Phong trào đòi sự thật về vụ 11 tháng 9

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Những người ủng hộ phong trào đòi sự thật về vụ 11 tháng 9 tại một cuộc biểu tình ở Los Angeles, tháng 10 năm 2007
Hai người giữ một biểu ngữ của kiến trúc sư và kỹ sư cho sự thật về 11 tháng 9

Phong trào đòi sự thật về vụ 11 tháng 9 là tên gọi chung của các tổ chức và cá nhân không tin hoặc nghi ngờ vào cách giải thích chính thức của chính phủ Mỹ về Sự kiện 11 tháng 9.[1][2][3][4][5][6][7][8]

Những người ủng hộ và thảo luận các giả thuyết khác nhau về cách thức các cuộc tấn công xảy ra và kêu gọi một cuộc điều tra mới đối với những vụ tấn công.[9][10][11][12][13] Tuy nhiên cũng có nhiều chỉ trích cho rằng phong trào này đã loại bỏ các bằng chứng thực tế cho thấy chính al-Qaeda đã nhúng tay vào các vụ tấn công ngày 11 tháng 9, thí dụ như các cuộc gọi điện thoại của các nạn nhân từ các chuyến bay bị không tặc và các cuộc thú nhận từ các lãnh đạo của al-Qaeda bị bắt và không bị bắt. Tuy nhiên, một số phân tích cho thấy các cuộc gọi điện thoại này có khả năng đã bị giả mạo dùng kỹ thuật voice morphing, dù kỹ thuật này không thể che giấu được việc các máy bay tử nạn ở ngoài vòng phủ sóng của các trạm gsm trên mặt đất, và các thú nhận từ lãnh đạo của al-Qaeda có thể được tạo dựng và lấy được nhờ tra tấn. Một số ý kiến khác cho rằng các cuộc gọi điện thoại từ các máy bay bị cướp có thể thực hiện được nhờ các máy bay này đã được trang bị các hệ thống vô tuyến điện chưa phổ biến vào năm 2001 cho phép tiếp vận sóng điện từ từ các điện thoại của hành khách chuyển tới các trạm điện thoại dưới mặt đất, và điều này chứng tỏ việc cướp máy bay đã được thực hiện trong sự chuẩn bị của một số thành viên có quyền lực trong bộ máy chính quyền Hoa Kỳ.

Sự kiện 11 tháng 9[sửa | sửa mã nguồn]

Quỹ đạo bay của bốn máy bay bị cướp ngày 11 tháng 9 năm 2001.
Lược đồ vị trí hai máy bay đâm vào WTC 1 và 2 nhìn từ cao xuống
Lược đồ vị trí hai máy bay đâm vào WTC 1 và 2 nhìn từ ngang sang
Thiết kế sàn và bố trí thang máy của Trung tâm Thương mại Thế giới số một và hai
Ảnh chụp cả ba tòa nhà WTC1 WTC2 và WTC7 tháng 3 năm 2001
Tòa nhà 47 tầng cao 186 mét cũng bị sụp đổ hoàn toàn vào 17h21 chiều ngày 11/9/2001
Đống đổ nát còn lại của World Trade Center 13/9/2001

Theo chính phủ Mỹ và các cơ quan truyền thông đại chúng chính thống của nước này, đây là một vụ khủng bố được tổ chức và thực hiện bởi các phần tử Hồi giáo cực đoan đứng đầu là Osama bin Laden, đào tạo và sử dụng 19 chiến binh Hồi giáo cảm tử, dùng dao cướp 4 máy bay hành khách và lái thành công 3 trong số đó đâm vào hai tòa nhà ở New YorkLầu Năm Góc. Chuyến bay 11 của American Airlines đâm vào mé bắc của toà Tháp Bắc WTC vào lúc 8:46:40 sáng giờ địa phương. Chuyến bay 175 của United Airlines đâm vào toà Tháp Nam, vào lúc 9:03:11 sáng giờ địa phương. Chuyến bay 77 của American Airlines lao vào Lầu Năm Góc vào lúc 9:37:46 sáng giờ địa phương. Chuyến bay số 93 của United, rơi xuống Shanksville, Pennsylvania, cách thủ đô Washington D.C khoảng 240 km theo hướng Tây Bắc vào lúc 10:03:11 sáng giờ địa phương, không theo kế hoạch của bốn không tặc trên máy bay này vì các hành khách trên máy bay đã cướp lại được phòng lái và đâm máy bay xuống đất.

