Phó Thủ tướng thứ nhất Liên Xô

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phó Thủ tướng thứ nhất Liên Xô
Первый заместитель Председателя Совета Народных Комиссаров СССР
Nắm giữ lâu nhất
Kirill Mazurov

26 tháng 3 năm 1965 – 28 tháng 11 năm 1978
Thể loạiPhó lãnh đạo chính phủ
Báo cáo tớiThủ tướng
Thành lập14 tháng 5 năm 1934
Người đầu tiên giữ chứcValerian Kuybyshev
Người cuối cùng giữ chứcVladimir Shcherbakov (ru)
Bãi bỏ26 tháng 11 năm 1991
Kế vịPhó Thủ tướng thứ nhất Nga

Phó Thủ tướng thứ nhất Liên Xô là phó lãnh đạo chính phủ của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô); mặc dù có chức danh, chức vụ và không nhất thiết phải do một cá nhân duy nhất nắm giữ. Chức vụ có ba tên gọi khác nhau trong thời gian tồn tại của Liên Xô: Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Dân ủy (1923-1946), Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng bộ trưởng (1946-1991) và Phó thủ tướng thứ nhất Liên Xô (1991). Thuật ngữ Phó Thủ tướng thứ nhất được sử dụng bởi các nhà báo phương Tây khi viết về chức danh Phó lãnh đạo chính phủ Liên Xô.

Phó Thủ tướng thứ nhất chịu trách nhiệm về một lĩnh vực chính sách cụ thể. Ví dụ, Kirill Mazurov chịu trách nhiệm về công nghiệp, trong khi Dmitry Polyansky được giao nhiệm vụ nông nghiệp. Ngoài ra, chức vụ chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động của các bộ, ủy ban nhà nước và các cơ quan khác trực thuộc chính phủ. Phó Thủ tướng thứ nhất sẽ đưa ra các hướng dẫn cơ quan nhà nước một cách nhanh chóng để đảm bảo việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội và kiểm tra xem các sắc lệnh và quyết định của chính phủ có được tuân theo hay không. Nếu Thủ tướng không thể thực hiện nhiệm vụ của mình, một trong những Phó Thủ tướng thứ nhất sẽ đảm nhận vai trò là Thủ tướng cho đến khi Thủ tướng trở lại. Vào cuối những năm 1970, khi sức khỏe của Thủ tướng Alexei Kosygin xấu đi, Nikolai Tikhonov với tư cách là Phó Thủ tướng thứ nhất hành động thay mặt ông trong thời gian vắng mặt. Cuối cùng, Phó Thủ tướng thứ nhất là thành viên của Đoàn chủ tịch chính phủ, đó là cơ quan ra quyết định cao nhất.

Tổng cộng có 26 cá nhân đã nắm chức vụ này. Chức vụ đầu tiên do Valerian Kuibyshev nắm giữ vào năm 1934. Lavrentiy Beria đã nắm chức vụ trong thời gian ngắn nhất trong 113 ngày. Vyacheslav Molotov nắm giữ chức vụ trong thời gian dài nhất hơn 27 năm, và giữ vị trí trong thời gian Thủ tướng Joseph Stalin, Georgy Maksimilianovich MalenkovNikolai Aleksandrovich Bulganin.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 14/5/1934, theo sự đề xuất của Stalin, Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô Vyacheslav Molotov đã bổ nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản toàn Liên bang, Chủ tịch Ủy ban Thanh tra Xô viết, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô, Valerian Kuybyshev làm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Dân ủy Liên Xô với nhiệm vụ thực hiện công việc theo dõi và chỉ đạo việc thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ hai vừa được Đại hội Đảng Cộng sản toàn Liên bang (bolsheviks) khóa XVII thông qua tháng 1/1934.

Ngày 25/1/1935, Valerian Kuybyshev qua đời, việc bổ nhiệm người thay thế bị tạm hoãn do việc Stalin thực hiện chiến dịch tiêu diệt lực lượng phản cách mạng (hay còn được gọi Đại thanh trừng) kéo dài cho đến thế chiến II nổ ra.

Tháng 3/1941, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Nikolai Voznesensky được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Dân ủy Liên Xô, ông được Stalin tán thành kế nhiệm Vyacheslav Molotov.

Tháng 5/1941, Đức Quốc xã tấn công Liên Xô, để tập trung quyền lực đánh đuổi xâm lược, Stalin đã làm Chủ tịch Hội đồng Dân ủy Liên Xô thay cho Molotov, sau đó vào tháng 8/1942, bổ nhiệm Molotov làm chức danh Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Dân ủy Liên Xô phân công nhiệm vụ ngoại giao và hậu cần khí giới, Voznesensky được phân công nhiệm vụ khôi phục kinh tế khu vực giải phóng và hậu phương đồng thời làm Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô. Từ đó trở về sau sẽ thường có 2 Phó Chủ tịch thứ nhất trong Chính phủ.

