Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết
Совет министров Союз Советских Социалистических Республик
Tổng quát Cơ quan
Quốc gia Liên Xô
Thành lập15 tháng 3 năm 1943 (1943-03-15)
Tiền thân
Giải thể26 tháng 12 năm 1990 (1990-12-26)
Thay thế
Trụ sởMoskva
Đứng đầu
  • Chủ tịch đầu tiên, Stalin
  • Chủ tịch cuối cùng, Ryzhkov
Trực thuộc cơ quanXô viết Tối cao Liên Xô
Bản đồ
Lãnh thổ Liên Xô (1945-1991)

Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Nga: Сове́т мини́стров СССР, chuyển tự. Sovet Ministrov SSSR, IPA: [sɐˈvʲɛt mʲɪˈnʲistrəf ɛsɛsɛˈsɛr]; đôi khi viết tắt là Sovmin hoặc gọi tắt là Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô), là cơ quan hành pháp cao nhất của Liên Xô trong thời gian từ 1946 đến 1991.

Năm 1946, Hội đồng Dân ủy được chuyển đổi thành Hội đồng Bộ trưởng. Các Dân ủy Nhân dân được đổi thành các Bộ. Hội đồng ban hành nghị quyết và hướng dẫn phù hợp với hiến pháp và luật định hiện hành, trong đó có quyền tái phán với tất cả lãnh thổ của các nước Cộng hòa trong Liên bang. Tuy nhiên, với một số vấn đề quan trọng cần phải được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô phê chuẩn trước khi hành động. Năm 1991,chỉ vài tháng trước khi Liên Xô sụp đổ, Hội đồng Bộ trưởng bị loại bỏ thay thế bằng Nội các Bộ trưởng.

Có 7 vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đảm nhiệm. Sau khi Nikita Khrushchev từ chức Bí thư thứ nhất và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, một Hội nghị Trung ương Đảng đã quy định việc đồng thời đảm nhiệm 2 chức vụ trên cùng lúc. Đoàn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan quyết định tập thể của Chính phủ. Đoàn Chủ tịch bao gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng các nước Cộng hòa, và một số thành viên khác.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Dân ủy Liên Xô được chuyển đổi thành Hội đồng Bộ trưởng ngày 15/3/1946 ở tất cả các cấp. Đồng thời Dân ủy Nhân dân được đổi tên thành Bộ. Sau khi Stalin qua đời, trong Liên Xô xảy ra cuộc tranh giành quyền lực ngầm giữa Bí thư thứ nhất Nikita KhruschevChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Georgy Malenkov. Malenkov bị thất thế trong cuộc tranh giành quyền lực, năm 1955 bị giáng chức xuống làm Phó Chủ tịch Hội đồng, và cấp phó của ông, Nikolai Bulganin trở thành Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Nhưng cuối cùng Bulganin cũng bị thay thế bởi Khrushchev vì tham gia vào nhóm chống Đảng vì cố gắng lật đổ Khrushchev năm 1957.

Sau khi Khrushchev bị lật đổ, nhóm tập thể lãnh đạo do Leonid BrezhnevAlexei Kosygin lãnh đạo đã triệp tập Hội nghị Trung ương Đảng ra quy định cấm mọi cá nhân giữ 2 chức vụ đồng thời. Chủ tịch Kosygin lãnh đạo Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm quản lý kinh tế, trong khi đó Tổng Bí thư Brezhnev chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề khác trong Liên Xô. Trong thời kỳ Brezhnev, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng mất đi quyền lực thứ 2 trong Liên Xô bằng chức vụ Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao. Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Nikolai Podgorny bị loại bỏ cương vị lãnh đạo Nhà nước năm 1977, có tác động giảm vai trò của Kosygin khi Brezhnev nằm quyền trực tiếp quản lý chính quyền Nhà nước.