Giả thuyết âm mưu[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các thành viên của phong trào đòi sự thực về vụ 11 tháng 9 thì cách lý giải chính thống của chính phủ Mỹ về vụ 11 tháng 9 không đầy đủ và cố tình bỏ qua một số tình tiết quan trọng sau đây:

  1. Chỉ có hai tòa nhà ở Trung tâm Thương mại Quốc tế số 1 và 2 bị máy bay đâm vào, nhưng trong ngày 11 tháng 9 ở New York có ba tòa nhà bị phá hủy bao gồm cả một tòa nhà số 7 sụp đổ vào lúc 17 giờ 21 phút giờ địa phương. Lượng bụi rất lớn và lan rộng hàng kilo-mét dưới chân các tòa nhà nhìn thấy trên ảnh và phim chụp vài giây đến một phút ngay sau khi các tòa nhà này sụp đổ hoàn toàn cho thấy bê tông cốt thép của chúng đã bị phá hủy bằng thuốc nổ ngay trong không trung chứ không thể do hỏa hoạn và sụp đổ do trọng lượng mà thôi.
  2. Thời gian sụp đổ của cả ba tòa nhà số 1, 2 và 7 đều rất ngắn và xấp xỉ với thời gian của chuyển động rơi tự do không có vật cản. Chiều cao của ba tòa nhà này là 416 mét, 416 mét và 186 mét và thời gian sụp của chúng là khoảng 11 giây cho hai tòa nhà sụp buổi sáng và 7 giây cho tòa nhà thấp hơn bị sụp đổ buổi chiều. Trong điều kiện không có lực cản không khí hay bất kỳ lực cản nào khác, với gia tốc trọng trường, 3 quả táo rơi từ những độ cao này sẽ mất 9,2 giây, 9,2 giây và 6,1 giây. Hãy tưởng tượng vào thời điểm tòa nhà WTC2 cao 416 mét bắt đầu sụp đổ, bạn là một lính cứu hỏa của thành phố New York đã leo lên đỉnh tòa nhà. Hãy giả tưởng là bạn mặc áo chịu nhiệt tới 5000 độ C và có xương thịt bằng wolfram, chịu được va đập với vận tốc 100 mét/giây. Trong vòng 9,2 giây tiếp theo, bạn nhận thấy mình rơi tự do với gia tốc trọng trường 9,81 m/s2 và tiếp đất với vận tốc va đập là 9,2 s * 9,81 m/s2 tức là khoảng 90 m/s hay là 325 km/h. Bạn ngạc nhiên nhận ra rằng bạn là người duy nhất sống sót, và hàng ngàn tấn bê tông cốt thép không hề cản trở bạn một chút nào trong lúc bạn rơi tự do. Tiếc rằng không có ai trong số lính cứu hỏa hy sinh hôm đó có khả năng như bạn.
  3. Các tòa nhà nói trên đều được xây dựng từ bê tông và cốt thép, nhiệt độ nóng chảy của thép là khoảng 1400 độ C. Trong khi đó nhiệt độ cháy của xăng máy bay hay và của các thiết bị văn phòng có trong các tòa nhà này khó lòng vượt qua được ngưỡng 400-500 độ C. Người ta đã ghi nhận các cuộc nói chuyện điện đài của những người lính cứu hỏa đã leo đến những tầng nơi máy bay đâm vào, và họ chịu được nhiệt độ cháy của đám cháy ở những nơi đó ngay trước khi tòa nhà sụp đổ.
