Phủ nhận biến đổi khí hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Những nghiên cứu phủ nhận quá trình ấm lên toàn cầu do con người gây nên được kiểm duyệt bởi hội đồng chuyên gia là gần như không tồn tại trong khoảng 2013-14. Hơn 99.99% tác giả không xuất bản những phản đối.[1]

Phủ nhận biến đổi khí hậu, hoặc phủ nhận quá trình ấm lên toàn cầu, là một phần của cuộc tranh luận về ấm lên toàn cầu. Nó liên quan đến việc phủ nhận, gạt bỏ, nghi ngờ vô căn cứ hoặc những quan điểm trái ngược đi chệch khỏi ý kiến khoa học về biến đổi khí hậu, bao gồm cả việc liệu nó có bị gây ra bởi con người, tác động của nó vào thiên nhiênxã hội loài người, hoặc tiềm năng của việc thích ứng với sự ấm lên toàn cầu bởi các hoạt động của con người.[2][3][4] Trong cuộc tranh luận về ấm lên toàn cầu, một vài nhà phủ nhận có đồng tình với thuật ngữ này, nhưng những người khác thường ưa thích thuật ngữ chủ nghĩa hoài nghi biến đổi khi hậu[3] hơn, trong khi đó các nhà khoa học nghĩ rằng thật "không thích hợp khi cho phép những kẻ phủ nhận [việc ấm lên toàn cầu do con người gây ra] đeo cái mác của những người theo chủ nghĩa hoài nghi"; kết quả là, hai thuật ngữ này đã tạo ra một luồng những quan điểm liên tục, chồng chéo, và thường có cùng một tính chất: cả hai đều phủ nhận, ít hay nhiều, những ý kiến khoa học chính thống về biến đổi khí hậu.[5][6] Những người phủ nhận biến đổi khí hậu cũng có thể là chưa bộc lộ ra, khi mà có những cá nhân hoặc nhóm xã hội chấp nhận khoa học nhưng lại thất bại trong việc chấp nhận và đương đầu với nó hoặc là thất bại trong việc biến sự chấp nhận của mình thành hành động.[7] Nhiều nghiên cứu về khoa học xã hội đã phân tích các quan điểm này như là những dạng thức của chủ nghĩa phủ nhận.[5][6]

Vận động để làm suy yếu sự tin tưởng của dư luận đối với khoa học khí hậu đã được miêu tả là "cỗ máy phủ nhận" được sản xuất ra bởi những lợi ích công nghiệp, chính trị và tư tưởng, và được ủng hộ bởi truyền thông bảo thủ và những blogger đa nghi nhằm tạo ra sự không chắc chắn về hiện tượng ấm lên toàn cầu.[8][9][10] Trong các cuộc tranh cãi công khai, các cụm từ như chủ nghĩa hoài nghi khí hậu đã được sử dụng thường xuyên với cùng một ý nghĩa với chủ nghĩa phủ nhận khí hậu.[11] Các danh hiệu này vẫn đang bị tranh cãi: những người thường xuyên thách thức khoa học khí hậu thường tự gọi họ là "những người hay hoài nghi", nhưng nhiều người không đồng ý với những tiêu chuẩn chung của chủ nghĩa hoài nghi khoa học và, mặc kệ các chứng cứ, khăng khăng phủ nhận vai trò của con người trong việc gây ra sự ấm lên toàn cầu.[5]

Mặc dù quan điểm khoa học về biến đổi khí hậu nêu rõ rằng hoạt động của con người rất có khả năng là nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu,[12][13] các chính sách để đối phó với hiện tượng ấm lên toàn cầu đã bị ảnh hưởng bởi những người phủ nhận biến đổi khí hậu, cản trở những nỗ lực nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu và thích nghi với việc khí hậu ấm lên.[14][15][16] Những người phủ nhận thường sử dụng những chiến thuật hùng biện để tạo ra những cuộc tranh luận khoa học trong khi chúng không hề tồn tại.[17][18]

Trong số các quốc gia trên thế giới, ngành công nghiệp phủ nhận biến đổi khí hậu thịnh hành nhất ở Hoa Kỳ. Kể từ tháng 1 năm 2015, Ủy ban Công chính và Môi trường Thượng viện Hoa Kỳ đã được đứng đầu bởi nhà vận động hành lang và người phủ nhận khí hậu Jim Inhofe, người nổi tiếng đã gọi biến đổi khí hậu là "trò lừa bịp vĩ đại nhất từng biểu diễn với người Mỹ" và tuyên bố lật tẩy nó năm 2015 khi ông ta mang theo một quả bóng tuyết và ném nó xuống sàn Thượng viện.[19] Những cuộc vận động được tổ chức nhằm làm suy yếu lòng tin của dư luận vào khoa học khí hậu được liên kết với những chính sách kinh tế bảo thủ và được ủng hộ bởi những lợi ích công nghiệp chống lại quy định về phát thải CO2.[20] Phủ nhận biến đổi khí hậu đã được gắn liền với các nhà vận động hành lang cho nhiên liệu hóa thạch, Anh em nhà Koch, những người ủng hộ công nghiệp và các nhà chính sách theo chủ nghĩa tự do cá nhân, thường ở Hoa Kỳ.[15][21][22][23] Hơn 90% các bài viết hoài nghi về biến đổi khí hậu có nguồn gốc từ các nhà chính sách cánh hữu.[24]

Tổng thu nhập hàng năm của những tổ chức hoạt động chống lại biến đổi khí hậu này là khoảng 900 triệu USD.[25] Giữa năm 2002 và 2010, gần 120 triệu USD (77 triệu bảng Anh) đã được quyên góp nặc danh thông qua Donors Trust và Donors Capital Fund tới hơn 100 tổ chức theo đuổi việc phá hoại nhận thức của công chúng về khoa học biến đổi khí hậu.[26] Trong năm 2013 Trung tâm Truyền thông và Dân chủ báo cáo rằng Mạng lưới Chính sách Quốc gia (State Policy Network - SPN), một nhóm bình phong gồm 64 nhà chính sách Mỹ, đã vận động thay mặt những tập đoàn lớn và những nhà tài trợ bảo thủ để phản đối luật biến đổi khí hậu.[27]

Kể từ cuối những năm 1970, các công ty dầu mỏ đã công bố nghiên cứu rộng rãi phù hợp với những quan điểm chung về sự ấm lên toàn cầu. Mặc dù vậy, các công ty dầu mỏ đã tổ chức một chiến dịch phủ nhận biến đổi khí hậu để gieo rắc những thông tin được đưa ra nhằm đánh lạc hướng dư luận trong nhiều thập kỷ, dẫn tới những so sánh của chiến lược này với việc phủ nhận có tổ chức những mối nguy khi hút thuốc lá của các công ty thuốc lá.[28][29]

Thuật ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Amardeo Sarma thuyết giảng về chủ nghĩa phủ nhận biến đổi khí hậu và năng lượng thế giới trong tương lai và những vấn đề về môi trường tại Hội nghị Những người theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu năm 2015

"Chủ nghĩa hoài nghi biến đổi khí hậu" và "phủ nhận biến đổi khí hậu" ám chỉ sự phủ nhận, gạt bỏ hoặc nghi ngờ vô căn cứ những sự đồng thuận khoa học về tốc độ và mức độ ấm lên toàn cầu, tầm quan trọng của nó, và mối liên hệ của nó với hành vi của loài người, toàn bộ hoặc từng phần.[30][31] Mặc dù có những sự phân biệt giữa chủ nghĩa hoài nghi, thứ chỉ việc nghi ngờ sự thật của một khẳng định, với việc phủ nhận hoàn toàn sự thật của một khẳng định, trong các cuộc tranh luận công khai, những cụm từ như "chủ nghĩa hoài nghi khí hậu" đã được sử dụng thường xuyên với cùng một ý nghĩa với chủ nghĩa phủ nhận hoặc chủ nghĩa chống lại biến đổi khí hậu.[11][32]

Thuật ngữ này xuất hiện vào những năm 1990. Mặc dù tất cả các nhà khoa học đều đồng tình rằng chủ nghĩa hoài nghi khoa học là một phần vốn có của quá trình, tới giữa tháng 11 năm 1995, từ "những người theo chủ nghĩa hoài nghi" (skeptic) đã được sử dụng chính xác cho một bộ phận nhỏ những người công bố các quan điểm trái ngược với sự đồng thuận khoa học. Bộ phận nhỏ các nhà khoa học này giới thiệu quan điểm của họ trong những bài phát biểu công khai và truyền thông, chứ không phải với cộng đồng khoa học.[33][34] Việc sử dụng này tiếp tục.[35] Trong bài viết tháng 12 năm 1995 của mình The Heat is On: The warming of the world's climate sparks a blaze of denial (tạm dịch: Hơi nóng lan tỏa: Khí hậu ấm lên tạo ra một làn sóng phủ nhận), Ross Gelbspan nói nền công nghiệp đã thuê "một ban nhạc nhỏ những người theo chủ nghĩa hoài nghi" để làm rối ý kiến của dư luận trong một "chiến dịch phủ nhận dai dẳng và được tài trợ tốt".[36] Cuốn sách The heat is on năm 1997 của ông có thể là thứ đầu tiên tập trung chính xác vào chủ đề này.[37] Trong đó, Gelbspan đã thảo luận về một "sự phủ nhận lan tỏa của quá trình ấm lên toàn cầu" trong một "chiến dịch phủ nhận và đàn áp dai dẳng" liên quan đến "những tài trợ bí mật của những 'nhà hoài nghi nhà kính' " (greenhouse skeptic) với "những nhà hoài nghi khí hậu" gây khó hiểu cho công chúng và gây ảnh hưởng đến những người ra quyết định.[38] Một bộ phim khoa học tháng 11 năm 2006 của Đài CBC trong chiến dịch này đã được mang tên "Cỗ máy phủ nhận".[39][40] Trong năm 2007 nhà báo Sharon Begley đã đưa tin về "cỗ máy phủ nhận",[41] một cụm từ mà sau đó đã được sử dụng bởi các học giả.[9][40]