Chức năng và nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Thủ tướng thứ nhất Liên Xô có nhiều tên gọi khác nhau trong từng thời kỳ, nhưng về chức năng và nhiệm vụ được Luật Hội đồng Dân ủy Liên Xô, Luật Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Luật Chính phủ Liên Xô (gọi chung là Chính phủ) ban hành gồm:

  • Là thành viên Đoàn Chủ tịch Chính phủ;
  • Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng phân công phối hợp công tác với các Bộ, Ủy ban Nhà nước, cơ quan trực thuộc Chính phủ;
  • Khi Thủ tướng vẳng mặt, thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng.
  • Thay mặt Thủ tướng ký ban hành các nghị quyết, nghị định Chính phủ theo sự phân công;
  • Kiểm soát hoạt động, việc thực thi luật và các văn bản do Chính phủ ban hành, các cơ quan theo sự phân công;
  • Xem xét sơ bộ các đề xuất và dự thảo nghị quyết và luật đệ trình lên Chính phủ;
  • Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Luật định.

Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

Người nắm giữ Bổ nhiệm Bãi nhiệm Nhiệm kỳ Thủ tướng Chức vụ khác
khi làm Phó Thủ tướng thứ nhất
Valerian Kuybyshev
(1888–1935)[1]
14 tháng năm 1934 25 tháng một 1935 256 ngày Vyacheslav Molotov Chủ tịch Ủy ban Thanh tra Xô viết[2]
Nikolai Voznesensky
(1895–1950)[3]
10 tháng ba 1941 15 tháng ba 1946 5 năm, 5 ngày Vyacheslav Molotov Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước[3]
Joseph Stalin
Vyacheslav Molotov
(1890–1986)[4]
A man in a dark suit, light shirt and dark tie, smiling 16 tháng tám 1942 29 tháng sáu 1957 11 năm, 106 ngày Joseph Stalin Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô[5]
Georgy Malenkov
Nikolai Bulganin
Nikolai Bulganin
(1895–1975)[6]
A man in a dark suit, standing in front of a white wall, looking to his right 7 tháng tư 1950 8 tháng hai 1955 4 năm, 307 ngày Joseph Stalin Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô[7]
Georgy Malenkov
Lavrentiy Beria
(1899–1953)[8]
5 tháng ba 1953 26 tháng sáu 1953 113 ngày Georgy Malenkov Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô[8]
Lazar Kaganovich
(1893–1991)[9]
5 tháng ba 1953 29 tháng sáu 1957 4 năm, 141 ngày Georgy Malenkov Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Vật liệu Xây dựng Liên Xô[10]
Chủ tịch Ủy ban Nhà nước
Lao động và tiền lương Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô[11]
Nikolai Bulganin
Nikita Khrushchev
Anastas Mikoyan
(1895–1978)[12]
28 tháng hai 1955 15 tháng bảy 1964 9 năm, 138 ngày Nikolai Bulganin
Nikita Khrushchev
Mikhail Pervukhin
(1904–1974)[13]
28 tháng hai 1955 5 tháng bảy 1957 2 năm, 127 ngày Nikolai Bulganin Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhà nước về kế hoạch kinh tế hiện thời[13]
Maksim Saburov
(1900–1977)[14]
28 tháng hai 1955 5 tháng bảy 1957 2 năm, 127 ngày Nikolai Bulganin Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô[14]
Joseph Kuzmin
(1910–1996)[15]
28 tháng hai 1955 5 tháng bảy 1957 2 năm, 127 ngày Nikolai Bulganin Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô[15]
Frol Kozlov
(1908–1965)[16]
31 tháng ba 1958 4 tháng năm 1960 2 năm, 34 ngày Nikita Khrushchev Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô[16]
Alexei Kosygin
(1904–1980)[17]
A man in a dark suit, seated, in discussion with someone to his left 4 tháng năm 1960 15 tháng mười 1964 4 năm, 164 ngày Nikita Khrushchev
Dmitriy Ustinov
(1908–1984)[18]
13 tháng ba 1963 26 tháng ba 1965 2 năm, 13 ngày Nikita Khrushchev
Alexei Kosygin
Kirill Mazurov
(1914–1989)[19]
26 tháng ba 1965 28 tháng mười một 1978 13 năm, 247 ngày Alexei Kosygin Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Byelorussia[19]
Dmitry Polyansky
(1917–2001)[20]
2 tháng mười 1965 2 tháng hai 1973 7 năm, 123 ngày Alexei Kosygin
Nikolai Tikhonov
(1905–1997)[21]
2 tháng chín 1976 23 tháng mười 1980 4 năm, 51 ngày Alexei Kosygin
Ivan Arkhipov
(1907–1998)[22]
27 tháng mười 1980 4 tháng mười 1986 5 năm, 342 ngày Nikolai Tikhonov
Nikolai Ryzhkov
Heydar Aliyev
(1923–2003)[23]
A man in a dark suit with a red tie standing in front of the Azerbaijani flag 24 tháng mười một 1982 23 tháng mười 1987 4 năm, 333 ngày Nikolai Tikhonov Bí thứ thứ nhất Đảng Cộng sản Azerbaijan[24]
Nikolai Ryzhkov
Andrei Gromyko
(1909–1989)[25]
A man in a dark suit, seated, looking to his left 24 tháng ba 1983 2 tháng bảy 1985 2 năm, 100 ngày Nikolai Tikhonov Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô[26]
Nikolai Talyzin
(1929–1991)[27]
14 tháng mười 1985 1 tháng mười 1988 2 năm, 353 ngày Nikolai Ryzhkov Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô[27]
Vsevolod Murakhovski
(1926–2017)[28]
1 tháng mười một 1985 7 tháng sáu 1989 3 năm, 218 ngày Nikolai Ryzhkov Chủ tịch Ủy ban Nhà nước Nông nghiệp[28]
Yuri Maslyukov
(1937–2010)[29]
5 tháng hai 1988 26 tháng 12 năm 1990 2 năm, 324 ngày Nikolai Ryzhkov Chủ tịch Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô[30]
Lev Voronin
(1928–2006)[31]
17 tháng bảy 1989 26 tháng 12 năm 1990 1 năm, 162 ngày Nikolai Ryzhkov
Vladilen Nikitin
(sinh 1936)[32]
27 tháng bảy 1989 30 tháng tám 1990 1 năm, 34 ngày Nikolai Ryzhkov
Vladimir Velichko
(sinh 1937)[33]
15 tháng một 1991 26 tháng mười một 1991 315 ngày Valentin Pavlov Bộ trưởng Bộ Xây dựng Công nghiệp nặng[34]
Ivan Silayev
Vitaly Doguzhiyev
(1935 - 2016)[34]
15 tháng một 1991 26 tháng mười một 1991 315 ngày Valentin Pavlov
Ivan Silayev
Vladimir Shcherbakov
(sinh 1949)[34]
16 tháng năm 1991 26 tháng mười một 1991 194 ngày Valentin Pavlov
Ivan Silayev