  4. Lỗ thủng ở Lầu Năm Góc quá nhỏ và quá dài so với kích thước của máy bay Boeing 757 (chuyến bay 77 của American Airlines) và không thấy các bộ phận cánh và động cơ của loại máy bay này ở hiện trường tại Lầu Năm Góc.
  5. Các mảnh vụn của chuyến bay bị rơi ở Shanksville, Pennsylvania không tập trung ở một chỗ mà rải ra trên một khoảng cách lớn hơn 10 km (8 dặm). Điều này dẫn đến nghi ngờ là máy bay này đã bị phá hủy ở trên không. Đường bay của ba máy bay đâm được vào các mục tiêu ở New York và Lầu năm góc đi theo những quỹ đạo rất khó lái theo kinh nghiệm của các phi công tham gia vào phong trào đòi sự thực về vụ 11 tháng 9.[14]
  6. Các cuộc nói chuyện điện thoại từ điện thoại cầm tay của nạn nhân trước khi máy bay rơi được thực hiện từ độ cao ngoài vòng phủ sóng của trạm tiếp vận GSM trên mặt đất.
  7. Một số put option của hai hãng hàng không United Airlines và American Airlines cho phép sinh lợi trên sự sụt giảm giá của các cổ phiếu của hai hãng này đã được đặt mua với số lượng lớn trước ngày 11 tháng 9. Giao dịch call option của cổ phiếu của Raytheon, nhà sản xuất của Tomahawk và các tên lửa Patriot (và công ty mẹ của E-Systems, có khách hàng bao gồm Cơ quan An ninh Quốc gia và CIA), tăng đột ngột sáu lần ngay trước ngày 11 tháng 9.[15][16][17]
  8. Phôi bệnh than (anthrax), có xuất xứ bị tình nghi là từ các phòng thí nghiệm quân sự của Mỹ, được sử dụng gửi qua bưu điện tới một số cơ quan báo chí và thành viên quốc hội Mỹ ngay sau 11 tháng 9.
  9. Nano-thermite một loại thuốc nổ quân sự rất mịn dựa trên phản ứng nhiệt nhôm 2Al + Fe2O3 = Al203 + 2Fe sinh ra nhiệt độ làm nóng chảy sắt thép được tìm ra trong bụi của ngày 11 tháng 9. Phản ứng nhiệt nhôm này có thể giải thích nhiệt độ rất cao của đống đổ nát duy trì hơn một tuần sau khi các tòa nhà sụp đổ, theo ABCNews ngày 18/9/2001 trích lời các quan chức phụ trách cứu hỏa, nhiệt độ ở tâm đám đổ nát đang cháy là khoảng 2000 độ F (1093 độ C).
Trung tâm Thương mại Thế giới số 7 cũ, 7 giờ trước khi sụp đổ, chụp từ trực thăng của thám tử Greg Semendinger, đơn vị Cảnh sát không lưu, Sở cảnh sát New York, vào lúc 10 giờ 28 phút, ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi Trung tâm Thương mại Quốc tế số 1 - 415 mét bê-tông cốt thép biến thành bụi trong vòng 10 giây. Theo đạo luật Tự do thông tin, tại Hoa Kỳ, kênh truyền hình ABC tung ra những bức ảnh chưa từng thấy, nhận được từ cơ quan cảnh sát điều tra vụ án này[18][19]
Trung tâm Thương mại Thế giới số 7 cũ, 7 giờ trước khi sụp đổ, một góc chụp khác từ trực thăng, 10 giờ 28 phút, 11 tháng 9 năm 2001.

