từ bỏ khai cuộc này khi lý thuyết khai cuộc phát triển đến mức độ cực kỳ phức tạp. Ông từng nói: "Có một đứa trẻ đã thuộc lòng các nước đi và "xử" tôi. Nó mang cuốn sách của nó đến, và nó đưa tôi vào một thế cờ mà tôi không hề biết, và chính Najdorf chết dưới tay của Biến thể Najdorf"[3]. Vì vậy, kể từ đó, ông ấy đã chơi một khai cuộc khác là Ruy López khi cầm quân Đen.

Biến thể 6.Bg5 là một nỗ lực của bên Trắng nhằm phản công khai cuộc này và được coi là phương án chính, cho đến những năm 1980 khi việc sử dụng nó bắt đầu giảm. Bobby Fischer, người gọi Najdorf là ​​"một trong những người sáng tạo vĩ đại nhất trong lý thuyết cờ vua", đã sử dụng biến Tấn công Lipnitzky/Fischer (6.Bc4) trong phần lớn sự nghiệp của mình. Ông đã thắng nhiều ván cờ với quân Trắng, mặc dù trong những năm tiếp theo, các phương pháp phản công cho quân Đen đã được tìm ra, dẫn đến sự sụt giảm của nó trong các ván cờ hàng đầu[4].

Một biến thể hiện đại (7...Nbd7) đã giúp hồi sinh biến Najdorf, và nó đã xuất hiện trong trận tranh Giải vô địch thế giới năm 1993 giữa Garry KasparovNigel Short. Anatoly Karpov - nhà cựu vô địch thế giới - đã đối mặt với biến Najdorf nhiều lần khi cầm Trắng và thường xuyên lựa chọn biến thể Cổ điển/Opočenský (6.Be2). Biến thể Opočenský nhắm vào việc nhập thành cánh vua, giúp cho ván đấu có nhiều phương án tấn công hơn, phù hợp với phong cách của Karpov. Ông đã đóng góp cho cả lý thuyết và sự phổ biến của biến thể này ở thời đỉnh cao của mình, và đã tìm ra cách khai thác điểm yếu của ô d5 do nước đi 6...e5 của quân Đen tạo ra[4].

Garry Kasparov thường chuyển sang biến Scheveningen (6...e6) để tránh điểm yếu này khi ông và Karpov cạnh tranh nhau chức Vô địch thế giới. Vào những năm 1980 và 1990, một số kỳ thủ Anh (John Nunn, Nigel Short và Murray Chandler) bắt đầu sử dụng một cách tiếp cận trước đây đã thử nghiệm với các biến thể Sicilia khác, chẳng hạn như biến Con rồng (Dragon Variation). Biến Tấn công Anh (English Attack), liên quan đến nước đi 6.Be3 và thường dẫn đến nhập thành đối diện. Cả hai bên tung ra một làn sóng tốt đồng thời ở các phía đối diện nhau. Cách tiếp cận này đã trở thành phương án chính thời hiện đại và thường được thấy ở cấp độ cao nhất[4].

Theo số liệu từ trang web cờ vua Chessgames.com, tính đến tháng 7/2024, cơ sở dữ liệu của trang này đã lưu trữ 20.016 ván cờ. Trong đó, tỉ lệ thắng của Trắng, Đen và hòa lần lượt là 37,4% : 31% : 31,6%[5].

Các biến thể

[sửa | sửa mã nguồn]

6.Bg5 (Phương án phổ biến nhất)

[sửa | sửa mã nguồn]
abcdefgh
8
a8 black rook
b8 black knight
c8 black bishop
d8 black queen
e8 black king
f8 black bishop
h8 black rook
b7 black pawn
f7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
a6 black pawn
d6 black pawn
e6 black pawn
f6 black knight
g5 white bishop
d4 white knight
e4 white pawn
f4 white pawn
c3 white knight
a2 white pawn
b2 white pawn
c2 white pawn
g2 white pawn
h2 white pawn
a1 white rook
d1 white queen
e1 white king
f1 white bishop
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Biến Najdorf chính: 6.Bg5 ...e6 7.f4

Nước đi phổ biến nhất của Trắng và mục tiêu chính của Trắng là chơi ở cánh vua. Mục đích của Trắng là ghim Mã f6, nhằm gián tiếp khống chế Hậu qua đường chéo d8-h4 sau nước 6...e6 hoặc 6...e5.