Kosygin đã từ chức vào năm 1980, kế nhiệm bởi Phó chủ tịch thứ nhất Nikolai Tikhonov. Trong 5 năm, dưới sự lãnh đạo bởi Leonid Brezhnev, Yuri AndropovKonstantin Chernenko Tikhonov, Tikhonov bị Mikhail Gorbachev buộc từ chức năm 1985. Gorbachev đã thay bằng Nikolai Ryzhkov. Ryzhkov là nhà cải cách nửa vời, luôn hoài nghi về sự tư hữu hóa và cải cách tiền tệ năm 1989. Nhưng ông đã tạo ra cơ chế nền kinh tế thị trường. Năm 1991, Ryzhkov bị thay thế bằng Valentin Pavlov. Và Hội đồng Bộ trưởng bị thay thế bằng Nội các Bộ trưởng.

Chức năng và nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan hành pháp tối cao. Được thành lập tại phiên họp chung của Xô viết Quốc giaXô viết Liên bang. Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch thứ nhất, các Phó Chủ tịch, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng các nước Cộng hòa. Chủ tịch Hội đồng có thể đề xuất thay thế thành viên Hội đồng cho Xô Viết Tối cao. Hội đồng Bộ trưởng đề xuất chức năng tại phiên họp đầu tiên của Xô Viết Tối cao khi mới được bầu.

Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Xô Viết Tối cao và trong thời gian giữa 2 kỳ họp Xô Viết Tối cao là Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao và thường xuyên báo cáo hoạt động, cũng như thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn thuộc thẩm quyền do luật, Hiến pháp hoặc do Xô Viết Tối cao quy định. Quyền hạn của Hội đồng Bộ trưởng như sau:

  • Quản lý nền kinh tế quốc gia, xây dựng và phát triển văn hóa-xã hội
  • Xây dựng và áp dụng các biện pháp để thực hiện các kế hoạch 5 năm "phát triển kinh tế và xã hội" và ngân sách nhà nước.
  • Bảo vệ các lợi ích của nhà nước, tài sản xã hội chủ nghĩa, trật tự công cộng và bảo vệ các quyền của công dân Liên Xô
  • Bảo đảm an ninh quốc gia
  • Lãnh đạo chung các lực lượng vũ trang của Liên Xô và xác định số lượng công dân đã đến tuổi nhập ngũ. Thực hiện chế độ quân dự bị
  • Lãnh đạo chung quan hệ đối ngoại, thương mại, hợp tác khoa học-kỹ thuật, văn hóa kinh tế giữa Liên Xô với các nước, cũng như sử dụng quyền hạn để ký kết hoặc hủy bỏ các điều ước quốc tế mà Liên Xô đã ký
  • Thành lập các tổ chức cần thiết trong Hội đồng Bộ trưởng trong các lĩnh vực kinh tế, phát triển và bảo vệ văn hóa-xã hội

Hội đồng Bộ trưởng có thể ban hành nghị định nghị quyết và tiến hành công bố thực hiện. Tất cả các tổ chức có nhiệm vụ phải thực hiện theo nghị quyết, nghị định Hội đồng Bộ trưởng Liên bang. Hội đồng Bộ trưởng Liên bang có thể thu hồi nghị định, nghị quyết đã được ban hành bởi Hội đồng và các cơ quan trực thuộc. Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô phối hợp và thực hiện hoạt động với Cộng hòa Liên bang, Bộ Liên bang, Ủy ban Nhà nước và các cơ quan trực thuộc khác. Quyền hạn, nhiệm vụ, mối quan hệ của Hội đồng Bộ trưởng được quy định trong Hiến phápLuật Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.