Ngoài việcphủ nhận dứt khoát, các nhóm xã hội đã bày tỏ một sự phủ nhận tiềm ẩn bằng cách chấp nhận sự đồng thuận khoa học, nhưng thất bại trong việc chấp nhận và đương đầu với hệ quả của nó hoặc thất bại trong việc hành động để làm giảm vấn đề.[7] Điều này đã được minh họa trong nghiên cứu của Kari Norgaard về một ngôi làng ở Na Uy bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, tại đó người dân chuyển hướng sự chú ý của mình đến các vấn đề khác.[42]

Thuật ngữ này đang gây tranh cãi: hầu hết những người tích cực phủ nhận sự đồng thuận khoa học sử dụng các thuật ngữ người hoài nghichủ nghĩa hoài nghi biến đổi khí hậu, và chỉ một vài người đã bày tỏ sự ưa thích khi được gọi là những người phủ nhận (denier),[31][43] nhưng từ "chủ nghĩa hoài nghi" (skepticism) đã bị sử dụng không chính xác, vì chủ nghĩa hoài nghi khoa học là một phần thuộc về bản chất trong phương pháp luận khoa học.[44][45][46] Thuật ngữ người đi ngược trào lưu (contrarian) thì cụ thể hơn, nhưng lại được sử dụng ít thường xuyên hơn. Trong văn học và báo chí hàn lâm, thuật ngữ phủ nhận biến đổi khí hậu và những người phủ nhận biến đổi khí hậu có cách sử dụng được xây dựng tốt với tư cách là những thuật ngữ mô tả, không có bất cứ mục đích xấu nào. Cả Trung tâm Giáo dục Khoa học Quốc gia và nhà sử học Spencer R. Weart nhận ra rằng cả hai lựa chọn đều còn phải bàn, nhưng đã quyết định sử dụng "phủ nhận biến đổi khí hậu" thay vì "chủ nghĩa hoài nghi".[47][48]

Những thuật ngữ liên quan đến chủ nghĩa phủ nhận đã bị chỉ trích vì mang đến một giọng điệu đạo đức, và có khả năng ám chỉ một mối liên quan với Phủ nhận cuộc diệt chủng Holocaust.[44][49] Đã có tuyên bố rằng mối liên quan này là cố ý, điều này đã bị các học giả tranh cãi gay gắt.[50] Từ "phủ nhận" đã được sử dụng lâu trước vụ diệt chủng, và thường được áp dụng trong các lĩnh vực khác như chủ nghĩa phủ nhận HIV/AIDS: tuyên bố này được John Timmer thuộc Ars Technica miêu tả rằng chính nó là một hình thức của sự phủ nhận.[51]

Vào tháng 12 năm 2014, một bức thư mở từ Ủy ban Yêu cầu Hoài nghi (Committee for Skeptical Inquiry) đã kêu gọi truyền thông ngưng sử dụng thuật ngữ "chủ nghĩa hoài nghi" khi nhắc tới việc phủ nhận biến đổi khí hậu. Họ chỉ ra sự khác nhau giữa sự hoài nghi khoa học–thứ là "nền tảng cho các phương pháp khoa học"–với sự phủ nhận–"một sự bác bỏ đầy suy diễn các ý tưởng mà không có sự cân nhắc một cách khách quan", và các hành vi của những người liên quan tới những cố gắng chính trị hònglàm suy yếu khoa học khí hậu. Họ nói "Không phải tất cả các cá nhân tự gọi mình là người hoài nghi biến đổi khí hậu là những người phủ nhận. Nhưng hầu như tất cả những kẻ phủ nhận đã tự coi mình là người hoài nghi một cách đầy sai lầm. Vì phạm phải lỗi sử dụng sai thuật ngữ này, các nhà báo đã ban sự tín nhiệm không xứng đáng cho những kẻ bác bỏ khoa học và việc thẩm tra khoa học."[50][52] Bức thư được nhóm ủng hộ Face the Facts sử dụng như là cơ sở cho một đơn thỉnh cầu trực tuyến tới các hãng truyền thông tin tức.[50][53] Vào tháng 6 năm 2015 Media Matters for America đã bị Public Editor của tờ New York Times nói rằng tờ báo này đang có xu hướng sử dụng ngày căng tăng cụm từ "người phủ nhận" khi "ai đó thách thức khoa học có uy tín", nhưng đánh giá điều này trên cơ sở cá nhân mà không có một đường lối cố định nào, và sẽ không sử dụng thuật ngữ khi một người nào đó "kiểu như nhạt nhẽo về chủ đề này hoặc còn lưỡng lự." Giám đốc điều hành của Society of Environmental Journalists nói rằng trong khi có những hoài nghi hợp lý về các vấn đề cụ thể, cô cảm thấy rằng những người phủ nhận là "thuật ngữ chính xác nhất khi có ai đó tuyên bố không có cái gì gọi là ấm lên toàn cầu hết, hoặc đồng ý rằng nó tồn tại, nhưng phủ nhận rằng nó có bất kỳ nguyên nhân gì chúng ta có thể hiểu, hay bất cứ tác động gì có thể đo đếm được."[54]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Joseph Fourier được coi là người đầu tiên khám phá ra hiệu ứng nhà kính vào năm 1824, bắt đầu những nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng của các khí nhà kính gia tăng trong không khí.[55][56]

Nghiên cứu về những ảnh hưởng của CO2 đối với khí hậu bắt đầu từ thế kỷ 19; Joseph Fourier phát hiện ra "hiệu ứng nhà kính" trong khí quyển năm 1824, và vào năm 1860, John Tyndall định lượng tác động của mỗi loại khí. Giải thích tiềm năng này về kỷ băng hà đã được điều tra bởi Svante Arrhenius, người đã xuất bản nghiên cứu năm 1896 cho thấy rằng một sự tăng theo cấp số nhân của khí CO2 sẽ gây ra một sự tăng sự tăng theo cấp số cộng của nhiệt độ. Ông cho rằng việc đốt than có thể gây ra hiệu ứng này,và trong một bài viết năm 1938, Guy Stewart Callendar đưa ra bằng chứng rằng điều này đã đang xảy ra rồi. Cả hai coi điều này là một khả năng tốt.[55][56]

Nghĩa vụ quân sự trong những năm 1940 và 1950 đã hỗ trợ nghiên cứu khoa học đối với môi trường. Họ cơ bản quan tâm đến những dữ liệu tác chiến và tiềm năng chiến tranh, nhưng cũng để ngỏ cho các khám phá khoa học hàn lâm. Ví dụ, Gilbert Plass làm việc trên sự truyền bức xạ qua bầu khí quyển cho hệ thống vũ khí, và "vào buổi tối" ông viết những bài cung cấp động lực mới cho thuyết hiệu ứng nhà kính. Nhà hải dương học Roger Revelle đóng một vai trò quan trọng; bài viết năm 1957 đồng tác giả với Hans Suess đã lật đổ giả thuyết rằng đại dương sẽ nhanh chóng hấp thụ khí CO2 tăng lên, và đã được mô tả là "phát đạn khai màn cho cuộc tranh luận về ấm lên toàn cầu". Revelle đã nhanh chóng thông báo cho cả dân chúng và các quan chức chính phủ về những rủi ro, tuyên truyền đề tài của mình rằng "Khi chúng ta tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch với một tốc độ chóng mặt, nền văn minh của chúng ta đang tiến hành một thí nghiệm khoa học hoành tráng."[57][58] Trong những thập kỷ tiếp theo, những mối quan tâm trong dư luận và cộng đồng khoa học về vấn đề này và các vấn đề môi trường khác đã tăng lên. Ngày càng cần nhiều nghiên cứu hơn, và chúng được thực hiện bởi những cơ quan mới bao gồm NASA và NOAA, nhưng nguồn tài trợ trở nên không thường xuyên. Báo cáo Charney năm 1979 xem xét lại tình trạng của việc nghiên cứu khí hậu, kết luận rằng sự ấm lên thực sự đã diễn ra, và "đại dương, vô lăng tuyệt vời và cần cù của hệ thống khí hậu toàn cầu, được mong đợi có thể làm chậm quá trình biến đổi khí hậu có thể quan sát được. Một đường lối hành động chờ đợi-và-xem có thể có nghĩa là chờ đợi cho đến khi quá muộn."[59]

Một phản ứng bảo thủ được dưng lên, phủ nhận các mối lo ngại về môi trường, thứ có thể dẫn tới các đạo luật của chính phủ. Với nhiệm kỳ làm tổng thống của Ronald Reagan năm 1981, ấm lên toàn cầu trở thành một vấn đề chính trị, với những kế hoạch tức thời nhằm cắt giảm chi tiêu cho các nghiên cứu môi trường, cụ thể là liên quan tới khí hậu, và ngừng tài trợ cho việc kiểm soát CO2. Reagan bổ nhiệm James B. Edwards làm Bộ trưởng Năng lượng, người này đã nói rằng không có một vấn đề ấm lên toàn cầu thực sự nào cả. Nghị sĩ Al Gore đã nghiên cứu dưới Revelle và nhận thức được khoa học đang phát triển: ông gia nhập những người khác trong việc sắp xếp các cuộc xét xử cuộc hội từ năm 1981 trở đi, với các nhân chứng là các nhà khoa học bao gồm Revelle, Stephen Schneider và Wallace Smith Broecker. Các cuộc xét xử nhận được đủ sự chú ý của công chúng để làm giảm việc cắt giảm tài trợ cho các cuộc nghiên cứu về khí quyển.[60] Một cuộc tranh luận đảng chính trị phân cực đã phát triển. Vào năm 1982 Sherwood B. Idso đã xuất bản cuốn sách Carbon Dioxide: Friend or Foe? trong đó nói rằng việc tăng CO2 sẽ không làm hành tinh ấm lên, thay vào đó sẽ làm hoa màu tươi tốt và là "thứ gì đó đáng khuyến khích thay vì bị ngăn chặn", trong khi đó phàn nàn rằng giả thuyết của mình đã bị bác bỏ bởi "lực lượng khoa học". Một báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (gọi tắt là EPA) vào năm 1983 đã nói rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu "không phải là một vấn đề trên lý thuyết mà là một mối đe dọa mà ảnh hưởng của nó sẽ có thể cảm nhận thấy trong vài năm tới", với những hậu quả "khôn lường" tiềm tàng.[61] Chính phủ của Tổng thống Reagan phản ứng lại bằng cách gọi báo cáo này là"gieo giắc nỗi sợ hãi", và cuộc tranh chấp này được đưa tin rộng rãi. Sự chú ý của dư luận quay sang những vấn đề khác, rồi phát hiện về lỗ thủng tầng ôzôn ở cực vào năm 1985 đã mang tới một sự hưởng ứng toàn cầu nhanh chóng. Với công chúng, lỗ thủng tầng ôzôn có liên quan tới biến đổi khí hậu và trách nhiệm của những hành động hiệu quả, nhưng sự quan tâm của tin tức đã dần phai đi.[62]