Đen thường phản ứng với nước đi này bằng e6. Chơi e5 để kiểm soát trung tâm sẽ nguy hiểm vì Trắng có thể gây áp lực lên quân mã bị ghim ở f6 bằng cách chơi Nd5.

Đến đây, có thể thấy rõ ý định của Trắng là tấn công tổng lực chiếu hết Đen, và khả năng Trắng nhập thành cánh Hậu là gần như chắc chắn.

Các biến tiếp theo có thể dẫn đến hình cờ vô cùng phức tạp như:

  • 7...Be7 để nhằm tháo đường ghim, đề phòng Trắng chơi 8.e5.
  • 7…Qb6, tiếp diễn là 8.Qd2 Qxb2 9.Rb1 Qa3 (Hậu Đen ở thế bị động)[6].
abcdefgh
8
a8 black rook
b8 black knight
c8 black bishop
e8 black king
f8 black bishop
h8 black rook
b7 black pawn
f7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
a6 black pawn
d6 black pawn
e6 black pawn
f6 black knight
g5 white bishop
d4 white knight
e4 white pawn
f4 white pawn
a3 black queen
c3 white knight
a2 white pawn
c2 white pawn
d2 white queen
g2 white pawn
h2 white pawn
b1 white rook
e1 white king
f1 white bishop
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Biến Najdorf sau các nước: 7…Qb6 8.Qd2 Qxb2 9.Rb1 Qa3. Hậu đen đang ở thế bị động

Các biến thể khác có thể kể đến như:

  • 7...b5 (Biến thể Polugaevsky). Đen bỏ qua mối đe dọa của Trắng và mở rộng sang cánh Hậu. 8.e5 dxe5 9.fxe5 Qc7. Ở đây, Trắng chơi 10.exf6 Qe5+ 11.Be2 Qxg5 hoặc 10.Qe2 Nfd7 11.0-0-0 Bb7.
  • 7...Qc7 được Garry Kasparov dùng nhiều, trước khi ông chuyển sang chơi 7...Qb6 - một biến đặc trưng riêng của ông.
  • 7...Nbd7 được Boris Gelfand đề xuất.
  • 7...Nc6?! là nước đi mạo hiểm, thường bên Đen sẽ phản ứng: 8.e5!
  • 7...h6!? Tạo ra "tốt độc". Biến này, tiếp diễn với 8.Bh4 Qb6 9.a3, đã được chơi hai lần trong Giải cờ vua London năm 2016 (CaruanaNakamuraNakamuraVachier-Lagrave), mặc dù Trắng đã thắng cả hai ván.

6.Be3 (Tấn công Anh)

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây đã trở thành biến chính thời hiện đại. Kể từ đầu những năm 1990, Tấn công Anh, 6.Be3, theo sau là f3, g4, Qd2 và 0-0-0 theo một thứ tự bất kì, đã trở nên cực kỳ phổ biến và đã được phân tích chuyên sâu.

abcdefgh
8
a8 black rook
b8 black knight
c8 black bishop
d8 black queen
e8 black king
f8 black bishop
h8 black rook
b7 black pawn
e7 black pawn
f7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
a6 black pawn
d6 black pawn
f6 black knight
d4 white knight
e4 white pawn
c3 white knight
e3 white bishop
a2 white pawn
b2 white pawn
c2 white pawn
f2 white pawn
g2 white pawn
h2 white pawn
a1 white rook
d1 white queen
e1 white king
f1 white bishop
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Tấn công Anh: 6.Be3

Sau nước đi 6.Be3, bốn phương án thường dùng cho Đen là:

6...e5 (cổ điển):

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nếu Trắng chơi 7.Nb3, thì Đen thường tiếp tục 7...Be6, cố gắng kiểm soát ô d5. Nước đi phổ biến nhất sau đó là 8.f3, cho phép Trắng chơi Qd2 ở nước tiếp theo. Nếu Trắng đã cố chơi 8.Qd2, thì Đen có thể đáp trả bằng 8...Ng4.
  • Nếu Trắng chơi 7.Nf3, thì các lựa chọn chính của Đen là 7...Be7 và 7...Qc7.

