Quan điểm khoa học về biến đổi khí hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tương quan giữa dữ liệu nhiệt độ trung bình toàn cầu của các nguồn khác nhau, gồm NASA, NOAA, Berkeley Earth, và cơ quan khí tượng của AnhJapan

Nhìn chung, hiện nay các nhà khoa học đang có quan điểm thống nhất rằng Trái Đất đang ấm lên và sự nóng lên này chủ yếu là do hoạt động của con người. Sự thống nhất này thể hiện qua nhiều nghiên cứu về ý kiến của các nhà khoa học và khẳng định của các tổ chức khoa học, đồng ý với báo cáo tổng hợp của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC).

Hầu hết các nhà khoa học khí hậu đang hoạt động và đa số các nghiên cứu (97–98%)[1] ủng hộ đồng thuận khoa học về sự biến đổi khí hậu do con người,[2][3] và 2% nghiên cứu đối lập còn lại hoặc không thể được tái hiện hoặc chứa lỗi sai.[4]

Quan điểm đồng thuận[sửa | sửa mã nguồn]

Quan điểm khoa học thống nhất hiện nay là:

Một vài nghiên cứu về đồng thuận này đã được tiến hành.[6] Một trong số đó là một nghiên cứu năm 2013 gồm hơn 12.000 tóm tắt của bài viết được bình duyệt về khoa học khí hậu xuất bản từ 1990, với hơn 4.000 bài thể hiện ý kiến về nguyên nhân của hiện tượng ấm lên toàn cầu trong thời gian gần. Trong số đó, 97% đồng ý, trực tiếp hoặc gián tiếp, rằng ấm lên toàn cầu đang diễn ra và do con người gây nên.[7][8] Sự ấm lên này "rất có khả năng"[9] gây ra bởi "hoạt động con người, đặc biệt là sự thải khí nhà kính"[9] vào bầu khí quyển.[10] Sự thay đổi tự nhiên sẽ chỉ gây ra một sự giảm nhiệt nhỏ thay vì một hiệu ứng ấm lên.[11][12][13][14]

Quan điểm khoa học này được thể hiện qua các báo cáo tổng hợp, các cơ quan khoa học quốc gia và quốc tế, và qua các khảo sát về quan điểm của các nhà khí hậu học. Các nhà khoa học, đại học, và phòng thí nghiệm độc lập cũng góp phần hình thành quan điểm khoa học chung thông qua các bài báo được bình duyệt, và các sự đồng thuận và xác suất tương đối của chúng được tóm tắt trong những báo cáo và phân tích tương ứng.[15] Báo cáo đánh giá thứ năm của IPCC được hoàn thành năm 2014 tại Copenhagen.[16] Kết luận của báo cáo được tóm tắt như sau:

  • "Sự ấm lên của hệ thống khí hậu là không thể chối cãi, và kể từ thập niên 1950, nhiều sự biến đổi được đo đạc ở mức độ chưa từng có trong hàng thập kỷ đến thiên niên kỷ".[17]
  • "Nồng độ khí quyển của cacbon đioxít, mêtan, và nitơ đioxít đã tăng đến ngưỡng chưa từng thấy trong 800.000 năm qua".[18]
  • Tác động của con người lên hệ thống khí hậu là rõ ràng.[19] Rất có khả năng (xác suất 95–100%)[20] là tác động của con người là nguyên nhân chính gây nên ấm lên toàn cầu từ giữa thế kỷ 20.[12]
  • "Cường độ ấm lên tăng cao làm tăng nguy cơ hậu quả xảy ra nghiêm trọng, lan rộng, và không thể hồi phục được".[21]
  • "Rủi ro đến từ tác động của biến đổi khí hậu có thể được giảm bằng cách giới hạn tốc độ và cường độ của biến đổi khí hậu".[21]
  • Nếu không có chính sách mới để giảm thiểu biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2100 được dự đoán sẽ tăng 3,7 đến 4,8 °C, so với mức tiền công nghiệp (giá trị trụng vị; khoảng từ 2,5 đến 7.8 °C bao gồm sự bất định trong thời tiết).[22]
  • Tiến trình xả thải khí nhà kính toàn cầu hiện tại không thể giới hạn ấm lên toàn cấu xuống dưới 1,5 hay 2 °C, so với mức tiền công nghiệp.[23] Cam kết theo Thỏa thuận Cancún nhìn chung tương thích với những viễn cảnh hiệu quả với "khả năng" (xác suất 66–100%) giới hạn ấm lên toàn cầu năm 2100 dưới 3 °C, so với mức tiền công nghiệp.[24]
Tác động làm ấm của khí nhà kính trong bầu khí quyển đã tăng đáng kể trong vài thập kỷ qua. Năm 2017, chỉ số khí nhà kính hàng năm là 1,42, tăng gần 40% kể từ năm 1990.