Cơ cấu và tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô gồm:

  • Chủ tịch Hội đồng
  • Phó Chủ tịch thứ nhất
  • Phó Chủ tịch
  • Chánh văn phòng sự vụ
  • Bộ trưởng
  • Chủ tịch Ủy ban Nhà nước (từ năm 1953)
  • Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng các nước Cộng hòa (từ năm 1957)
  • Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác (phối hợp với Xô viết Tối cao Liên Xô) gồm:
    • Ngân hàng Nhà nước (từ năm 1954)
    • Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (từ năm 1954)
    • Ủy ban An ninh Nhà nước
    • Ban Nhân dân Kiểm tra

Cơ quan chủ quản[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Đoàn Chủ tịch[sửa | sửa mã nguồn]

Đoàn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan thường trực của Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm quản lý kinh tế và giải quyết các vấn đề khác trong quyền hạn của Hội đồng Bộ trưởng. Đoàn Chủ tịch được thành lập tháng 3/1953, chuyển đổi từ Văn phòng Hội đồng Dân ủy, trong đó chức năng của Văn phòng Hội đồng Dân ủy Liên Xô năm 1944 là cơ quan quản lý trực thuộc Hội đồng Dân ủy. Quyền hạn và nhiệm vụ được quy định trong Hiến pháp và Luật Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Trong giai đoạn 1952-1953, Hội đồng Bộ trưởng cũng có Văn phòng Hôi đồng.

Đoàn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng gồm các thành viên sau:

  • Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
  • Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng,
  • Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
  • Các thành viên khác (do Hội đồng Bộ trưởng quyết định)

Văn phòng sự vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1987, cơ quan các vấn đề hành chính của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô là văn phòng chính phủ Liên Xô. Văn phòng đã chuẩn bị các vấn đề để Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô xem xét và đảm bảo xác minh có phương pháp về việc thực hiện các quyết định của chính phủ. Người đứng đầu là Chánh văn phòng sự vụ thành viên của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Liên quan đến việc tái cấu trúc nền hành chính công, từ năm 1987 cơ quan hành chính đã trở thành cơ quan trực thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, trở thành văn phòng của chủ tịch chính phủ và chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Số lượng nhân viên quản lý đã giảm 40%; Đồng thời, lĩnh vực chủ đề của các vấn đề mà cơ quan đã phân tích và chuẩn bị xem xét bởi chính phủ đã được mở rộng đáng kể. Văn phòng được giao nhiệm vụ điều phối các hoạt động văn phòng của các cơ quan thường trực chính phủ nhằm mục đích loại bỏ sự trùng lặp và chồng chéo các chức năng được giao.

Cơ cấu tổ chức Văn phòng sự vụ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ban kinh tế
  • Ban Quản lý Cải tiến Kinh tế Quốc dân
  • Ban Công nghiệp
  • Ban Công nghiệp quốc phòng và cơ quan hành chính
  • Ban Luyện kim và Địa chất
  • Ban Giao thông và Thông tin
  • Ban Phát triển địa phương về kinh tế quốc dân và xây dựng cơ bản
  • Ban Công Nông nghiệp
  • Ban Khoa học, kỹ thuật tiến bộ
  • Ban Pháp luật
  • Ban Nhân lực
  • Ban Công cộng
  • Cơ quan Lưu trữ Chính phủ
  • Cơ quan Thư viện Chính phủ
  • Cơ quan Quản lý Kinh tế
  • Ban Thư ký Ủy ban Thiết lập Lương hưu Hội đồng Bộ trưởng

Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi cải tổ hệ thống hành chính công vào nửa cuối thập niên 1980, các chức năng của bộ máy chính phủ Liên bang được quản lý bởi Chánh văn phòng sự vụ của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Năm 1987, bộ máy chính phủ được mở rộng bao gồm bộ máy các cơ quan thường trực của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô để quản lý các tổ hợp kinh tế quốc gia lớn và các nhóm ngành công nghiệp tương tự như Chánh văn phòng sự vụ của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và Ban thư ký Thủ tướng.