6...e6 (biến Scheveningen):

[sửa | sửa mã nguồn]
abcdefgh
8
a8 black rook
b8 black knight
c8 black bishop
d8 black queen
e8 black king
f8 black bishop
h8 black rook
b7 black pawn
f7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
a6 black pawn
d6 black pawn
e6 black pawn
f6 black knight
d4 white knight
e4 white pawn
c3 white knight
e3 white bishop
f3 white pawn
a2 white pawn
b2 white pawn
c2 white pawn
g2 white pawn
h2 white pawn
a1 white rook
d1 white queen
e1 white king
f1 white bishop
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Biến Scheveningen: 6...e6 7.f3

Trắng có thể chọn 7.f3 phổ biến hoặc thử Tấn công Hungary (Hungarian Attack, còn được gọi là Tấn công Perenyi) bằng cách chơi 7.g4. Đen có thể đi 7...e5, cố gắng khai thác khoảng trống do Trắng đã di chuyển quân tốt g. Sau 8.Nf5 g6 9.g5, ván cờ trông khá cân bằng.

6...Ng4 (biến Phản công Anh - Anti-English):

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nước đi của quân mã: 6...Ng4. Trắng tiếp tục: 7.Bg5 h6 8.Bh4 g5 9.Bg3 Bg7, nhưng bản chất của thế cờ này khá khác so với các thế cờ sau nước 6...e6 và 6...e5, vì vậy đôi khi Trắng cố gắng tránh nước nhảy mã bằng cách chơi 6.f3 thay vì 6.Be3. Tuy nhiên, ngoài việc bỏ phương án Tấn công Hungary đã đề cập ở trên, nó còn mang lại cho Đen những khả năng tấn công khác như 6...Qb6 và 6...b5.
  • Mục tiêu của nước đi này là thực hiện Tấn công Anh trong khi tránh Tấn công Hungary. 7.g4 giờ đây ít nguy hiểm hơn vì với 6...Nbd7, quân Đen ít linh hoạt hơn vì quân tượng ở c8 đã bị chặn đường chéo, song quân mã ở d7 có thể nhảy đến những ô vuông khác nhằm kiểm soát thế trận.

6.Bc4 (Tấn công Fischer–Sozin/Lipnitzky)

[sửa | sửa mã nguồn]
abcdefgh
8
a8 black rook
b8 black knight
c8 black bishop
d8 black queen
e8 black king
f8 black bishop
h8 black rook
b7 black pawn
f7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
a6 black pawn
d6 black pawn
e6 black pawn
f6 black knight
d4 white knight
e4 white pawn
b3 white bishop
c3 white knight
e3 white bishop
f3 white pawn
a2 white pawn
b2 white pawn
c2 white pawn
g2 white pawn
h2 white pawn
a1 white rook
d1 white queen
e1 white king
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Tấn công Fischer–Sozin/Lipnitzky: 6.Bc4 ...e6 7.Bb3

Được Veniamin Sozin giới thiệu vào những năm 1930, nước đi này ít được chú ý cho đến khi Fischer thường xuyên áp dụng, và là nước đi phổ biến ở cấp độ cao nhất trong suốt những năm 1970. Trắng chơi 6.Bc4 với ý định chơi chống lại f7, vì vậy Đen thường phản công bằng 6...e6 7.Bb3.

Biến Sozin đã trở nên ít phổ biến hơn vì 7...Nbd7, khi Đen có ý định tiếp tục với ...Nc5 sau đó. Có thể tránh lựa chọn 7...Nbd7 với 7.0-0, nhưng đây là nhập thành ngắn, trái với nhập thành dài mang tính tấn công của biến Najdorf.

Tấn công Lipnitsky (hoặc Tấn công Fischer-Sozin) là một nỗ lực quan trọng để giành lợi thế trong Najdorf. Quân trắng chơi tích cực nhất có thể với các quân cờ và cố gắng mở rộng tấn công Đen bằng một nước phá tốt f4-f5 nhanh chóng.