Một số cơ quan khoa học đã khuyến cáo chính sách cụ thể cho chính phủ, và khoa học cũng đóng vai trò quan trong trong việc ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, quyết định chính sách có thể cần xem xét về tính đúng đắn, nên không được tính trong những khảo sát ý kiến khoa học.[25][26]

Hiện không có tổ chức quốc gia hay quốc tế nào giữ quan điểm đối lập với bất kỳ điều nào trong những điểm chính trên. Tổ chức quốc gia hay quốc tế phản đối gần đây nhất là Hiệp hội Nhà địa chất Dầu mỏ Hoa Kỳ,[27] đã cập nhật phát biểu của mình năm 2007, giữ vị trí trung lập.[28][29]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Sự thay đổi trong nhiệt độ toàn cầu thường được biểu diễn theo bất thường nhiệt độ. "Trong nghiên cứu biến đổi khí hậu, bất thường nhiệt độ quan trọng hơn là nhiệt độ tuyệt đối. Một bất thường nhiệt độ là sự chênh lệch với một nhiệt độ trung bình hay cơ sở. Nhiệt độ cơ sở thường được lấy là trung bình của dữ liệu nhiệt độ trong 30 năm hoặc nhiều hơn".[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Anderegg, William R L; Prall, James W.; Harold, Jacob; Schneider, Stephen H. (2010). “Expert credibility in climate change” (PDF). Proc. Natl. Acad. Sci. USA. 107 (27): 12107–9. Bibcode:2010PNAS..10712107A. doi:10.1073/pnas.1003187107. PMC 2901439. PMID 20566872. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2017. (i) 97–98% of the climate researchers most actively publishing in the field support the tenets of ACC (Anthropogenic Climate Change) outlined by the Intergovernmental Panel on Climate Change, and (ii) the relative climate expertise and scientific prominence of the researchers unconvinced of ACC are substantially below that of the convinced researchers.
  2. ^ Doran, Peter; Zimmerman, Maggie (ngày 20 tháng 1 năm 2009). “Examining the Scientific Consensus on Climate Change”. Eos. 90 (3): 22–23. Bibcode:2009EOSTr..90...22D. doi:10.1029/2009EO030002. S2CID 128398335.
  3. ^ John Cook; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2016). “Consensus on consensus: a synthesis of consensus estimates on human-caused global warming”. Environmental Research Letters. 11 (4): 048002. Bibcode:2016ERL....11d8002C. doi:10.1088/1748-9326/11/4/048002.
  4. ^ Benestad, Rasmus E.; Nuccitelli, Dana; Lewandowsky, Stephan; Hayhoe, Katharine; Hygen, Hans Olav; van Dorland, Rob; Cook, John (ngày 1 tháng 11 năm 2016). “Learning from mistakes in climate research”. Theoretical and Applied Climatology (bằng tiếng Anh). 126 (3): 699–703. doi:10.1007/s00704-015-1597-5. ISSN 1434-4483.
  5. ^ “Did You Know?”. www.ncdc.noaa.gov. National Centers for Environmental Information, National Oceanographic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2019.
  6. ^ Cook, John; Oreskes, Naomi; Doran, Peter T.; Anderegg, William R. L.; Verheggen, Bart; Maibach, Ed W.; Carlton, J. Stuart; Lewandowsky, Stephan; Skuce, Andrew G.; Green, Sarah A.; Nuccitelli, Dana; Jacobs, Peter; Richardson, Mark; Winkler, Bärbel; Painting, Rob; Rice, Ken (2016). “Consensus on consensus: a synthesis of consensus estimates on human-caused global warming”. Environmental Research Letters (bằng tiếng Anh). 11 (4): 048002. Bibcode:2016ERL....11d8002C. doi:10.1088/1748-9326/11/4/048002. ISSN 1748-9326.
  7. ^ Cook, John; Nuccitelli, Dana; Green, Sarah A.; Richardson, Mark; Winkler, Bärbel; Painting, Rob; Way, Robert; Jacobs, Peter; Skuce, Andrew (ngày 15 tháng 5 năm 2013). “Quantifying the consensus on anthropogenic global warming in the scientific literature”. Environ. Res. Lett. IOP Publishing Ltd. 8 (2): 024024. Bibcode:2013ERL.....8b4024C. doi:10.1088/1748-9326/8/2/024024.
  8. ^ “Scientific and Public Perspectives on Climate Change / Scientists' vs. Public Understanding of Human-Caused Global Warming”. climatecommunication.yale.edu. Yale University. ngày 29 tháng 5 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2019.
  9. ^ a b Wuebbles, D.J.; Fahey, D.W.; Hibbard, K.A.; Deangelo, B.; Doherty, S.; Hayhoe, K.; Horton, R.; Kossin, J.P.; Taylor, P.C.; Waple, A.M.; Yohe, C.P. (ngày 23 tháng 11 năm 2018). “Climate Science Special Report / Fourth National Climate Assessment (NCA4), Volume I /Executive Summary / Highlights of the Findings of the U.S. Global Change Research Program Climate Science Special Report”. globalchange.gov. U.S. Global Change Research Program. doi:10.7930/J0DJ5CTG. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2019.