Một số nghi ngờ về cách lý giải của chính phủ Mỹ cho sự kiện 11 tháng 9 đã xuất hiện từ rất sớm. Donald Trump, hiện là tổng thống Mỹ, trong lúc trả lời phỏng vấn trực tiếp ngày 11 tháng 9 năm 2001, của đài truyền hình địa phương của New York, WWOR/UPN 9 News, đã đưa ra giả thuyết "Tôi thì nghĩ rằng chúng đã không chỉ dùng một chiếc máy bay mà dùng cả những quả bom phát nổ gần như đồng thời, bởi vì tôi không thể tưởng tượng bất cứ cái gì có thể đi xuyên qua qua bức tường đó. Hầu hết các tòa nhà được xây dựng bằng thép ở bên trong xung quanh trục thang máy. Cái nhà này đã được xây dựng từ bên ngoài, đó là cấu trúc mạnh nhất bạn có thể có, và nó sụp đổ gần như giống như một lon súp." [2] [3] Michael Ruppert trong một buổi thuyết trình tại Đại học Tổng hợp Bang Oregon[20] cho rằng động cơ địa chính trị, xây dựng đường ống dẫn dầu và buôn bán ma túy đã đẩy nước Mỹ vào cuộc xâm lăng Afghanistan và việc bốn máy bay hành khách có thể bị cướp cùng một lúc mà không bị không quân Hoa Kỳ bắn hạ là hoàn toàn phi lý.[21][22] Cuốn sách đầu tiên "Sự dối trá khủng khiếp" (L'Effroyable imposture)[23] được xuất bản đầu năm 2002, nửa năm sau vụ 11 tháng 9, bán được 20.000 cuốn ngay trong 2 giờ bán hàng đầu tiên. "Chúng tôi đã bán được 2.500 bản trong 10 ngày, khi một cuốn tiểu thuyết" bom tấn "có thể bán 1.500 trong một tháng", một phát ngôn viên tại FNAC Les Halles, một trong những hiệu sách lớn nhất của Pháp, cho biết. "Đó là một hiện tượng."[24] Vào ngày 11 tháng 6 năm 2002, bốn thành viên gia đình của các nạn nhân vụ 11 tháng 9 đã đến quốc hội Mỹ đòi một cuộc điều tra độc lập về vụ 11 tháng 9[25]. Đến cuối năm 2003, hai chính trị gia cấp bộ trưởng của Đức (Andreas von Bülow[26]) và Anh (Michael Meacher[27]) cũng công khai viết sách[28] và báo[29] tỏ ý nghi ngờ về lý giải chính thức của chính phủ Mỹ về vụ 11 tháng 9. Trong khoảng 2005 đến 2007, phong trào tập trung sự chú ý tại Mỹ nhờ Stephen E. Jones[30] với các bài viết tập trung vào khía cạnh vật lý của sự sụp đổ đối xứng và hoàn toàn của WTC7. Tiếp đó, buổi nói chuyện của David Ray Griffin tại đại học tổng hợp Wisconsin-Madison[31] được chuyển tải toàn quốc trên kênh truyền hình C-SPAN2 vào ngày 18/4/2005. Đến cuối năm 2007, Francesco Cossiga, cựu tổng thống Ý, người cũng đã từng làm thủ tướng và bộ trưởng nội vụ, phát biểu công khai trên nhật báo lớn nhất của Ý, về sự giả mạo của các clip video của Osama bin Laden, rằng "...tất cả các tầng lớp hoạt động dân chủ của Mỹ và châu Âu, với những người đi đầu của phong trào cánh tả Ý, bây giờ đều biết rõ rằng các cuộc tấn công thảm khốc đã được lên kế hoạch và thực hiện bởi CIA Mỹ và Mossad Israel với sự giúp đỡ của thế giới Do Thái để cáo buộc các nước Ả Rập và thuyết phục các cường quốc phương Tây can thiệp vào Iraq và Afghanistan."[32] Đến 23 tháng 9 năm 2010, tổng thống Iran, trong bài phát biểu bị phản đối kịch liệt bởi các nhà ngoại giao Mỹ và EU tại Liên Hợp Quốc, nhưng được Nga chuyển tải toàn bộ trên kênh truyền hình RT đã bày tỏ nhiều nghi ngờ và đòi Liên Hợp quốc điều tra lại sự kiện 11/9.[33]