Sự chú ý của công chúng được làm mới lại giữa những cơn hạn hán và sức ấm của mùa hè khi James Hansen làm chứng cho một phiên xét xử của Quốc hội vào ngày 23 tháng 6 năm 1988,[63] tuyên bố một cách tự tin rằng sự ấm lên lâu dài đang xảy ra đồng thời với sự ấm lên gay gắt trong vòng 50 năm tới, và cảnh báo khả năng xảy ra bão và lũ lụt. Sự chú ý của truyền thông đã tăng lên: cộng đồng khoa học đã đạt được đồng thuận rộng rãi rằng khí hậu đang ấm lên, hoạt động của con người rất có khả năng là nguyên nhân chính, và sẽ có những hậu quả nghiêm trọng nếu xu hướng khí hậu này không bị kìm hãm lại.[64] Những sự thật này đã thúc đẩy các cuộc thảo luận về những đạo luật mới liên quan tới lĩnh vực môi trường, thứ bị phản đối bởi ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch.[65]

Từ năm 1989 trở đi những tổ chức được công nghiệp tài trợ bao gồm Liên minh Khí hậu Toàn cầu (Global Climate Coalition) và Viện George C. Marshall đã theo đuổi việc lan truyền nghi ngờ trong công chúng, trong một chiến dịch đã được phát triển từ trước bởi ngành công nghiệp thuốc lá.[66][67][68] Một nhóm nhỏ các nhà khoa học phản đối sự đồng thuận đối với vấn đề ấm lên toàn cầu trở nên dính líu tới chính trị, và với sự ủng hộ từ các lợi ích chính trị bảo thủ, bắt đầu xuất bản sách và báo thay vì trong tạp chí khoa học.[69] Spencer Weart coi thời kỳ này là thời điểm mà những hoài nghi chính đáng về những khía cạnh cơ bản của khoa học khí hậu đã không còn hợp lý nữa, và những  kẻ tuyên truyền sự mất lòng tin về những vấn đề này đã trở thành những kẻ phủ nhận.[70] Khi lập luận của họ đang ngày càng bị bác bỏ bởi cộng đồng khoa học và những dữ liệu mới, những người phủ nhận quay sang các lập luận chính trị, tạo ra các cuộc tấn công cá nhân vào danh tiếng của các nhà khoa học, và tích cực ủng hộ ý tưởng về một âm mưu ấm lên toàn cầu..[71]

Với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản năm 1989 và sự vươn ra quốc tế của các hoạt động vì môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất Rio năm 1992, sự chú ý của các viện chính sách bảo thủ Hoa Kỳ, thứ đã được tạo ra vào những năm 1970 như một biện pháp đối phó vận dụng trí óc của chủ nghĩa xã hội, đã chuyển từ "nỗi sợ đỏ" (nỗi sợ cộng sản) sang "nỗi sợ xanh lá"  (nỗi sợ các hoạt động vì môi trường), thứ mà họ coi là một mối đe dọa cho mục tiêu tài sản tư nhân, nền kinh tế thị trường thương mại tự do và chủ nghĩa tư bản toàn cầu của họ. Như là một biện pháp đối phó, họ sử dụng chủ nghĩa hoài nghi môi trường để thúc đẩy sự chối bỏ thực tại các vấn đề chẳng hạn như việc mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.[72]

Vào năm 1992, một báo cáo của EAP liên kết hút thuốc thụ động với ung thư phổi. Ngành công nghiệp thuốc lá thuê công ty quan hệ công chúng APCO Worldwide, thiết lập ra một chiến lược gồm các chiến dịch astroturfing nhằm gieo rắc sự nghi ngờ về khoa học, bằng cách liên kết mối lo âu hút thuốc với các vấn đề khác, bao gồm cả vấn đề ấm lên toàn cầu, nhằm mục đích biến các ý kiến công luận chống lại sự kêu gọi chính quyền can thiệp. Chiến dịch này miêu tả những mối quan ngại của công chúng là "nỗi sợ hãi vô căn cứ" được cho là chỉ dựa trên "khoa học rác" trái ngược với "khoa học âm thanh" của họ, và thực hiện thông qua các nhóm đằng trước, chủ yếu là sự Advancement of Sound Science Center (TASSC) và trang web Junk Science của nó, điều hành bởi Steven Milloy. Một thư báo của công ty thuốc lá đã bình luận rằng "Nghi ngờ là sản phẩm của chúng tôi vìđó là cách tốt nhất để cạnh tranh với 'số lượng các sự thật' tồn tại trong tâm trí của công chúng. Nó cũng là phương tiện để thiết lập một cuộc tranh cãi." Trong những năm 1990, các chiến dịch thuốc lá tắt ngóm, và TASSC bắt đầu nhận tài trợ từ các công ty dầu bao gồm cả Exxon. Trang web của nó bắt đầu tập trung vào tung ra "gần như tất cả các loại phủ nhận biến đổi khí hậu mà đã tìm được đường thâm nhập vào báo chí phổ biến."[73]

Vào thập niên 90, Viện Marshall bắt đầu vận động chống lại các đạo luật đang tăng lên về các vấn đề môi trường ví dụ như Mưa axít, Sự suy giảm ôzôn, hút thuốc lá thụ đồng, và sự nguy hiểm của DDT.[67][73][74] Trong mỗi trường hợp, lý luận của họ là khoa học quá không chắc chắn để bào chữa cho bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ, một chiến lược mượn từ những nỗ lực trước đây nhằm làm giảm tầm quan trọng của các tác động tới sức khỏe của thuốc lá vào thập niên 80.[66][68] Chiến dịch vận động này tiếp tục trong vòng hai thập kỷ tiếp theo.[75]

Những nỗ lực này thành công trong việc gây tác động tới nhận thức của công chúng về khoa học khí hậu.[76] Từ năm 1988 tới thập niên 90, các cuộc bàn luận công khai chuyển từ khoa học và dữ liệu của biến đổi khí hậu sang chính trị và những cuộc tranh luận xoay quanh.[77]

Chiến dịch lan truyền nghi ngờ tiếp tục vào những năm 1990, bao gồm cả một chiến dịch quảng cáo được tài trợ bởi những người ủng hộ ngành công nghiệp than, chủ trương "xác định lại vị trí của ấm lên toàn cầu: là một lý thuyết chứ không phải là thực tế,"[78][79] và một lời đề nghị năm 1998 được viết bởi những American Petroleum Institute (Viện dầu khí Hoa Kỳ) với ý định tuyển mộ các nhà khoa học để thuyết phục các nhà chính trị, truyền thông và công chúng rằng khoa học khí hậu quá là không đáng tin cậy để để đảm bảo cho các quy định về môi trường.[80] Đề nghị này bao gồm một chiến lược đa điểm trị giá 5 triệu USD nhằm "tối đa hóa tác động của các quan điểm khoa học phù hợp với quan điểm của chúng ta tại Quốc hội, truyền thông và những đối tượng quan trọng khác", với mục tiêu "tạo ra những câu hỏi về và đào sâu vào 'kiến thức khoa học thịnh hành'".[81]

Năm 1998, Gelbspan nhận thấy rằng rằng những nhà báo đồng nghiệp của ông chấp nhận rằng sự ấm lên toàn cầu đang xảy ra, nhưng lại nói rằng họ đang ở trong quá trình phủ nhận khủng hoảng khí hậu 'giai đoạn-hai'", không thể chấp nhận sự khả thi của các câu trả lời cho vấn đề.[82] Một cuốn sách tiếp theo của Milburn và Conrad về Chính trị của sự phủ nhận mô tả "các thế lực kinh tế và tâm lý" tạo ra sự phủ nhận các đồng thuận về vấn đề ấm lên toàn cầu.[83]

Những nỗ lực của các tổ chức phủ nhận biến đổi khí hậu được công nhận như là một chiến dịch có tổ chức bắt đầu từ những năm 2000.[84] Riley Dunlap và Aaron McCright đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển dịch này khi họ cho xuất bản một bài báo vào năm 2000 nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhà chính sách bảo thủ và phủ nhận biến đổi khí hậu.[85]

Điểm Sôi của Gelbspan, xuất bản năm 2004, trình bày chi tiết về các chiến dịch của nền công nghiệp nhiên liệu hóa thạch nhằm phủ nhận biến đổi khí hậu và phá hoại sự tin tưởng của công chúng vào khoa học khí hậu.[86] Trong câu chuyện bìa tháng 8 năm 2007 của Newsweek về "Sự thật Về Phủ nhận", Sharon Begley đã viết "cỗ máy phủ nhận đang chạy hết tốc lực", và nói rằng "chiến dịch được tài trợ và phối hợp tốt" này bởi các nhà khoa học đi ngược lại trào lưu, các nhà chính sách thị trường tự do, và ngành công nghiệp đã "tạo ra một làn sương mù nghi ngờ làm tê liệt xung quanh biến đổi khí hậu."[41]