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Shepilov, Dmitri; Austin, Anthony; Bittner, Stephen (2007). The Kremlin's Scholar: A Memoir of Soviet Politics under Stalin and Khrushchev. Yale University Press. tr. 403. ISBN 978-0-300-09206-6.
  2. ^ Hollander, Paul (2006). From the Gulag to the Killing Fields: Personal Accounts of Political Violence and Repression in Communist States. ISI Books. tr. 113. ISBN 1-932236-78-3.
  3. ^ a b McCauley, Martin (1997). Who's Who in Russia since 1900. Routledge. tr. 224–225. ISBN 0-415-13898-1.
  4. ^ Phillips, Steven (2000). Lenin and the Russian Revolution. Heinemann. tr. 89. ISBN 0-435-32719-4.
  5. ^ Ulam, Adam (2007). Stalin: The Man and his Era. Tauris Parke Paperbacks. tr. 508. ISBN 978-1-84511-422-0.
  6. ^ Trahair, R.C.S. (2004). Encyclopedia of Cold War Espionage, Spies, and Secret Operations. Greenwood Publishing Group. tr. 69. ISBN 0-313-31955-3.
  7. ^ Siddiqi, Asif Azam (2010). The Red Rockets' Glare: Spaceflight and the Soviet Imagination, 1857–1957. Cambridge University Press. tr. 266. ISBN 978-0-521-89760-0.
  8. ^ a b Service, Robert (2009). History of Modern Russia: From Tsarism to the Twenty-first Century. Penguin Books Ltd. tr. 332. ISBN 978-0-14-103797-4.[liên kết hỏng]
  9. ^ Rogovin, Vadim Zakharovich (2009). Stalin's Terror of 1937–1938: Political Genocide in the USSR. Mehring Books. tr. 332. ISBN 978-1-893638-04-4.
  10. ^ McCauley, Martin (1997). Who's Who in Russia since 1900. Routledge. tr. 106. ISBN 0-415-13898-1.
  11. ^ McAuley, Alastair (1979). Economic Welfare in the Soviet Union: Poverty, Living standards, and Inequality. University of Wisconsin Press. tr. 2000. ISBN 0-04-335038-0.
  12. ^ Микоян Анастас Иванович [Anastas Ivanovich Mikoyan] (bằng tiếng Nga). War Heroes. Truy cập 12 tháng một 2011.
  13. ^ a b Первухин, Михаил Георгиевич [G. Pervukhin, Mikhail] (bằng tiếng Nga). War Heroes. Truy cập 12 tháng một 2011.
  14. ^ a b Сабуров, Максим Захарович [Maksim Zakharovich Saburov] (bằng tiếng Nga). hrono. Bản gốc lưu trữ 16 tháng năm 2011. Truy cập 12 tháng một 2011.
  15. ^ a b Государственная власть СССР: Высшие органы власти и управления и их руководители: 1923—1991 [The state power of the USSR: Higher authorities and governments and their leaders: 1923–1991]. Moskva, Russian Federation: Историко-биографический справочник./Сост. В. И. Ивкин. 2004. tr. 69. ISBN 978-5-8243-0014-7.
  16. ^ a b Staff writer. Фрол Романович КОЗЛОВ [Frol Romanovich Kozlov] (bằng tiếng Nga). proekt-wms.narod.ru. Truy cập 12 tháng một 2011.
  17. ^ Trahair, R.C.S. (2004). Encyclopedia of Cold War Espionage, Spies, and Secret Operations. Greenwood Publishing Group. tr. 37. ISBN 0-313-31955-3.