Pentagon 3 ngày sau vụ tấn công
Cảnh ở Somerset County, Pennsylvania, nơi chuyến bay 93 đã bị rơi
Minh họa biến dạng bên ngoài của tòa nhà WTC 7 sau khi sự sụp đổ toàn bộ bắt đầu
Hạt bụi hình cầu giàu sắt được tìm thấy trong đống tro tàn của Trung tâm Thương mại Thế giới, Cục Khảo sát địa chất Mỹ (USGS)[34] và RJ LeeGroup, Inc.[35] Hạt bụi sắt hình cầu cho thấy sự hiện diện của sắt ở dạng lỏng và sức căng bề mặt của chất lỏng này đã tạo ra "giọt sắt". Giọt sắt đông này cho thấy nhiệt độ trong vụ 11 tháng 9 đã vượt quá điểm nóng chảy của sắt (1538 °C). Chúng được hình thành ở nhiệt độ cao hơn nhiều so với các vụ cháy văn phòng[36] và là một sản phẩm cuối cùng phổ biến của phản ứng nhiệt nhôm[37]

Các chỉ trích phong trào[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2006, một nhà phê bình của Tạp chí Time nhận định rằng một vấn đề chính với các bộ phim như Loose Change và phần lớn các giả thuyết về âm mưu 9 tháng 11 nói chung là "khi càng có nhiều người nghĩ về chúng thì càng có nhiều người nhận thấy rằng họ lệ thuộc vào các bằng chứng suy diễn bao nhiêu, những thực tế chưa qua phân tích, những lời phát biểu bị sửa đổi ngôn từ, và những lời thuật lại rời rạc của những nhân chứng trong lúc hoảng loạn".[38] Matt Taibbi của tạp chí Rolling Stone cho rằng phong trào đòi sự thật (vô tình) "cho những người ủng hộ Bush một lý do bác bỏ những sự chỉ trích đối với chính phủ" và nêu lên quan ngại về số người tin theo các giả thuyết về âm mưu ngày 11 tháng 9.[39]

Người chọc cười trước đám đông là Bill Maher đã liên tục lên án những người đưa ra các giả thuyết về âm mưu 11 tháng 9 như là "những kẻ điên khùng."

Nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky, khi đề cập đến giả thuyết chính phủ Hoa Kỳ tham dự vào các vụ tấn công ngày 11 tháng 9, đã phát biểu rằng "các chứng cớ được đưa ra thật sự không có giá trị". Mặc dù chính phủ Mỹ chắc chắc hưởng lợi từ sự kiện này nhưng "mọi hệ thống độc tài trên thế giới đều được lợi từ sự kiện 11 tháng 9". Ông cho rằng có sự rủi ro to lớn về rò rỉ thông tin, "chính là một hệ thống đầy lỗ thông và các bí mật khó mà giữ được", và những hậu quả rò rỉ thông tin là rất bất lợi đối với đảng Cộng hòa cho nên việc thực hiện một âm mưu như thế là một hành động ngu xuẩn. Ông bác bỏ những luận điểm mà những người ủng hộ giả thuyết âm mưu đưa ra khi ông cho rằng "nếu bạn nhìn vào các bằng chứng đó thì bất cứ ai biết về khoa học cũng sẽ loại bỏ ngay chúng". Ông cho rằng thậm chí khi một cuộc thí nghiệm khoa học được tiến hành nhiều lần trong một môi trường có kiểm soát thì những hiện tượng và những sự việc xảy ra bất ngờ vẫn không giải thích được.[40]

Giáo sư kỹ thuật thuộc Học viện Kỹ thuật Massachusetts, Thomas W. Eagar, ban đầu không muốn để ý đến những điều quan tâm của phong trào, có nói rằng "nếu việc này trở nên xu hướng lớn, tôi sẽ đích thân tham sự vào việc tranh luận". Phản ứng về một giả thuyết cho rằng Trung tâm Thương mại Thế giới bị phá hủy có điều khiển của Steven E. Jones, Eager nói rằng những người ủng hộ phong trào đòi sự thật về vụ 11 tháng 9 sẽ dùng phương pháp khoa học ngược đời để đi đến kết luận của họ vì họ "quyết định những gì đã xảy ra, loại bỏ tất cả những dữ liệu mà không phù hợp với kết luận của họ, và rồi tung hô rằng những gì họ tìm thấy là kết luận duy nhất có thể tìm thấy.[41]