Các tác phẩm tham khảo của nhà xã hội học Robert Antonio và Robert Brulle, Wayne A. White đã viết rằng phủ nhận biến đổi khí hậu đã trở thành sự ưu tiên hàng đầu trong một nghị trình rộng hơn chống lại các quy định về môi trường, thứ đang được những người theo chủ nghĩa tân tự do theo đuổi.[87] Ngày nay, chủ nghĩa hoài nghi biến đổi khí hậu được thấy nhiều nhất ở Mỹ, nơi các phương tiện truyền thông đặc tả một cách không cân đối các quan điểm của cộng đồng phủ nhận biến đổi khí hậu.[88] Thêm vào đó, phong trào của những người đi ngược lại trào lưu cũng đã được duy trì bởi sự phát triển của internet, giành được một số sự ủng hộ từ các blogger trên internet, những người dẫn chương trình các cuộc trò chuyện trên radio và những nhà bình luận báo.[89]

Tờ The New York Times và những tờ báo khác đưa tin rằng trong năm 2015 các công ty dầu biết rằng việc đốt dầu và khí có thể gây ra biến đổi khí hậu và sự ấm lên toàn cầu từ những năm 1970, dẫu vậy vẫn tài trợ những người phủ nhận trong nhiều năm.[28][29] Dana Nuccitelli đã viết trong tờ The Guardian rằng một nhóm nhỏ những người phủ nhận khí hậu đã không còn được tiếp nhận nghiêm túc tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu Liên Hợp Quốc năm 2015 trong một thỏa thuận rằng "chúng ta cần ngưng trì hoãn và bắt đầu trở nên nghiêm túc với việc ngăn chặn một cuộc khủng hoảng khí hậu."[90] Tuy nhiên tờ New York Times nói bất kỳ sự thực thi nào cũng đều phải là tự nguyện và sẽ phụ thuộc vào bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới tương lai nào—và ứng cử viên nào của đảng Cộng hòa năm 2016 cũng đều đặt câu hỏi hoặc phủ nhận sự khoa học của biến đổi khí hậu.[91]

Mạng lưới phủ nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Một báo cáo của Lầu Năm góc đã chỉ ra rằng những người phủ nhận khí hậu đe dọa như thế nào đến an ninh quốc gia.[92][cần giải thích]

Một nghiên cứu từ năm 2015 xác định 4,556 cá nhân với mạng lưới chồng lên nhau liên kết với 164 tổ chức chịu trách nhiệm cho hầu hết các nỗ lực làm giảm tầm quan trọng của mối nguy biến đổi khí hậu tại nước Mỹ.[93][94]

Tranh cãi và quan điểm về sự ấm lên toàn cầu[sửa | sửa mã nguồn]

Tồn tại một tranh cãi là sự ấm lên toàn cầu gần đây đã dừng lại. Tuy nhiên, sự bất thường của nhiệt độ trong một tập dữ liệu đã cập nhật của NOAA không cho thấy một bằng chứng nào của một sự gián đoạn gần đây.[95]

Một số nhóm phủ nhận biến đổi khí hậu viện ra rằng CO2 chỉ là một loại khí chiếm tỷ lệ ít trong không khí, và có ảnh hưởng nhỏ lên khí hậu.[96] Sự đồng thuận khoa học, như đã được tóm tắt bởi báo cáo đánh giá thứ tư của IPCC, Bản khảo sát Địa chất Mỹ, và những báo cáo khác, nói rằng hoạt động của con người là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến biến đổi khí hậu. Việc đốt nhiên liệu hóa thạch chiếm khoảng 30 tỉ tấn CO2 mỗi năm, nhiều gấp 130 lần số lượng CO2 mà núi lửa sản xuất ra.[97] Một số nhóm khẳng định rằng hơi nước là một khí nhà kính quan trọng hơn, và đã bị bỏ qua trong nhiều mô hình khí hậu.[96] Tuy nhiên, hơi nước đã được đưa vào các mô hình này từ lúc ban đầu khi ngành khí hậu học ra đời trong thế kỷ 19, và đồng thời với việc nó cũng là một khí nhà kính, CO2 vẫn là nguyên nhân chính của việc gia tăng nhiệt độ.[98]

Các nhóm phủ nhận khí hậu cũng có thể tranh cãi rằng sự ấm lên toàn cầu đã ngưng lại gần đây, một sự gián đoạn quá trình ấm lên toàn cầu, hoặc rằng nhiệt độ toàn cầu thực ra đang giảm, dẫn tới hiện tượng mát dần toàn cầu.[99]

Những nhóm này thường chuyển hướng tới sự biến đổi tự nhiên, như là vết đen và tia vũ trụ, để giải thích xu hướng ấm lên toàn cầu.[100] Theo các nhóm này, có những sự biến đổi tự nhiên, thứ sẽ yếu đi theo thời gian, và ảnh hưởng của con người tác động rất ít lên nó. Những yếu tố này vốn đã được tính đến khi phát triển mô hình khí hậu, và sự đồng thuận khoa học là chúng không thể giải thích được xu hướng ấm lên gần đây.[101]

Lý thuyết âm mưu ấm lên toàn cầu đã được thừa nhận, nó cho rằng đồng thuận khoa học viển vông, hoặc rằng các nhà khí hậu học đang hành động dựa trên lợi ích tài chính của riêng họ bằng cách tạo ra những mối lo sợ thái quá về một khí hậu đang biến đổi.[102][103] Bất kể những email bị rò rỉ trong sự kiện climategate, cũng như những nghiên cứu độc lập, đa quốc gia về vấn đề này, không có bằng chứng nào về một âm mưu như thế đã được đưa ra, và sự đồng thuận mạnh mẽ về mức độ và nguyên nhân của biến đổi khí hậu tồn tại trong các nhà khoa học với vô số các gia cảnh chính trị, xã hội, và đến từ nhiều tổ chức và quốc gia khác nhau.[104][105] Nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận rằng khoảng 97% các nhà khoa học khí hậu đồng ý với sự đồng thuận này.[106] Đồng thời, hầu hết dữ liệu được sử dụng trong khoa học khí hậu có thể được tiếp cận công khai để những nhà nghiên cứu cạnh tranh cũng như công chúng có thể xem và hiểu.[107]

Vào năm 2012, nghiên cứu của Stephan Lewandowsky (sau đó của Đại học Tây Australia) kết luận rằng niềm tin vào các lý thuyết âm mưu khác, như là rằng FBI đã chịu trách nhiệm cho vụ ám sát Martin Luther King, Jr., đã được cho là có liên quan với việc có khả năng chấp nhận phủ nhận khí hậu hơn.[108]

Tài liệu về phủ nhận biến đổi khí hậu thường xuất hiện gợi ý rằng chúng ta nên đợi cho công nghệ trở nên tốt hơn trước khi nói tới biến đổi khí hậu, khi chúng có giá phải chăng hơn và hiệu quả hơn.[109]

Phân loại phủ nhận biến đổi khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 2004 Stefan Rahmstorf đã miêu tả cách làm thế nào mà các phương tiện truyền thông đưa ra ấn tượng sai lệch rằng biến đổi khí hậu vẫn còn là vấn đề đang tranh cãi trong cộng đồng khoa học, gán ấn tượng này cho nỗ lực PR của những người hoài nghi biến đổi khí hậu. Ông đã xác định những quan điểm khác nhau bị tranh cãi bởi những người hoài nghi khí hậu, thứ ông đã sử dụng như là một sự phân loại của chủ nghĩa hoài nghi biến đổi khí hậu:[110]

  1. Những người hoài nghi xu hướng (Trend sceptics - là những người phủ nhận sự tồn tại của hiện tương ấm lên toàn cậu), [và] tranh cãi rằng không có một sự ấm lên của khí hậu nào đáng kể đang diễn ra cả, khẳng định rằng xu hướng ấm lên được đo bởi các trạm khí hậu là một hiện tượng giả do sự đô thị hóa xung quanh các trạm đó ("hiệu ứng đảo nhiệt đô thị").
  2. Những người hoài nghi thuộc tính (Attribution sceptics - là những người chấp nhận xu hướng ấm lên toàn cầu nhưng cho rằng điều này được gây ra bởi các nguyên nhân tự nhiên), [và] nghi ngờ rằng hoạt động của con người chịu trách nhiệm cho xu hướng đã quan sát được. Một vài người trong số họ thậm chí còn phủ nhận rằng việc tăng lượng CO2 trong không khí là do con người [trong khí đó số khác lại tranh cãi rằng] lượng CO2 tăng thêm không dẫn tới sự ấm lên có thể thấy rõ được [và] rằng hẳn là có những nguyên nhân—tự nhiên—khác cho việc ấm lên.
  3. Những người hoài nghi hậu quả (Impact sceptics - những người nghĩ rằng ấm lên toàn cầu là vô hại hay thậm chí là có lợi).