Cơ cấu tổ chức Văn phòng Hội đồng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bộ máy các cơ quan thường trực chính phủ bao gồm:
  • Vụ Phát triển xã hội
  • Vụ Kỹ thuật cơ khí
  • Vụ Nhiên liệu và Năng lượng phức hợp
  • Vụ Hóa học và Lâm nghiệp
  • Ủy ban Kinh tế Đối ngoại
  • Ủy ban Nhà nước Hội đồng Bộ trưởng
  • Chánh văn phòng sự vụ Hội đồng Bộ trưởng
  • Ban Thư ký Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
  • Cố vấn Nhà nước và cố vấn Hội đồng Bộ trưởng

Cơ quan Trung ương[sửa | sửa mã nguồn]

Các cơ quan chính phủ trung ương - các bộ liên bang, ủy ban nhà nước và các cơ quan khác - là nòng cốt của chính phủ Liên Xô và là cơ sở hình thành Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Là một cơ quan quản lý công cộng, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô được thành lập từ các nhà lãnh đạo của các cơ quan này.

Trái ngược với các cơ quan hành pháp tương tự của các nước phương Tây, trong Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô một số lượng lớn các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý các ngành riêng lẻ của nền kinh tế quốc gia. Một số lượng lớn các bộ phận định hướng công nghiệp do đặc thù của cấu trúc kinh tế của nhà nước Xô Viết, được phân biệt bởi sự chiếm ưu thế áp đảo của sở hữu nhà nước đối với các phương tiện và sản phẩm sản xuất, cũng như mức độ tập trung cao của các chức năng quản lý kinh tế và kế hoạch hóa trong nước.

Bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi chuyển đổi, các Dân ủy Nhân dân được đổi tên thành các Bộ, chức vụ Ủy viên Dân ủy được đổi thành Bộ trưởng. Là cơ quan chính phủ trung ương quản lý các ngành trong nền kinh tế quốc gia với chức năng được ủy quyền, chịu trách nhiệm trước nhà nước về phát triển các ngành công nghiệp, hoàn thành các kế hoạch của nhà nước, giải quyết các nhiệm vụ khác mà ngành phải đối mặt. Đặc biệt các ngành lớn (như xây dựng, kỹ thuật, nông nghiệp, sản xuất thiết bị quân sự) đã có một số Bộ độc lập trong nhiều thời kỳ khác nhau.

Ngoài các Bộ, một tổ chức quan trọng khác để quản lý nền kinh tế của đất nước là các Ủy ban Nhà nước của Liên Xô - cơ quan trung ương quản lý các mối quan hệ liên ngành.

Các Bộ và Ủy ban Nhà nước của Liên Xô đã được chia thành cấp Toàn Liên bang và Liên bang-Cộng hòa. Các Bộ toàn Liên bang quản lý các ngành được ủy quyền cho Bộ (hoặc thực hiện quản lý liên ngành, trong trường hợp Ủy ban Nhà nước) trên toàn Liên Xô, trực tiếp hoặc thông qua các cơ quan mà Bộ lập ra. Các Bộ Liên bang-Cộng hòa - thực hiện vai trò lãnh đạo, theo quy định, thông qua các Bộ Cộng hòa cùng tên hoặc các cơ quan khác của Liên bang, và cũng quản lý trực tiếp các cơ quan, hiệp hội, tổ chức thuộc thẩm quyền của Liên bang.

Các Bộ toàn Liên bang giám sát hoạt động cụ thể cho toàn Liên bang và được kiểm soát bởi bộ máy Đảng toàn Liên bang và chính phủ ở Moscow. Chính phủ Cộng hòa không có Bộ tương ứng, mặc dù các Bộ toàn Liên bang có cơ quan, văn phòng trực thuộc tại các nước cộng hòa.

Các Bộ Liên bang-Cộng hòa có một Bộ trung ương ở Moscow, nơi điều phối công việc của các Bộ tương ứng trong các chính phủ cộng hòa. Các tổ chức Đảng Cộng hòa cũng giám sát công việc của các Bộ Liên bang-Cộng hòa trong bộ của họ.

Hiến pháp xác định các Bộ thuộc phân cấp nào. Bộ Ngoại giao là một Bộ toàn-cộng hòa, phản ánh đúng hiến pháp của các nước cộng hòa có đại diện nước ngoài. Mặc dù các nước cộng hòa có Bộ ngoại giao, nhưng Bộ Ngoại giao trung ương ở Moscow trên thực tế là cơ quan tiến hành tất cả các hoạt động ngoại giao cho Liên Xô.

