Phthalate

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cấu trúc hóa học chung của orthophthalates. (R và R' là các trình tự chung)

Phthalate là một chất hóa học được thêm vào trong quá trình sản xuất nhựa, sơn nhằm làm thay đổi tính chất cơ bản của vật liệu.

Tác dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Nó có thể làm cho nhựa cứng hơn, dẻo hơn, trong suốt hơn hoặc làm cho sơn cứng hơn tùy theo loại Phthalate. Nó cũng được dùng làm chất hòa tan, thường có mặt trong các sản phẩm nội thất ô tô, gạch lát sàn, áo mưa, giả da, sản phẩm đóng gói thực phẩm, dung môi làm bóng móng và mỹ phẩm khác

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Sự phát triển của xenlulo nitrate vào năm 1846 đã dẫn đến việc phát minh ra dầu thầu dầu vào năm 1856 dùng để sử dụng như là chất làm mềm dẻo đầu tiên. Vào năm 1870, chất long não trở nên phổ biến hơn và khả năng làm mềm dẻo so với xenlulo nitrat. Những chất Phthalate đầu tiên được giới thiệu vào những thập niên 1920 và nhanh chóng thay thế chất long não dễ bay hơi và có mùi này. Vào năm 1931, khả năng thương mại của chất PVC và sự phát triển của Di(2-ethylhexyl) phthalate làm bùng nổ sự phát triển ngành công nghiệp nhựa PVC.

Các loại Phthalate thông dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Viết tắt Công thức hóa học Số CAS
Dimethyl phthalate DMP C6H4(COOCH3)2 131-11-3
Diethyl phthalate DEP C6H4(COOC2H5)2 84-66-2
Diallyl phthalate DAP C6H4(COOCH2CH=CH2)2 131-17-9
Di-n-propyl phthalate DPP C6H4[COO(CH2)2CH3]2 131-16-8
Di-n-butyl phthalate DBP C6H4[COO(CH2)3CH3]2 84-74-2
Diisobutyl phthalate DIBP C6H4[COOCH2CH(CH3)2]2 84-69-5
Butyl cyclohexyl phthalate BCP CH3(CH2)3OOCC6H4COOC6H11 84-64-0
Di-n-pentyl phthalate DNPP C6H4[COO(CH2)4CH3]2 131-18-0
Dicyclohexyl phthalate DCP C6H4[COOC6H11]2 84-61-7
Butyl benzyl phthalate BBP CH3(CH2)3OOCC6H4COOCH2C6H5 85-68-7
Di-n-hexyl phthalate DNHP C6H4[COO(CH2)5CH3]2 84-75-3
Diisohexyl phthalate DIHxP C6H4[COO(CH2)3CH(CH3)2]2 146-50-9
Diisoheptyl phthalate DIHpP C6H4[COO(CH2)4CH(CH3)2]2 41451-28-9
Butyl decyl phthalate BDP CH3(CH2)3OOCC6H4COO(CH2)9CH3 89-19-0
Di(2-ethylhexyl) phthalate DEHP, DOP C6H4[COOCH2CH(C2H5)(CH2)3CH3]2 117-81-7
Di(n-octyl) phthalate DNOP C6H4[COO(CH2)7CH3]2 117-84-0
Diisooctyl phthalate DIOP C6H4[COO(CH2)5CH(CH3)2]2 27554-26-3
n-Octyl n-decyl phthalate ODP CH3(CH2)7OOCC6H4COO(CH2)9CH3 119-07-3
Diisononyl phthalate DINP C6H4[COO(CH2)6CH(CH3)2]2 28553-12-0
Di(2-Propyl Heptyl) phthalate DPHP C6H4[COOCH2CH(CH2CH2CH3)(CH2)4CH3]2 53306-54-0
Diisodecyl phthalate DIDP C6H4[COO(CH2)7CH(CH3)2]2 26761-40-0
Diundecyl phthalate DUP C6H4[COO(CH2)10CH3]2 3648-20-2
Diisoundecyl phthalate DIUP C6H4[COO(CH2)8CH(CH3)2]2 85507-79-5
Ditridecyl phthalate DTDP C6H4[COO(CH2)12CH3]2 119-06-2
Diisotridecyl phthalate DIUP C6H4[COO(CH2)10CH(CH3)2]2 68515-47-9

Tác hại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo nghiên cứu của trường Y tế cộng đồng Mailman thuộc Đại học Columbia, Mỹ đăng trên tạp chí Triển vọng về môi trường sức khỏe (Environmental Health Perspectives)[1][2], phthalate có những tác hại:

  • Gây hại cho sự phát triển trí não, phát triển hành vi và sự phối hợp giữa các cơ ở trẻ.
  • Tác động đến hàm lượng hormone tuyến giáp vốn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não của thai nhi và trẻ sơ sinh.
  • Giảm testosterone (kích thích tố sinh dục nam) quan trọng cho việc phát triển giới tính nam. Những phát hiện này ít nhất là một cảnh báo mới trong khi thế giới vẫn tranh cãi về tác hại phthalates và có nên cấm sử dụng loại hóa chất này hay không.

Tiêu chuẩn[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại, có một số loại Phthalate đang bị cấm sử dụng ở thị trường Mỹ gồm:

Hàm lượng các chất trên phải nhỏ hơn 0.1% theo mỗi chất. Nhưng đối với bang California thì có quy định thêm là tổng của 3 chất BBP, DBP và DEHP hoặc DNOP, DINP và DIDP phải nhỏ hơn 0.1%

Ngoài ra, thị trường châu Âu còn quy định rất nhiều loại Phthalate khác. Các chất này được xếp vào 1 danh sách gọi là REACH.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Whyatt, Robin M.; Perzanowski, Matthew S.; Just, Allan C.; Rundle, Andrew G.; Donohue, Kathleen M.; Calafat, Antonia M.; Hoepner, Lori A.; Perera, Frederica P.; Miller, Rachel L. (tháng 10 năm 2014). “Asthma in Inner-City Children at 5–11 Years of Age and Prenatal Exposure to Phthalates: The Columbia Center for Children's Environmental Health Cohort”. 122 (10). doi:10.1289/ehp.1307670. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  2. ^ Whyatt, Robin - Professor of Environmental Health Sciences and co-deputy director of the Columbia Center for Children’s Environmental Health at the Mailman School. “Phthalates Heighten Risk for Childhood Asthma”. Sep. 17 2014.