Phân loại này đã được sử dụng trong khoa học xã hội cho việc phân tích những tài liệu xuất bản, và để phân loại chủ nghĩa hoài nghi biến đổi khí hậu và phủ nhận biến đổi khí hậu.[111][112]}}

Trung tâm Quốc gia vè Giáo dục Khoa học mô tả phủ nhận biến đổi khí hậu như là những quan điểm bất đồng tranh cãi trong sự đồng thuận khoa học, một loạt các lập luận liên tiếp từ việc phủ nhận sự xảy ra của biến đổi khí hậu, chấp nhận điều đó nhưng phủ nhận bất cứ sự đóng góp đáng kể nào của con người, chấp nhận hai điều trên nhưng phủ nhận những phát hiện khoa học về việc điều này sẽ ảnh hưởng ra sao tới tự nhiên và xã hội loài người, hoặc chấp nhận tất cả những điều trên nhưng phủ nhận rằng con người có thể làm dịu bớt hoặc giảm nhẹ các vấn đề.[2] James L. Powell cung cấp một danh sách mở rộng hơn,[4] giống như nhà khí tượng học Michael E. Mann trong "sáu giai đoạn của sự phủ nhận", một cái thang trong đó những người phủ nhận có sự chấp nhận các quan điểm được thừa nhận qua thời gian, trong khi rút lui tới một vị trí mà ở đó họ vẫn bác bỏ những sự đồng thuận theo xu hướng:[113]

  1. CO2 đang không thực sự tăng lên.
  2. Kể cả thế, việc tăng không có ảnh hưởng gì tới khí hậu vì không có một bằng chứng đáng tin cậy nào của việc ấm lên.
  3. Kể cả có ấm lên, thì là do các nguyên nhân tự nhiên.
  4. Kể cả nếu việc ấm lên không thể giải thích bằng các nguyên nhân tự nhiên, tác động của con người là nhỏ, và tác động của việc phát thải khí nhà kính liên tục là không đáng kể.
  5. Kể cả nếu những tác động của con người ở hiện tại và trong một tương lai có thể dự đoán được lên khí hậu Trái đất là đáng kể, sự thay đổi nhìn chúng là tốt cho chúng ta.
  6. Kể cả nếu sự thay đổi không tốt cho chúng ta, con người rất giỏi thích nghi với những sự thay đổi; hơn nữa, đã quá muộn để làm điều gì đó về việc này, và/hoặc một cách sửa chữa về mặt kỹ thuật chắc chắn sẽ xuất hiện khi chúng ta thực sự cần nó.[113]

Những nhà bình luận và tạp chí, bao gồm George Monbiot[114][115][116] và Ellen Goodman,[115] trong số nhiều người khác,[117][118] đã mô tả phủ nhận biến đổi khí hậu là một hình thức của chủ nghĩa phủ nhận.[119]

Chủ nghĩa phủ nhận trong văn cảnh này đã được Chris và Mark Hoofnagle định nghĩa là việc sử dụng các thiết bị hùng biện "để tạo ra cuộc tranh luận chính đáng trong khi thực ra chúng không tồn tại, một cách tiếp cận có mục tiêu cuối cùng là phủ nhận lời tuyên bố rằng có tồn tại một sự đồng thuận khoa học." Quá trình này sử dụng một cách đặc trưng một hoặc nhiều các chiến thuật sau đây:[18][120][121]

  1. Những luận điệu rằng sự đồng thuận khoa học bao gồm cả việc âm mưu làm giả dữ liệu hoặc ngăn chặn sự thật: một lý thuyết âm mưu ấm lên toàn cầu.
  2. Các chuyên gia giả, hay các cá nhân với quan điểm mâu thuẫn với kiến thức được chứng minh, đồng thời phỉ báng hoặc cho rằng những chuyên gia chủ đề đã được xuất bản là không quan trọng. Giống những nghi ngờ được tạo ra về hút thuốc và sức khỏe, một vài nhà khoa học đi ngược lại trào lưu phản đối sự đồng thuận khí hậu, một vài trong số họ là cùng một cá nhân.
  3. Chọn lọc, ví dụ như những tài liệu không điển hình hoặc thậm chí trở nên lỗi thời mắc lỗi hái anh đào, giống như cách mà vụ tranh luận về vắc-xin MMR chỉ được dựa trên một tài liệu: ví dụ những ý tưởng thiếu tin tưởng về thời kỳ ấm Trung cổ.[121]
  4. Yêu cầu những nghiên cứu không thể thực hiện được, tuyên bố rằng bất kỳ sự không chắc chắn nào cũng sẽ khiến lĩnh vực này không có căn cứ hoặc phóng đại sự không chắc chắn trong khi phủ nhận xác suất và các mô hình toán học.
  5. Ngụy biện logic.

Giả khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều tổ chức khác nhau, bao gồm cả các Trung tâm Quốc gia về Giáo dục Khoa học, đã mô tả phủ nhận biến đổi khí hậu là một hình thức của giả khoa học.[122][123][124] Chủ nghĩa hoài nghi biến khí hậu, trong khi trong một số trường hợp tự nhận sẽ tiến hành nghiên cứu về biến đổi khí hậu, đã thay vào đó tập trung vào gây ảnh hưởng lên quan điểm của công chúng, nhà làm luật và các phương tiện truyền thông, thay vì khoa học chính thống.[125]

Trong một nhận xét về cuốn sách The Pseudoscience Wars: Immanuel Velikovsky and the Birth of the Modern Fringe (tạm dịch: Chiến tranh Giả khoa học: Immanuel Velikovsky và Sự ra đời của đường viền hiện đạicủa Michael D. Gordin, David Morrison đã viết:

Trong chương cuối của mình, Gordin chuyển sang một giai đoạn mới của giả khoa học, được thực hành bởi chính những nhà khoa học đểu giả. Chủ nghĩa phủ nhận biến đổi khí hậu là một ví dụ hoàn hảo, nơi một nhóm các nhà khoa học, liên minh với cỗ máy PR hiệu quả, đang công khai thách thức đồng thuận khoa học rằng biến đổi khí hậu là có thật và chủ yếu do việc con người tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Các nhà khoa học đã chứng kiến trong ngỡ ngàng khi các bằng chứng ngày càng trở nên chắc chắn bao nhiêu thì những kẻ phủ nhận lại càng thành công bấy nhiêu trong dư luận và trong đấu trường chính trị. … Ngày nay giả khoa học vẫn đồng hành cùng chúng ta, và vẫn là một thách thức đầy nguy hiểm với khoa học như nó đã từng trong quá khứ.[126]

Công luận[sửa | sửa mã nguồn]

Công luận về khí hậu thay đổi bị ảnh hưởng đáng kể bởi độ bao phủ của phương tiện truyền thông về sự thay đổi khí hậu, và sự tác động của các chiến dịch phủ nhận biến đổi khí hậu. Những chiến dịch nhằm phá hoại sự tin tưởng của công chúng trong khoa học khí hậu đã làm giảm lòng tin của công chúng vào biến đổi khí hậu, điều đó ngược lại đã tác động tới những nỗ lực làm luật nhằm hạn chế việc phát thải CO2.[127]

Các phương tiện truyền thông phổ biến ở Mỹ chú ý nhiều đến sự chủ nghĩa hoài nghi biến đổi khí hậu hơn là cộng đồng khoa học nói chung, và mức độ đồng thuận bên trong cộng đồng khoa học vẫn chưa được truyền đạt chính xác.[128][129][130] Trong một số trường hợp, thị trường tin tức đã cho phép những người hoài nghi biến đổi khí hậu giải thích về khoa học của biến đổi khí hậu thay vì các nhà chuyên gia trong lĩnh vực khí hậu học.[131] Độ bao phủ của truyền thông Mỹ và Anh khác với ở các quốc gia khác, nơi việc đưa tin nhất quán với các tài liệu khoa học hơn.[132][133] Một vài nhà báo quy sự khác biệt cho cách phủ nhận biến đổi khí hậu được lan truyền, chủ yếu là ở Mỹ, bởi việc những tổ chức chuyên về kinh doanh sử dụng các chiến thuật đã từng được sử dụng trước đây bởi hành lang thuốc lá Mỹ.[66][134][135] Tại Pháp, Mỹ và Anh, quan điểm của những người hoài nghi biến đổi khí hậu xuất hiện thường xuyên trên các hãng tin tức bảo thủ hơn là những tin tức khác, và trong nhiều trường hợp, những ý kiến đó bị bỏ không tranh cãi.[136]

Các nỗ lực của Al Gore và các chiến dịch môi trường khác đã tập trung vào những ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu và đã tìm được cách để nâng cao nhận thức và sự quan tâm, nhưng bất chấp những nỗ lực, số người Mỹ tin rằng con người là nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu đang giữ ổn định ở mức 61% trong năm 2007, và những người tin rằng các phương tiện truyền thông phổ biến đang nói nhẹ các vấn đề này đi rơi vào khoảng 35%.[137] Một cuộc thăm dò từ năm 2015 cho thấy rằng, trong khi người Mỹ đang ngày càng nhận thức hơn được sự nguy hiểm và những hệ quả mà biến đổi khí hậu sẽ mang lại cho thế hệ tương lai, phần lớn lại không lo lắng về nó.[138]

Một nghiên cứu đã đánh giá nhận thức của công chúng và các hành động về biến đổi khí hậu, trên nền tảng các hệ thống đức tin, và đã xác định được bảy rào cản tâm lý ảnh hưởng đến các hành vi mà nếu không sẽ tạo điều kiện cho sự giảm nhẹ, sự thích nghi, và trách nhiệm quản lý môi trường. Các tác giả tìm thấy các hàng rào sau: nhận thức, thế giới quan tư tưởng, so sánh với những người quan trọng, chi phí và động lực, sự mất lòng tin đối với các chuyên gia và chính quyền, rủi ro có thể cảm nhận được khi thay đổi, và thay đổi hành vi không đủ.[139]

Vận động hành lang[sửa | sửa mã nguồn]

Nỗ lực để vận động chống lại quy định về môi trường đã bao gồm chiến dịch để tạo ra nghi ngờ về khoa học đằng sau sự biến đổi khí hậu, và để che giấu sự đồng thuận và các dữ liệu khoa học.[140] Những nỗ lực này đã làm suy yếu lòng tin của công chúng đối với khoa học khí hậu, và ảnh hưởng tới vận động hành lang về biến đổi khí hậu.[15][127]

Tổ chức vận động chính trị FreedomWorks và Americans for Prosperity, được tài trợ bởi anh em David và Charles Koch của Koch Industries, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Phong trào tiệc trà và khuyến khích phong trào này tập trung vào biến đổi khí hậu.[141] Những tổ chức bảo thủ khác như Heritage Foundation, Marshall Institute, Cato Institute và American Enterprise Institute là những người tham gia đáng kể vào các nỗ lực vận động hành lang này nhằm tìm cách ngăn chặn hay loại bỏ các quy định về môi trường.[142]