Cựu tổng thống Bill Clinton bác bỏ các giả thuyết về âm mưu ngày 11 tháng 9 khi cho rằng "11 tháng 9 không phải là một việc làm trong nước, đó là việc làm của Osama Bin Laden từ và 19 người đến từ Ả Rập Xê Út, họ đã sát hại 3000 người Mỹ và người ngoại quốc khác trong đó có người Hồi Giáo".[42]

Tổng thống đương nhiệm vào lúc xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9George W Bush đã phát biểu tại Liên hợp quốc ngày 10 tháng 11 năm 2001 như sau: "Chúng ta phải nói thật về khủng bố. Chúng ta hãy không bao giờ chấp nhận những giả thuyết âm mưu láo xược về các vụ tấn công ngày 11 tháng 9; những luận điệu dối trá thâm độc nhằm đẩy tội ra khỏi tay của chính những kẻ khủng bố, những kẻ có tội. Kích động hận thù sắc tộc là trợ giúp bọn khủng bố".[43]

Gọi những người đưa ra các giả thuyết về âm mưu ngày 11 tháng 9 là "the truthers" (tạm dịch: những người đòi sự thật), Bill Moyers phát biểu rằng họ "...đã quăng bỏ tất cả các bằng chứng về sự tham dự của al-Qaeda, từ những cuộc gọi điện thoại vào thời điểm đó của những nạn nhân trên các chuyến bay bị không tặc đến các cuộc thú nhận của những lãnh đạo al-Qaeda bị bắt và không bị bắt rằng họ thật sự đã làm việc đó. Rồi, bằng cách tái sử dụng một số kỹ thuật ngụy biện, như sử dụng các danh sách dài gồm những bằng chứng mang tính giả thuyết để khắc chế những chỗ thiếu vắng bất cứ bằng chứng thật sự nào,"những người đòi sự thật" chọn lựa một vài "điều dị thường" có tính giả thuyết để dựng lên một loạt các câu chuyện cho rằng các vụ tấn công là việc làm từ trong nước".[44]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Feuer, Alan (ngày 5 tháng 6 năm 2006). “500 Conspiracy Buffs Meet to Seek the Truth of 9/11”. The New York Times. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2009. the movement known as "9/11 Truth", a society of skeptics and scientists
  2. ^ Rudin, Mike (ngày 4 tháng 7 năm 2008). “The evolution of a conspiracy theory”. BBC. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2009.
  3. ^ Barber, Peter (ngày 7 tháng 6 năm 2008). “The truth is out there”. Financial Times. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2009. an army of sceptics, collectively described as the 9/11 Truth movement
  4. ^ Powell, Michael (ngày 8 tháng 9 năm 2006). “The Disbelievers”. The Washington Post. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2009. The loose agglomeration known as the '9/11 Truth Movement'
  5. ^ Barry, Ellen (ngày 10 tháng 9 năm 2006). “9/11 Conspiracy Theorists Gather in N.Y.”. Los Angeles Times. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2009. a group known as the 9/11 Truth Movement Đã định rõ hơn một tham số trong |work=|journal= (trợ giúp)
  6. ^ Hunt, H.E. (ngày 19 tháng 11 năm 2008). “The 30 greatest conspiracy theories - part 1”. The Daily Telegraph. Luân Đôn. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2009. A large group of people - collectively called the 9/11 Truth Movement
  7. ^ Kay, Jonathan (ngày 25 tháng 4 năm 2009). “Richard Gage: 9/11 truther extraordinaire”. Financial Post. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2010. The '9/11 Truth Movement,' as it is now commonly called
  8. ^ Ravensbergen, Jan (ngày 2 tháng 5 năm 2010). “9/11 skeptics to speak at UQAM”. Montreal Gazette. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2010. two leading voices of what’s known as the 9/11 truth movement
  9. ^ Morales, Frank (ngày 11 tháng 6 năm 2009). “9/11 Truth comes home; Pols back new investigation”. The Villager. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009.
  10. ^ Lake, Eli (ngày 10 tháng 4 năm 2008). “U.N. Official Calls for Study Of Neocons' Role in 9/11”. The New York Sun. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009.