6.Be2 (Biến cổ điển/Opočenský)

[sửa | sửa mã nguồn]
abcdefgh
8
a8 black rook
b8 black knight
c8 black bishop
d8 black queen
e8 black king
f8 black bishop
h8 black rook
b7 black pawn
e7 black pawn
f7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
a6 black pawn
d6 black pawn
f6 black knight
d4 white knight
e4 white pawn
c3 white knight
a2 white pawn
b2 white pawn
c2 white pawn
e2 white bishop
f2 white pawn
g2 white pawn
h2 white pawn
a1 white rook
c1 white bishop
d1 white queen
e1 white king
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Biến Opočenský: 6.Be2

Biến Opocensky giữ thế trận tốt cho cả hai bên. Thông thường, Trắng sẽ nhập thành cùng bên với Đen và từ từ xây dựng thế chủ động ở cánh vua với f4-f5 hoặc g4-g5. Trong khi đó, Đen có thể linh hoạt hơn bình thường với cấu trúc d6-e5 hay cấu trúc Scheveningen d6-e6.

Do thành công của nhiều người chơi với các biến thể này, Trắng thường chơi 6.Be2 và có một ván cờ ít tấn công hơn, phân tán rộng hơn, khi đó Đen có thể chuyển sang Biến thể Scheveningen bằng cách chơi 6...e6 hoặc giữ ván cờ theo các đường Najdorf bằng cách chơi 6...e5. Một lựa chọn khác là chơi 6...Nbd7. Ván cờ có thể được quyết định bằng cách đổi quân chuẩn xác và tập trung vào các ô thích hợp.

6.f4 (Biến Amsterdam)

[sửa | sửa mã nguồn]
abcdefgh
8
a8 black rook
b8 black knight
c8 black bishop
d8 black queen
e8 black king
f8 black bishop
h8 black rook
b7 black pawn
e7 black pawn
f7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
a6 black pawn
d6 black pawn
f6 black knight
d4 white knight
e4 white pawn
f4 white pawn
c3 white knight
a2 white pawn
b2 white pawn
c2 white pawn
g2 white pawn
h2 white pawn
a1 white rook
c1 white bishop
d1 white queen
e1 white king
f1 white bishop
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Biến Amsterdam: 6.f4

Một số biến nhỏ bao gồm:

6...e5 7.Nf3 Nbd7 8.a4 Be7 9.Bd3 0-0

6...Qc7 7.Bd3

6...e6 7.Be2

GM Daniel King đề xuất 6...g6 chống lại biến Amsterdam, dẫn đến cấu trúc tốt phòng thủ bên cánh vua nhiều hơn. Sau đó phản công trên đường chéo g1–a7 bằng một nước đi như ...Qb6 để ngăn Trắng nhập thành. Một biến ví dụ là 6...g6 7.Nf3 Bg7 8.a4 Nc6 9.Bd3 Qb6.

6.h3 (Tấn công Adams)

[sửa | sửa mã nguồn]
abcdefgh
8
a8 black rook
b8 black knight
d8 black queen
e8 black king
f8 black bishop
h8 black rook
b7 black bishop
f7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
a6 black pawn
d6 black pawn
e6 black pawn
f6 black knight
d5 white knight
b4 black pawn
d4 white knight
e4 white pawn
g4 white pawn
h3 white pawn
a2 white pawn
b2 white pawn
c2 white pawn
f2 white pawn
a1 white rook
c1 white bishop
d1 white queen
f1 white rook
g1 white king
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Tấn công Adams sau các nước: 6.h3 e6 7.g4 b5 8.Bg2 Bb7 9.0-0 b4 10.Nd5!

Được giới thiệu bởi Weaver Adams vào giữa thế kỷ XX, nước đi quân tốt kỳ lạ này chủ yếu được sử dụng như một đòn bất ngờ để chống lại biến Najdorf. Nếu Đen vẫn tiếp tục với 6...e5, Trắng có thể đáp trả bằng 7.Nde2 tiếp theo là g4 và Ng3, chiếm các ô sáng màu bằng cách chơi g5. Do đó, Đen được khuyến khích chơi ngăn chặn hoàn toàn g4 bằng 7...h5.