Phương pháp tiếp cận nhằm làm giảm tầm quan trọng của biến đổi khí hậu đã được bắt chước từ các nhà vận động hành lang thuốc lá; bỏ qua các bằng chứng kết nối thuốc lá với bệnh ung thư phổi, để ngăn chặn hoặc làm chậm trễ việc đưa ra các đạo luật. Các nhà vận động hành lang đã cố gắng để làm mất uy tín các nghiên cứu khoa học bằng cách tạo ra nghi ngờ và cách thao túng các cuộc tranh luận. Họ tìm cách làm mất uy tín các nhà khoa học có liên quan, gây ra tranh cãi đối với những phát hiện của họ, và để tạo ra và duy trì một cuộc tranh cãi rõ ràng bằng cách tích cực ủng hộ các tuyên bố mâu thuẫn với các nghiên cứu khoa học. ""Nghi ngờ là sản phẩm của chúng tôi," một memo công nghiệp năm 1969 giờ đã mang tiếng xấu khoe khoang. Nghi ngờ sẽ che chắn các ngành công nghiệp thuốc lá khỏi việc kiện tụng và các đạo luật trong vòng thập kỷ tới."[143] Vào năm 2006, George Monbiot đã viết tại tờ The Guardian về sự tương đồng giữa các phương pháp của các nhóm được tài trợ bởi Exxon, và các phương pháp của gã khổng lồ trong ngành công nghiệp thuốc lá Philip Morris, bao gồm cả các cuộc tấn công trực tiếp vào khoa học được bình duyệt, và những cố gắng để các cuộc tranh luận trong công chúng và những nghi ngờ.[114]

Cựu chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ Frederick Seitz, người mà dựa theo một bài báo viết bởi Mark Hertsgaard tại tờ Vanity Fair, kiếm được khoảng 585.000 USD vào thập niên 70 và 80 thế kỷ trước trong vai trò cố vấn cho Công ty Thuốc lá R.J. Reynolds,[144] đã tới các nhóm chủ trì như Science and Environmental Policy Project và George C. Marshall Institute bị nghi là đã cố gắng để làm "giảm nhẹ" tầm quan trọng của ấm lên toàn cầu. Seitz tuyên bố trong thập niên 80 rằng "Ấm lên toàn cầu là một vấn đề chính trị hơn là một vấn đề về khí hậu." Seitz là tác giả của Oregon Petition, một tài liệu được xuất bản đồng thời bởi Marshall Institute và Oregon Institute of Science and Medicine nhằm phản đối Nghị định thư Kyoto. Đơn thỉnh cầu nói trên và "Đánh giá Nghiên cứu Bằng chứng Ấm lên Toàn cầu" đi kèm tuyên bố rằng:

Giới hạn về khí nhà kính được đề xuất sẽ làm tổn hại đến môi trường, ngăn cản sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, và gây thiệt hại tới sức khỏe và phúc lợi của nhân loại. Không có bằng chứng khoa học thuyết phục nào chứng minh rằng việc con người phát thải khí carbon dioxide, methane hoặc khí nhà kính khác đang gây ra hoặc sẽ, trong một tương lai có thể thấy trước, gây ra sự ấm lên thảm khốc của khí quyển Trái đất và sự rối loạn của khí hậu Trái đất. ... Chúng ta đang sống trong một môi trường cây cối và động vật ngày càng tươi tốt, đó là kết quả của sự tăng khí carbon dioxide. Con em chúng ta sẽ được thụ hưởng một Trái đất với nhiều cây cối và động vật sống hơn nhiều so với những gì mà giờ chúng ta được ban tặng. Đây là một món quà tuyệt vời và bất ngờ từ cuộc Cách mạng Công nghiệp.[114]

George Monbiot đã viết ở tờ The Guardian rằng thỉnh cầu này, thứ ông chỉ trích là kiến nghị này, mà ông chỉ trích là làm mê muội và bị trói chặt với tài trợ công nghiệp, "đã được trích dẫn bởi hầu hết tất cả các nhà báo tuyên bố rằng biến đổi khí hậu là một chuyện hoang đường." Nỗ lực của các tổ chức phủ nhận biến đổi khí hậu đóng một vai trò quan trọng trong việc Mỹ rút khỏi Nghị định thư Kyoto.[145]

Monbiot đã viết về một tổ chức khác được thành lập bởi vận động hành lang thuốc lá, The Advancement of Sound Science Coalition (TASSC), tổ chức này hiện tại vận động chống lại các biện pháp để chiến đối với sự ấm lên toàn cầu. Một lần nữa trong sự cố gắng để tạo ra vẻ ngoài của một cuộc vận động của dân thường chống lại "nỗi sợ vô căn cứ" và "quá tải đạo luật," Monbiot nói rằng TASSC "đã gây nhiều thiệt hại cho các chiến dịch ngăn chặn [biến đổi khí hậu] hơn bất kỳ tổ chức nào khác."[114]

Nhà xã hội học môi trường Đại học Drexel Robert Brulle phân tích các tài trợ của 91 tổ chức phản đối giới hạn phát thải khí carbon, mà ông gọi là "phản phong trào biến đổi khí hậu." Từ năm 2003 đến 2013, các quỹ khuyến khích tài trợ Donors Trust và Donors Capital Fund khi kết hợp lại trở thành những nhà tài trợ lớn nhất, chịu trách nhiệm cho khoảng 1 phần 4 tổng số vốn tài trợ, và American Enterprise Institute là người nhận lớn nhất, 16% trong tổng số tài trợ. Nghiên cứu cũng thấy rằng số tiền quyên góp cho các tổ chức này thông qua các tổ chức mà không thể truy nguyên nguồn tài trợ đã tăng lên.[146][147][148][149][150]

Lĩnh vực tư[sửa | sửa mã nguồn]

Một số công ty lớn trong ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch cung cấp một nguồn tài trợ quan trọng cho các nỗ lực đánh lạc hướng công chúng về sự đáng tin cậy của khoa học khí hậu.[151] ExxonMobil và Koch family foundations đã được xác định là những nhà tài trợ có ảnh hưởng đặc biệt tới chủ nghĩa phản đối biến đổi khí hậu.[152]

Sau khi IPCC công bố bản báo cáo vào tháng 2 năm 2007 của mình, American Enterprise Institute đề nghị tặng các nhà khoa học Anh, Mỹ và các quốc gia khác 10.000$, cộng thêm chi phí đi lại để xuất bản các bài báo đánh giá quan trọng. Viện nói trên đã nhận được hơn 1.6 triệu đô la Mỹ từ Exxon, và phó chủ tịch của nó là cựu lãnh đạo của Exxon Lee Raymond. Raymond đã gửi những bức thư trong đó khẳng định báo cáo của IPCC không được "hỗ trợ bởi các công tác phân tích." Hơn 20 nhân viên AEI làm việc với tư cách là cố vấn cho chính phủ của George W. Bush.[153] Bất chấp lòng tin ban đầu rằng việc phủ nhận biến đổi khí hậu rồi sẽ dịu đi theo thời gian, Thượng nghị sĩ Barbara Boxer nói rằng khi bà biết được đề nghị của AEI, bà "đã nhận ra rằng có một phong trào ở đằng sau việc này và nó sẽ không bỏ cuộc."[154]

Hội Hoàng gia Luân Đôn tiến hành một cuộc điều tra, thứ đã phát hiện ra rằng ExxonMobil đã trao 2,9 triệu USD cho các tổ chức tại Mỹ đã "cung cấp thông tin sai cho công chúng về biến đổi khí hậu", 39 trong số đó "đã xuyên tạc khoa học biến đổi khí hậu bằng việc phủ nhận thẳng thừng các bằng chứng".[155][156] Vào năm 2006, Hội hoàng gia đã đưa ra yêu cầu ExxonMobil rút tiền tài trợ cho phủ nhận biến đổi khí hậu. Lá thư đã bị chỉ trích, đặc biệt là từ Timothy Ball người tranh luận rằng xã hội đã cố gắng để "chính trị hóa việc tài trợ khoa học và cắt xén cuộc tranh luận khoa học."[157]

ExxonMobil phủ nhận việc công tin này đã cố làm lạc lối công chúng về ấm lên toàn cầu. Phát ngôn viên Gantt Walton nói rằng việc tài trợ các nghiên cứu của ExxonMobil không có nghĩa rằng hoạt động của công ty này ảnh hưởng tới nghiên cứu đó, và rằng ExxonMobil ủng hộ việc hành đông nhằm kiềm chế việc phát thải khí nhà kính.[158] Các nghiên cứu được thực hiện tại một archival collection của Exxon tại Đại học Texas và các cuộc phỏng vấn những cựu nhân viên của các nhà báo đã chỉ ra rằng các ý kiến khoa học bên trong công ty và những gì công ty tỏ ra với công chúng về biến đổi khí hậu là mâu thuẫn.[159]

Từ năm 1989 đến 2002, Liên minh Biến đổi Khí hậu, một tổ chức gồm chủ yếu các doanh nhân người Mỹ, sử dụng vận động hành lang liên tục và những chiến lược PR để phản đối các hành động giảm phát thải khí nhà kính và chiến đấu chống lại Nghị định thư Kyoto. Liên minh này được tài trợ bởi các tập đoàn và các tổ chức thương mại lớn từ ngành công nghiệp dầu, than và tự đông. Tờ New York Times đưa tin rằng "kể cả khi liên minh này tìm cách làm lung lay ý kiến [hướng tới sự hoài nghi], các chuyên gia khoa học và kỹ thuật của chính nó đang khuyên rằng khoa học ủng hộ vai trò của khí nhà kính trong ấm lên toàn cầu không thể bị bác bỏ được."[160] Vào năm 2000, Công ty Mô-tô Ford là các công ty đầu tiên rời khỏi liên minh như là một kết quả của áp lực từ các nhà hoạt động vì môi trường,[161] theo sau bởi Daimler-Chrysler, Texaco, Southern Company và General Motors sau đó đã rời khỏi liên minh.[162] Tổ chức này đóng cửa vào năm 2002.