  11. ^ “Citizens Petition New York Attorney General to Open 9-11 Inquiry”. Environment News Service. ngày 29 tháng 10 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009.
  12. ^ Siegel, Jefferson (ngày 18 tháng 6 năm 2008). 'Pentagon Papers senator' calls for new 9/11 probe”. The Villager. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009.
  13. ^ “Sen. Karen Johnson's floor speech about 9/11”. East Valley Tribune. ngày 9 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2010.
  14. ^ “Russ Wittenberg, pilot who flew 2 planes used on 9/11 doesn't believe official story”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2012.
  15. ^ “AN ASIA TIMES ONLINE EXCLUSIVE INVESTIGATION Insider trading 9/11... the facts laid bare”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2012.
  16. ^ Suspicious trading points to advance knowledge by big investors of September 11 attacks
  17. ^ Black 9/11: A Walk on the Dark Side
  18. ^ Vụ khủng bố 11/9 nhìn từ trên cao vnexpress.net 9/2/2010
  19. ^ World Trade Center 9/11 Photos: A Fresh But Painful Look at Sept. 11 Tragedy
  20. ^ “Mike Ruppert Portland State University ngày 28 tháng 11 năm 2001”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2012.
  21. ^ Mike Ruppert, a former LAPD officer gives a presentation at Portland State University, on ngày 28 tháng 11 năm 2001.
  22. ^ 911 Commission - Trans. Sec Norman Mineta Testimony
  23. ^ [1]
  24. ^ US invented air attack on Pentagon, claims French book
  25. ^ “ngày 11 tháng 6 năm 2002: 9/11 Family Members Hold Rally for Investigation into Attacks”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2012.
  26. ^ Andreas von Bülow
  27. ^ Michael Meacher
  28. ^ The CIA and September 11
  29. ^ This war on terrorism is bogus
  30. ^ HYPOTHESIS - Full Movie HD Documentary (2011) about Dr. Stephen E. Jones
  31. ^ 9/11 Fraud: David Ray Griffin
  32. ^ Bản dịch tự động từ tiếng Ý Corriere dela Sera 30/11/2001
  33. ^ '9/11 was an inside job': Full speech by Mahmoud Ahmadinejad at UN”.
  34. ^ “Particle Atlas of World Trade Center Dust”. United States Geological Survey. ngày 23 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2010.
  35. ^ “WTC Dust Signature Report” (PDF). RJ LeeGroup, Inc. tháng 12 năm 2003. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2010.
  36. ^ Phillips, Peter (2007). “Chapter 2: Censored Déjà Vu”. Censored 2008: The Top 25 Censored Stories. Seven Stories Press. tr. 140. ISBN 1583227725, 9781583227725 Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp). Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2010.
  37. ^ Abel, Jennifer (ngày 29 tháng 1 năm 2008). “Theories of 9/11”. Hartford Advocate. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2010.
  38. ^ Lev Grossman (ngày 3 tháng 9 năm 2006). “Why the 9/11 Conspiracy Theories Won't Go Away”. Time Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2011.
  39. ^ Taibbi, Matt (2006). “The Low Post: I, Left Gatekeeper”. Politics. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2006.
  40. ^ Greenwald, Glenn (ngày 20 tháng 6 năm 2007). “What "truly motivates" George W. Bush?”. Salon.com. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2010.
  41. ^ Walch, Tad (2006). “Controversy dogs Y.'s Jones”. Utah news. Deseret News Publishing Company. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2006.
  42. ^ “Bill Clinton Undeterred By 9/11 Hecklers”. ABC News. ngày 31 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2010.
  43. ^ Statement by Mr. George W. Bush, President of the United States at the 56th Session of the United Nations General Assembly
  44. ^ “Bill Moyers: Is This a Private Fight or Can Anyone Get In It? | Common Dreams”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2011.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Anh[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Việt[sửa | sửa mã nguồn]