  18. ^ Staff writer. Устинов, Дмитрий Фёдорович [Ustinov, Dmitry Fedorovich] (bằng tiếng Nga). warheroes.ru. Truy cập 12 tháng một 2011.
  19. ^ a b Staff writer. Мазуров Кирилл Тимофеевич [Kirill Trofimovich Mazurov] (bằng tiếng Nga). hrono.ru. Truy cập 12 tháng một 2011.
  20. ^ Staff writer. Полянский, Дмитрий Степанович [Polyansky, Dmitry Stepanovich] (bằng tiếng Nga). Pseudology. Truy cập 12 tháng một 2011.
  21. ^ Ploss, Sidney (2010). The Roots of Perestroika: The Soviet Breakdown in Historical Context. McFarland & Company. tr. 219. ISBN 978-0-7864-4486-1.
  22. ^ Ziyang, Zhao; Bao, Pu; Chiang, Renee (1998). Prisoner of the State: The Secret Journal of Zhao Ziyang. Routledge. tr. 289. ISBN 1-4391-4938-0.
  23. ^ Staff writer (16 tháng 12 năm 2003). “Azerbaijan's Geidar Aliev dies at 80”. China Daily. Truy cập 12 tháng một 2011.
  24. ^ Eastern Europe and the Commonwealth of Independent States. Routledge. 1998. tr. 156. ISBN 1-85743-058-1.
  25. ^ Ploss, Sidney (2010). The Roots of Perestroika: The Soviet Breakdown in Historical Context. McFarland & Company. tr. 217. ISBN 978-0-7864-4486-1.
  26. ^ Laird, Robin F., Hoffmann, Erik P.; Fleron, Fredrick J. (1991). Soviet Foreign Policy: Classic and Contemporary Issues. Transaction Publishers. tr. 445–46. ISBN 0-202-24171-8.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  27. ^ a b Staff writer (26 tháng một 1991). “Nikolai Talyzin, 62; Assisted Gorbachev in Starting Reforms”. The New York Times. Reuters. Truy cập 12 tháng một 2011.
  28. ^ a b Staff writer. “Всеволод Серафимович Мураховский” [Vsevolod Seraphimovich Murakhovski]. portrets.ru. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 1 năm 2017. Truy cập 13 tháng hai 2011.
  29. ^ Staff writer (ngày 1 tháng 4 năm 2010). “Скончался депутат Госдумы от КПРФ Юрий Маслюков” [Yuri Maslyukov, a Communist Party State Duma Deputy dies]. Gazeta.ru. Truy cập 13 tháng hai 2011.
  30. ^ Маслюков Юрий Дмитриевич [Yuri Dmitriyevich Maslyukov] (bằng tiếng Nga). hrono. Truy cập 13 tháng hai 2011.
  31. ^ Staff writer. Воронин, Лев Алексеевич [Voronin, Lev Alekseyevich] (bằng tiếng Nga). moscow-tombs.narod.ru. Bản gốc lưu trữ 10 tháng bảy 2012. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2011.
  32. ^ Abrosimov, Igor. Н – Свод персоналий [H – Set of personalities] (bằng tiếng Nga). proza.ru. Truy cập 13 tháng hai 2011.
  33. ^ Schulz-Torge, Ulrich-Joachim (1992). Who Was Who in the Soviet Union. K. G. Saur Verlag. tr. 232. ISBN 978-3-598-10810-5.
  34. ^ a b c Shevchenko, Iulia (2004). The Central Government of Russia: From Gorbachev to Putin. Ashgate Publishing. tr. 32. ISBN 978-0-7546-3982-4.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]