Vào đầu năm 2015, một vài bản tin truyền thông nổi lên nói rằng Willie Soon, một nhà khoa học nổi tiếng trong cộng đồng những người phủ nhận biến đổi khí hậu, đã thất bại trong việc vạch trần những xung đột về lợi ích trong ít nhất 11 bài báo khoa học được xuất bản kể từ năm 2008.[163] Chúng đưa tin rằng ông đã nhận được tổng cộng 1,25 triệu USD từ ExxonMobil, Southern Company, the American Petroleum Institute và một tổ chức được điều hành bởi anh em nhà Koch.[164] Charles R. Alcock, giám đốc của Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard–Smithsonian, nơi ông Soon làm việc, nói rằng việc cho phép các nhà tài trợ cho công trình của ông Soon để ngăn cấm việc vạch trần các nguồn tài trợ là một sai lầm, điều này sẽ không được cho phép trong những hợp đồng trợ cấp tương lai.[165]

Lĩnh vực công[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1994, theo một bản tin bị rò rỉ, chiến lược gia của Đảng Cộng hòa Frank Luntz đã khuyên các thành viên của Đảng Cộng hòa, về vấn đề biến đổi khí hậu, rằng "bạn cần phải tiếp tục biến sự thiếu chắc chắn của khoa học thành một vấn đề chính" và "hãy thách thức khoa học" bằng cách "tuyển dụng các chuyên gia những người có cảm tình với quan điểm của bạn."[154] Vào năm 2006, Luntz nói rằng ông vẫn tin tưởng rằng "vào [hồi] năm '97, '98, khoa học vẫn chưa chắc chắn", nhưng bây giờ ông đồng ý với sự đồng thuận khoa học.[166]

Trong năm 2005, tờ New York Times đưa tin rằng Philip Cooney, nhà cựu vận động hành lang về nhiên liệu hóa thạch và "lãnh đạo đội khí hậu" tại Viện Dầu khí Mỹ và tham mưu trưởng của Hội đồng về Chất lương Môi trường của Tổng thống Bush, đã "nhiều lần sửa đổi những báo cáo về khí hậu của chính phủ theo hướng làm giảm tầm quan trọng của mối liên hệ giữa việc phát thải và hiện tượng ấm lên toàn cầu, theo như những tài liệu nội bộ."[167] Sharon Begley đưa tin trên tờ Newsweek rằng Cooney "đã chỉnh sửa một báo cáo năm 2002 về khoa học khí hậu bằng cách reo rắc vào nó những cụm từ như là "thiếu hiểu biết" và "không chắc chắn một cách đáng kể". Cooney theo như đưa tin đã loại bỏ hẳn một mục về khí hậu trong một báo cáo, về việc đó một nhà vận động hành lang khác đã gửi fax cho ông rằng "Ông làm tốt lắm."[154] Cooney tuyên bố từ chức hai ngày sau khi câu chuyện ông ta giả mạo và sửa chữa các báo cáo khoa học bị vỡ lở,[168] nhưng một vài ngày sau, có thông báo rằng Cooney sẽ có một vị trí tại ExxonMobil.[169]

Trong năm 2015, nhà hoạt động vì môi trường Bill McKibben đã buộc tội Tổng thống Obama là "Nhà phủ nhận Biến đổi Khí hậu Thảm họa", vì ông đã chấp nhận cho phép khoan dầu ngoài khơi Alaska. Theo McKibben, ngài Tổng thống cũng đã "mở một con đường cỏ đã phạt rộng lớn của Lưu vực sông Powder để khai thác than mới." McKibben gọi  việc này là "phủ nhận khí hậu thuộc loại nguyên trạng", trong đó Tổng thống phủ nhận "ý nghĩa của khoa học, tức là chúng ta phải giữ carbon lại dưới lòng đất." [170]

Trường học[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các tài liệu bị rò rỉ trong tháng 2 năm 2012, Viện Heartland đang phát triển một chương trình học để sử dụng trong trường học, chương trình này trình bày biến đổi khí hậu là một cuộc tranh luận khoa học.[171][172][173]

Tác động[sửa | sửa mã nguồn]

Sự không chắc chắn được tạo ra đối với biến đổi khí hậu, chiến lược cơ bản của những nhà phủ nhận biến đổi khí hậu, đã tỏ ra rất hiệu quả, chủ yếu ở Mỹ. Nó đã góp phần vào mức độ quan tâm thấp của công chúng và vào sự không hành động của các chính phủ trên toàn cầu.[16][174] Một cuộc thăm dò Angus Reid vào năm 2010 cho thấy rằng chủ nghĩa hoài nghi quá trình ấm lên toàn cầu ở Hoa Kỳ, Canada và Anh đã tăng.[175][176] Có thể có nhiều nguyên nhân cho xu hướng này, bao gồm việc tập trung vào kinh tế hơn là các vấn đề môi trường, và một nhận thức tiêu cực của Liên Hợp Quốc và vai trò của tổ chức này trong việc thảo luận về biến đổi khí hậu.[177]

Một nguyên nhân khác có thể là sự mệt mỏi khi tiếp xúc quá nhiều với chủ đề này: một cuộc thăm dò thứ hai chỉ ra rằng công chúng có lẽ đã bị làm chán nản bởi sự cực đoan khi bàn luận về vấn đề này,[175] trong khi những cuộc thăm dò khác cho thấy 54% cử tri Mỹ tin rằng "các phương tiện truyền thông làm cho hiện tượng ấm lên toàn cầu trở nên tồi tệ hơn thực tế."[178] Một cuộc thăm dò năm 2009 về việc liệu "một số các nhà khoa học đã làm sai lệch dữ liệu nghiên cứu để hỗ trợ lý thuyết và niềm tin của họ về sự ấm lên toàn cầu" hay không đã cho thấy rằng 59% người Mỹ tin rằng nó "ít nhất là phần nào đó có khả năng", với 35% tin nó "rất có khả năng".[177]

Theo Tim Wirth, "Họ bắt chước những gì họ đã làm theo ngành công nghiệp thuốc lá. […] Cả hai đều tính toán, gieo xuống đủ sự nghi ngờ, gọi khoa học là không chắc chắn và đang tranh cãi. Điều đó có tác động to lớn tới cả công chúng lẫn Nghị viện."[66] Cách tiếp cận này đã được lan truyền bởi truyền thông Mỹ, đưa ra một sự cân bằng sai lầm giữa khoa học khí hậu và những người hoài nghi khí hậu.[179] Tờ Newsweek đưa tin rằng hầu hết châu Âu và Nhật Bản chấp nhận sự đồng thuận của khoa học biến đổi khí hậu, nhưng chỉ một phần ba người Mỹ cho rằng hoạt động của con người đóng một vai trò chủ yếu trong biến đổi khí hậu vào năm 2006, 64% tin rằng các nhà khoa học bất đồng về vấn đề đó "nhiều".[180] Một cuộc thăm dò trên tờ Newsweek vào năm 2007 phát hiện ra rằng những con số này đang giảm, mặc dù đa số người Mỹ vẫn tin rằng các nhà khoa học không chắc chắn về biến đổi khí hậu và nguyên nhân của nó.[181] Rush Holt viết một đoạn cho tờ Science, đồng thời cũng xuất hiện trên tờ Newsweek:

…trong hơn hai thập kỷ qua các nhà khoa học đã đưa ra những cảnh báo rằng việc phát thải khí nhà kính, chủ yếu là carbon dioxide (CO2), hầu như chắc chắn sẽ làm thay đổi khí hậu của Trái đất theo những cách mà sẽ tốn kém mà thậm chí là chí tử. Công chúng Mỹ mở ví và mua những chiếc ô tô lớn hơn. Các phát biểu của American Association for the Advancement of Science, American Geophysical Union, American Meteorological Society, Intergovernmental Panel on Climate Change, và những tổ chức khác đã nhấn mạnh những cảnh báo này và kêu gọi những chính sách của chính phủ mới để đương đầu với thống kê gây nhiễu, những cái nhún vai, những lời nói rằng có quá nhiều nghi ngờ trong cộng đồng các nhà khoa học, và không làm gì cả.[182]

Những sự cố gắng chủ tâm của Western Fuels Association "nhằm làm dư luận mơ hồ" đã thành công với mục tiêu của mình. Điều này đã được "làm trầm trọng thêm bởi sự đối xử của truyền thông đối với vấn đề khí hậu". Theo một cuộc thăm dò Pew vào năm 2012, 57% dư luận Mỹ không biết, hoặc phủ nhận thẳng thừng, đồng thuận khoa học về biến đổi khí hậu.[183] Một vài tổ chức khuyến khích phủ nhận biến đổi khí hậu đã khẳng định rằng các nhà khoa học đang ngày càng phủ nhận biến đổi khí hậu, nhưng quan điểm này hoàn toàn mâu thuẫn bởi nghiên cứu đã chỉ ra rằng 97% các tài liệu đã xuất bản tán thành với sự đồng thuận khoa học, và rằng phần trăm này đang tăng lên theo thời gian.[183]

Năm 2016, Aaron McCright tranh cãi rằng chống chủ nghĩa vì môi trường—và cụ thể là phủ nhận biến đổi khí hậu—đã mở rộng tại nước Mỹ tới mức giờ nó đã trở thành "giáo lý trung tâm của các cá nhân trong giới bảo thủthành viên Đảng Cộng hòa."[184]