Các Bộ toàn Liên bang được tập trung hơn, do đó cho phép kiểm soát nhiều hơn các chức năng quan trọng. Các Bộ Liên bang-Cộng hòa dường như thực hiện quyền tự chủ hạn chế ở các khu vực không quan trọng. Trong thực tế, chính phủ trung ương quản lý các Bộ Liên bang-Cộng hòa, mặc dù về lý thuyết, mỗi cấp chính quyền sở hữu quyền lực ngang nhau đối với các vấn đề của nó.

Các Bộ Liên bang-Cộng hòa cung cấp một số lợi thế kinh tế thực tế. Đại diện Cộng hòa trong các Bộ Liên bang-Cộng hòa đã cố gắng đảm bảo rằng lợi ích của các nước cộng hòa đã được tính đến trong quá trình hình thành chính sách. Ngoài ra, sự sắp xếp cho phép bộ trung ương thiết lập các hướng dẫn các nước cộng hòa sau có thể áp dụng với các điều kiện địa phương của họ. Bộ trung ương ở Moscow cũng có thể ủy thác một số trách nhiệm cho cấp cộng hòa.

Cấu trúc nội bộ của cả hai Bộ toàn Liên bang và Bộ Liên bang-Cộng hòa được tập trung cao độ. Một Bộ trung ương có các ban với chức năng lớn và các ban chuyên ngành. Các chức năng chuyên ngành bao gồm đối ngoại, kế hoạch, tài chính, xây dựng, nhân sự và dịch vụ. Ban đầu tiên của bất kỳ bộ nào là kiểm soát an ninh là nhân viên từ Ủy ban An ninh Nhà nước (Komitet gosudarstvennoi bezopasnosti - KGB).

Vào cuối năm 1963, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô chỉ có ba Bộ toàn-Liên bang (ngoại thương, hàng hải và đường sắt) và 8 Bộ toàn-Cộng hòa (giáo dục trung học và chuyên nghiệp, y tế, ngoại giao, văn hóa, quốc phòng, truyền thông, nông nghiệp và tài chính).

Trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XXV (1976-1981), số lượng Bộ trưởng chiếm 73% số Ủy viên, chiếm vị trí quan trọng trong chính trị Liên Xô.

Trong Bộ Chính trị có vài Bộ trưởng nắm những chức vụ quan trọng là Ủy viên.

Ủy ban Nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban Nhà nước khác với Bộ, Ủy ban Nhà nước quản lý đồng thời nhiều ngành khác với quản lý một ngành như Bộ. Ủy ban Nhà nước thường có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển, hoạch định chính sách, đề ra kế hoạch, xây dựng công trình... Ủy ban Nhà nước còn được gọi là siêu Bộ.

Cơ quan Nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ quan Nhà nước Liên Xô là một cơ quan có mục đích đặc biệt trong hệ thống các cơ quan chính phủ trung ương. Cơ quan đóng vai trò là ủy ban nhà nước của Liên Xô. Cùng với các Bộ và ủy ban nhà nước, các cơ quan đã thực hiện các hoạt động của cơ quan trong khuôn khổ của chính phủ Liên Xô.

Cơ quan trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô có quyền, theo quyết định của mình, lập ra các cơ quan đặc biệt thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô - các cơ quan, ủy ban, văn phòng, hội đồng và các cục. Các cơ quan này trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, trái ngược với các cơ quan chính quyền trung ương, việc thành lập, tái tổ chức và bãi bỏ đó là đặc quyền của Xô Viết Tối cao Liên Xô.

Các cơ quan trực thuộc thường là Cục, Hội đồng, Ủy ban, Cơ quan, Thanh tra,...