Đen cũng có thể dùng Scheveningen với 6...e6 tiếp theo là 7.g4 b5 8.Bg2 Bb7, buộc Trắng phải mất nhiều thời gian hơn bằng cách bảo vệ quân tốt e4, vì ...b4 là một mối đe dọa. Phải đến thời hiện đại, với sự giúp đỡ của siêu máy tính, nước phản công lại bên Đen mới được tìm ra. Sau 9.0-0 b4, Trắng có thế hy sinh mã với nước đi 10.Nd5!, tạo cho Đen điểm yếu tại d6 và cũng tạo một cột e mở để Trắng tấn công. Thế trận này tiếp diễn khá phức tạp. Vì sự hi sinh đẹp mắt của quân mã bên Trắng và đồng thời tạo ra thế trận thú vị cho cả hai, nên khai cuộc này đã trở nên phổ biến ở mọi cấp độ kì thủ.

Các ván đấu đáng chú ý

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Shakhriyar Mamedyarov vs Boris Gelfand. 0–1. Giải đấu Ứng viên (2011), Kazan. Tấn công Fischer-Sozin: Biến thể Flank. Sau nhiều lần thí quân, Gelfand có thêm sáu quân tốt đấu với một xe.
  • Sergey Karjakin vs Viswanathan Anand. 0–1. Corus Bảng A (2006), Wijk aan Zee. Tấn công Anh. Anand thí một mã và một tượng và Karjakin đầu hàng với nước chiếu hết không thể ngăn cản.
  • Michael Adams vs Garry Kasparov. 0–1. Linares (2005). Tấn công Anh. Cả hai kỳ thủ cùng lúc tấn công và Kasparov sau đó đã nói rằng, ông đã để đối thủ nghĩ rằng họ đang thắng để khiến họ chủ quan và thua.
  • Wolfgang Unzicker vs Robert James Fischer. 0–1. Varna Olympiad Final-A (1962). Biến thể cổ điển/Opočenský. Fischer 19 tuổi đánh bại đối thủ một cách thuyết phục.
  • Robert James Fischer vs Julio Bolbochan. 1–0. Stockholm Interzonal (1962). Tấn công Adams. Fischer đã gây áp lực lớn lên cánh vua của Đen, xé toạc khu vực phòng thủ và đe dọa chiếu hết.
  • Robert James Fischer vs Mikhail Tal. 0–1. Giải đấu Ứng viên (1959), Bled-Zagreb-Belgrade. Tấn công Fischer-Sozin. Mikhail Tal đã thí quân tượng và tập trung quân nặng (xe và hậu) trên cột g, nhằm đe dọa chiếu hết vua Trắng ở cột h.
  1. (lichess.org) Phòng thủ Sicilia - Biến Najdorf
  2. (lichess.org) Phòng thủ Sicilia - Biến Najdorf - Tấn công Anh
  3. (lichess.org) Phòng thủ Sicilia - Biến Najdorf - Tấn công Fischer–Sozin/Lipnitzky
  4. (lichess.org) Phòng thủ Sicilia - Biến Najdorf - Biến Opočenský
  5. (lichess.org) Phòng thủ Sicilia - Biến Najdorf - Biến Amsterdam
  6. (lichess.org) Phòng thủ Sicilia - Biến Najdorf - Tấn công Adams
  7. (thechessworld.com) 7 ván cờ hay nhất của Phương án Najdorf

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Najdorf, Liliana (2016). Najdorf x Najdorf. Russell Enterprises. ISBN 9781941270394.
  2. ^ “Vlastimil Hort: Karel Opočenský”. Chess News (bằng tiếng Anh). 23 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ Nusbaum, Eric; Villacin, Adam (3 tháng 8 năm 2021). “The Najdorf Variation”. Sports Stories. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ a b c Herman Grooten (2019). “Understanding before Moving 3 - Sicilian Structures Part 1 - Najdorf & Scheveningen” (PDF). Thinkers Publishing.
  5. ^ “Chess openings: Sicilian, Najdorf (B90)”. www.chessgames.com. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ “Phòng thủ Sicilian (phần 1) - Biến Najdorf”. Cờ Vua Trà Vinh TVchess. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2024.