  10. ^ “Scientific consensus: Earth's climate is warming”. Climate Change: Vital Signs of the Planet. National Aeronautics and Space Administration (NASA). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2018. Multiple studies published in peer-reviewed scientific journals1 show that 97 percent or more of actively publishing climate scientists agree: Climate-warming trends over the past century are extremely likely due to human activities. In addition, most of the leading scientific organizations worldwide have issued public statements endorsing this position.
  11. ^ "Warming of the climate system is unequivocal, as is now evident from observations of increases in global average air and ocean temperatures, widespread melting of snow and ice and rising global average sea level." IPCC, Synthesis Report Lưu trữ 2018-11-02 tại Wayback Machine, Section 1.1: Observations of climate change Lưu trữ 2018-08-04 tại Wayback Machine, in IPCC AR4 SYR 2007.
  12. ^ a b IPCC AR5 WG1 Summary for Policymakers 2013, tr. 17, D.3 Detection and Attribution of Climate Change
  13. ^ IPCC AR4 Topic 2 2008, tr. 39
  14. ^ National Research Council (2010). Advancing the Science of Climate Change. Washington, D.C.: The National Academies Press. ISBN 978-0-309-14588-6. (p1)... there is a strong, credible body of evidence, based on multiple lines of research, documenting that climate is changing and that these changes are in large part caused by human activities. While much remains to be learned, the core phenomenon, scientific questions, and hypotheses have been examined thoroughly and have stood firm in the face of serious scientific debate and careful evaluation of alternative explanations. * * * (p. 21–22) Some scientific conclusions or theories have been so thoroughly examined and tested, and supported by so many independent observations and results, that their likelihood of subsequently being found to be wrong is vanishingly small. Such conclusions and theories are then regarded as settled facts. This is the case for the conclusions that the Earth system is warming and that much of this warming is very likely due to human activities.
  15. ^ Oreskes, Naomi (2007). “The Scientific Consensus on Climate Change: How Do We Know We're Not Wrong?”. Trong DiMento, Joseph F. C.; Doughman, Pamela M. (biên tập). Climate Change: What It Means for Us, Our Children, and Our Grandchildren. MIT Press. tr. 65–66. ISBN 978-0-262-54193-0.
  16. ^ Shogren, Elizabeth (ngày 2 tháng 11 năm 2014). “5 Key Takeaways From the Latest Climate Change Report”. National Geographic News. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2020.
  17. ^ IPCC AR5 WG1 Summary for Policymakers 2013, tr. 4, B. Observed Changes
  18. ^ IPCC AR5 WG1 Summary for Policymakers 2013, tr. 11, B.5 Carbon and Other Biogeochemical Cycles
  19. ^ IPCC AR5 WG1 Summary for Policymakers 2013, tr. 15, D. Understanding the Climate System and its Recent Changes
  20. ^ IPCC AR5 WG1 Summary for Policymakers 2013, tr. 4, Footnote 2
  21. ^ a b IPCC AR5 WG2 Summary for Policymakers 2014, tr. 14
  22. ^ IPCC AR5 WG3 Summary for Policymakers 2014, tr. 8, SPM.3 Trends in stocks and flows of greenhouse gases and their drivers
  23. ^ IPCC AR5 WG3 Ch1 2014, tr. 113
  24. ^ IPCC AR5 WG3 Summary for Policymakers 2014, tr. 12, SPM.4.1 Long-term mitigation pathways
  25. ^ “Question 1”, 1.1, Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016, truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2020, in IPCC AR3 SYR 2001, tr. 38
  26. ^ Summary, trong US NRC 2001, tr. 4
  27. ^ Julie Brigham-Grette; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2006). “Petroleum Geologists' Award to Novelist Crichton Is Inappropriate”. Eos. 87 (36): 364. Bibcode:2006EOSTr..87..364B. doi:10.1029/2006EO360008. The AAPG stands alone among scientific societies in its denial of human-induced effects on global warming.
  28. ^ AAPG Climate Change June 2007.
  29. ^ Oreskes, Naomi (2007). “The Scientific Consensus on Climate Change: How Do We Know We're Not Wrong?”. Trong DiMento, Joseph F. C.; Doughman, Pamela M. (biên tập). Climate Change: What It Means for Us, Our Children, and Our Grandchildren. MIT Press. tr. 68. ISBN 978-0-262-54193-0.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]