Danh sách Hội đồng Bộ trưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Xô Viết Tối cao Liên Xô khóa II (2/1946-3/1950)[sửa | sửa mã nguồn]

Xô Viết Tối cao Liên Xô khóa II (3/1950-3/1954)[sửa | sửa mã nguồn]

Xô Viết Tối cao Liên Xô khóa IV (3/1954-3/1958)[sửa | sửa mã nguồn]

Xô Viết Tối cao Liên Xô khóa V (3/1958-4/1962)[sửa | sửa mã nguồn]

Xô Viết Tối cao Liên Xô khóa VI (4/1962-8/1966)[sửa | sửa mã nguồn]

Xô Viết Tối cao Liên Xô khóa VII (8/1966-7/1970)[sửa | sửa mã nguồn]

Xô Viết Tối cao Liên Xô khóa VIII (7/1970-7/1974)[sửa | sửa mã nguồn]

Xô Viết Tối cao Liên Xô khóa IX (7/1974-4/1979)[sửa | sửa mã nguồn]

Xô Viết Tối cao Liên Xô khóa X (4/1979-4/1984)[sửa | sửa mã nguồn]

Xô Viết Tối cao Liên Xô khóa XI (4/1984-7/1989)[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng Bộ trưởng cải tổ[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách phân loại Bộ và Ủy ban Nhà nước[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, các Bộ và Ủy ban Nhà nước được phân loại theo loại hình như sau (đây là danh sách không đầy đủ):

Loại hình Tên Bộ Ghi chú
Bộ toàn Liên bang Bộ Công nghiệp Hàng không
Bộ Công nghiệp Nguyên tử và Năng lượng nguyên tử
Bộ Chế tạo cơ khí nông nghiệp và xe hơi
Bộ Quan hệ Kinh tế Đối ngoại
Bộ Xây dựng Thủy lợi
Bộ Địa chất
Bộ Hàng không Dân dụng
Bộ Công nghiệp Y dược
Bộ Công nghiệp nhẹ
Bộ Thiết bị gia dụng và Công nghiệp thực phẩm
Bộ Chế biến rau quả
Bộ Chế tạo cơ khí sản xuất thức ăn chăn nuôi và ngành chăn nuôi
Bộ Luyện kim
Bộ Hàng hải
Bộ Công nghiệp Dầu khí
Bộ Công nghiệp khí thiên nhiên
Bộ Công nghiệp Quốc phòng
Bô Chế tạo cơ khí thông dụng
Bộ Giao thông
Bô Công nghiệp vô tuyến điện
Bộ Ngư nghiệp
Bộ Xây dựng công nghiệp
Bộ Công nghiệp vật liệu xây dựng
Bộ Xây dựng nhà máy công nghiệp nặng
Bộ Công nghiệp công cụ và chế tạo công cụ
Bộ Xây dựng nhà máy công nghiệp khí thiên nhiên và dầu khí
Bộ Chế tạo công trình công nghiệp và đường bộ, kiến trúc
Bộ Xây dựng khu Transbaikal và Viễn Đông Liên Xô
Bộ Công nghiệp đóng tàu
Bộ Xây dựng vận tải
Bộ Chế tạo cơ khí vận tải và hạng nặng
Bộ Công nghiệp than
Bộ Công nghiệp chế biến dầu khí và hóa học
Bộ Công nghiệp điện tử
Bộ Công nghiệp điện cơ
Bộ Kiểm soát hệ thống, công cụ hóa tự động và chế tạo khí cụ
Bộ Sản xuất phân khoáng
Bộ Công nghiệp thiết bị truyền thông
Bộ Chế tạo cơ khí hạng vừa
Bộ Chế tạo nông nghiệp và máy kéo
Bộ Chế tạo cơ khí động cơ
Bộ Chế tạo cơ khí dầu khí và hóa học
Bộ Công nghiệp luyện kim màu
Bộ Công nghiệp luyện kim đen
Bộ Thương mại đối ngoại
Bộ Liên bang-Cộng hòa Bộ Nội vụ
Bộ Quốc phòng
Bộ Ngoại giao
Bộ Văn hóa
Bộ Tài chính
Bộ Tư pháp
Bộ Y tế
Bộ Thương mại
Bộ Bưu điện
Bộ Giáo dục Đại học và Trung học Chuyên nghiệp
Bộ Lâm nghiệp, Bột giấy, Giấy và Chế biến gỗ
Bộ Khai hoang và Thủy lợi
Bộ Xây dựng lắp đặt an toàn công trình đặc biệt
Bộ Công nghiệp Sản phẩm Thịt và Sữa
Bộ Điện khí hóa và động lực
Bộ Xây dựng nông thôn
Bộ Nông nghiệp
Bộ Xây dựng
Ủy ban Nhà nước toàn Liên bang Ủy ban Tiêu chuẩn và quản lý chất lượng sản phẩm Nhà nước
Ủy ban Thông tin và kỹ thuật điện toán Nhà nước
Ủy ban Khí tượng thủy văn Nhà nước
Ủy ban Khoa học công nghệ Nhà nước
Ủy ban khám phá và phát minh Nhà nước
Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Nhà nước
Ủy ban Quan hệ Kinh tế đối ngoại Nhà nước
Ủy ban giám sát khí tượng thủy văn và môi trường Nhà nước
Ủy ban Dự trữ vật tư Nhà nước
Ủy ban giám sát vận hành an toàn ngành điện nguyên tử Nhà nước
Ủy ban Xây dựng Nhà nước
Ủy ban Giáo dục kỹ thuật chuyên nghiệp Nhà nước
Ủy ban Xuất bản, in ấn và phát hành sách Nhà nước
Ủy ban Lâm nghiệp Nhà nước
Ủy ban Bảo vệ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp Nhà nước
Ủy ban Cung ứng sản phẩm dầu khí Nhà nước
Ủy ban Du lịch quốc tế Nhà nước
Ủy ban Giám sát Nhân dân Liên Xô
Ủy ban Nhà nước Liên bang-Cộng hòa Ủy ban Kế hoạch Nhà nước
Ủy ban Cung ứng kỹ thuật và vật tư Nhà nước
Ủy ban Bảo vệ môi trường Nhà nước
Ủy ban Vấn đề Xã hội và Lao động Nhà nước
Ủy ban Vật giá Nhà nước
Ủy ban Thống kê Nhà nước
Ủy ban Giáo dục quốc dân Nhà nước
Ủy ban Truyền hình và phát thanh Nhà nước
Ủy ban Điện ảnh Nhà nước
Ủy ban Thể thao thể dục Nhà nước
Ủy ban Giám sát sản xuất an toàn Khai mỏ và Công nghiệp Nhà nước
Ủy ban An ninh Nhà nước

Danh sách cơ quan trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngân hàng Nhà nước Liên Xô
  • Tổng cục quản lý lưu trữ Hội đồng Bộ trưởng
  • Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng
  • Cục Thống kê Trung ương
  • Tass
  • Ủy ban Sử dụng năng lượng nguyên tử Quốc gia
  • Ủy ban Kiến trúc và Xây dựng Dân dụng Quốc gia
  • Ủy ban UNESCO Liên Xô
  • Hội đồng Tôn giáo
  • Ủy ban Chính thống giáo Đông phương Nga
  • Ủy ban Đánh giá học vị Tối cao
  • Ủy ban Giải thưởng quốc tế Lenin "Tăng cường hòa bình quốc tế"
  • Ủy ban Giải thưởng Nhà nước và Lenin về Văn học, nghệ thuật, kiến trúc
  • Ủy ban Giải thưởng Nhà nước và Lenin về Khoa học, kỹ thuật
  • Ủy ban Giải thưởng Nhà nước và Lenin
  • Phòng Thương mại Công nghiệp Liên Xô
  • Ủy ban Trọng tài Quốc gia
  • Ban Thư ký Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô (Quản lý Nội vụ)
  • Tổng cục khảo sát địa đồ
  • Cục Lễ tân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
  • Tổng cục bảo hiểm Quốc gia
  • Cục Tân văn Liên Xô
  • Cục Dân tộc thiểu số
  • Cục Khí tượng thủy văn

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]