Mặt khác, các công ty dầu khí toàn cầu đã bắt đầu thừa nhận rằng biến đổi khí hậu là có tồn tại và nguy cơ của nó.[185]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Powell, James Lawrence (ngày 1 tháng 10 năm 2015). “Climate Scientists Virtually Unanimous Anthropogenic Global Warming Is True”. Bulletin of Science, Technology & Society (bằng tiếng Anh). 35 (5–6): 121–124. doi:10.1177/0270467616634958. ISSN 0270-4676.
  2. ^ a b National Center for Science Education 2010: "The first pillar of climate change denial—that climate change is bad science—attacks various aspects of the scientific consensus about climate change … there are climate change deniers:
  3. ^ a b “Why Is It Called Denial?”. National Center for Science Education. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2016.
  4. ^ a b Powell 2012, tr. 170–173: "Anatomy of Denial—Global warming deniers…. throw up a succession of claims, and fall back from one line of defense to the next as scientists refute each one in turn.
  5. ^ a b c Dunlap 2013, tr. 691–698: "There is debate over which term is most appropriate… Those involved in challenging climate science label themselves "skeptics"… Yet skepticism is…a common characteristic of scientists, making it inappropriate to allow those who deny AGW to don the mantle of skeptics…It seems best to think of skepticism-denial as a continuum, with some individuals (and interest groups) holding a skeptical view of AGW…and others in complete denial"
  6. ^ a b Timmer 2014
  7. ^ a b National Center for Science Education 2012: "Climate change denial is most conspicuous when it is explicit, as it is in controversies over climate education.
  8. ^ Vaidyanathan 2014.
  9. ^ a b Dunlap 2013, tr. 691–698: "From the outset, there has been an organized "disinformation" campaign… to "manufacture uncertainty" over AGW … especially by attacking climate science and scientists … waged by a loose coalition of industrial (especially fossil fuels) interests and conservative foundations and think tanks … often assisted by a small number of 'contrarian scientists. … greatly aided by conservative media and politicians … and more recently by a bevy of skeptical bloggers. This 'denial machine' has played a crucial role in generating skepticism toward AGW among laypeople and policy makers "
  10. ^ Begley 2007: "ICE and the Global Climate Coalition lobbied hard against a global treaty to curb greenhouse gases, and were joined by a central cog in the denial machine: the George C. Marshall Institute, a conservative think tank..... the denial machine—think tanks linking up with like-minded, contrarian researchers"
  11. ^ a b Nerlich 2010, tr. 419, 437: "Climate scepticism in the sense of climate denialism or contrarianism is not a new phenomenon, but it has recently been very much in the media spotlight.
  12. ^ Oreskes, Naomi (2007). “The Scientific Consensus on Climate Change: How Do We Know We're Not Wrong?”. Trong DiMento, Joseph F. C.; Doughman, Pamela M. (biên tập). Climate Change: What It Means for Us, Our Children, and Our Grandchildren. The MIT Press. tr. 65–66. ISBN 978-0-262-54193-0.
  13. ^ “CLIMATE CHANGE 2014: Synthesis Report. Summary for Policymakers” (PDF). IPCC. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2015. The evidence for human influence on the climate system has grown since the Fourth Assessment Report (AR4). It is extremely likely that more than half of the observed increase in global average surface temperature from 1951 to 2010 was caused by the anthropogenic increase in greenhouse gas concentrations and other anthropogenic forcings together
  14. ^ Dunlap 2013: "Even though climate science has now firmly established that global warming is occurring, that human activities contribute to this warming… a significant portion of the American public remains ambivalent or unconcerned, and many policymakers (especially in the United States) deny the necessity of taking steps to reduce carbon emissions…From the outset, there has been an organized "disinformation" campaign… to generate skepticism and denial concerning AGW."
  15. ^ a b c Jacques, Dunlap & Freeman 2008, tr. 351: "Conservative think tanks…and their backers launched a full-scale counter-movement… We suggest that this counter-movement has been central to the reversal of US support for environmental protection, both domestically and internationally.
  16. ^ a b Painter & Ashe 2012: "Despite a high degree of consensus amongst publishing climate researchers that global warming is occurring, and that it is anthropogenic, this discourse, promoted largely by non-scientists, has had a significant impact on public perceptions of the issue, fostering the impression that elite opinion is divided as to the nature and extent of the threat."
  17. ^ Hoofnagle, Mark (ngày 30 tháng 4 năm 2007). “Hello Science blogs (Welcome to Denialism blog)”.
  18. ^ a b Diethelm & McKee 2009
  19. ^ Republicans' leading climate denier tells the pope to butt out of climate debate, The Guardian
  20. ^ Klein, Naomi (ngày 9 tháng 11 năm 2011). “Capitalism vs. the Climate”. The Nation. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2012.
  21. ^ Dunlap 2013: "The campaign has been waged by a loose coalition of industrial (especially fossil fuels) interests and conservative foundations and think tanks… These actors are greatly aided by conservative media and politicians, and more recently by a bevy of skeptical bloggers."
  22. ^ David Michaels (2008) Doubt is Their Product: How Industry's Assault on Science Threatens Your Health.
  23. ^ Hoggan, James; Littlemore, Richard (2009). Climate Cover-Up: The Crusade to Deny Global Warming. Vancouver: Greystone Books. ISBN 978-1-55365-485-8. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2010.
  24. ^ Jordi Xifra, Climate Change Deniers and Advocacy: A Situational Theory of Publics Approach.
  25. ^ Robert Brulle: Institutionalizing delay: foundation funding and the creation of U.S. climate change counter-movement organizations.
  26. ^ Goldenberg, Suzanne (ngày 14 tháng 2 năm 2013). “Secret funding helped build vast network of climate denial thinktanks”. The Guardian. London. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2013.
  27. ^ Pilkington, Ed (ngày 14 tháng 11 năm 2013). “Facebook and Microsoft help fund rightwing lobby network, report finds”. The Guardian. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2013.
  28. ^ a b Egan, Timothy (ngày 5 tháng 11 năm 2015). “Exxon Mobil and the G.O.P.: Fossil Fools”. New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2015.
  29. ^ a b Goldenberg, Suzanne (ngày 8 tháng 7 năm 2015). “Exxon knew of climate change in 1981, email says – but it funded deniers for 27 more years”. The Guardian. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2015.
  30. ^ Painter & Ashe 2012: "'Climate scepticism' and 'climate denial' are readily used concepts, referring to a discourse that has become important in public debate since climate change was first put firmly on the policy agenda in 1988.
  31. ^ a b National Center for Science Education 2012: "There is debate…about how to refer to the positions that reject, and to the people who doubt or deny, the scientific community's consensus on…climate change.
  32. ^ Rennie 2009: "Within the community of scientists and others concerned about anthropogenic climate change, those whom Inhofe calls skeptics are more commonly termed contrarians, naysayers and denialists."
  33. ^ Brown 1996, tr. 9, 11 "Indeed, the 'skeptic' scientists14 were perceived to be all the more credible precisely because their views were contrary to the consensus of peer-reviewed science.
    14. All scientists are skeptics because the scientific process demands continuing questioning. In this report, however, the scientists we refer to as 'skeptics' are those who have taken a highly visible public role in criticizing the scientific consensus on ozone depletion and climate change through publications and statements addressed more to the media and the public than to the scientific community."
  34. ^ Gelbspan 1998, tr. 69–70, 246 At ngày 16 tháng 11 năm 1995 United States House Science Subcommittee on Energy hearing, Pat Michaels testified of "a small minority" opposing the IPCC assessment, and said "that the so-called skeptics were right".
  35. ^ Antilla 2005, tr. footnote 5
  36. ^ Gelbspan 1995
  37. ^ Painter & Ashe 2012: "The term 'climate scepticism' emerged in around 1995, the year journalist Ross Gelbspan authored perhaps the first book focusing directly on what would retrospectively be understood as climate scepticism."
  38. ^ Gelbspan 1998 p. 3 "But some individuals do not want the public to know about the immediacy and extent of the climate threat. They have been waging a persistent campaign of denial and suppression that has been lamentably effective."
    pp. 33–34 "The campaign to keep the climate change off the public agenda involves more than the undisclosed funding of these 'greenhouse skeptics.' In their efforts to challenge the consensus scientific view….."
    p. 35 "If the climate skeptics have succeeded in confusing the general public, their influence on decision makers has been, if anything, even more effective
    p. 173 "pervasive denial of global warming"
  39. ^ CBC News: the fifth estate 2007: "The Denial Machine investigates the roots of the campaign to negate the science and the threat of global warming. It tracks the activities of a group of scientists, some of whom previously consulted for Big Tobacco, and who are now receiving donations from major coal and oil companies. … The documentary shows how fossil fuel corporations have kept the global warming debate alive long after most scientists believed that global warming was real and had potentially catastrophic consequences. … The Denial Machine also explores how the arguments supported by oil companies were adopted by policy makers in both Canada and the U.S. and helped form government policy."
  40. ^ a b Orlóci 2008, tr. 86, 97: "The ideological justification for this came from the sceptics (e.g., Lomborg 2001a,b) and from the industrial 'denial machine'. … CBC Television Fifth Estate, ngày 15 tháng 11 năm 2006, The Climate Denial Machine, Canada.
  41. ^ a b Begley 2007: "If you think those who have long challenged the mainstream scientific findings about global warming recognize that the game is over, think again. … outside Hollywood, Manhattan and other habitats of the chattering classes, the denial machine is running at full throttle—and continuing to shape both government policy and public opinion. Since the late 1980s, this well-coordinated, well-funded campaign by contrarian scientists, free-market think tanks and industry has created a paralyzing fog of doubt around climate change. Through advertisements, op-eds, lobbying and media attention, greenhouse doubters (they hate being called deniers) argued first that the world is not warming; measurements indicating otherwise are flawed, they said. Then they claimed that any warming is natural, not caused by human activities. Now they contend that the looming warming will be minuscule and harmless. 'They patterned what they did after the tobacco industry,' says former senator Tim Wirth"
  42. ^ Norgaard, Kari (2011). Living in Denial: Climate Change, Emotions, and Everyday Life. Cambridge, Mass: MIT Press. tr. 1–4. ISBN 978-0-262-01544-8.
  43. ^ Washington 2013, tr. 2: "Many climate change deniers call themselves climate 'skeptics'…However, refusing to accept the overwhelming 'preponderance of evidence' is not skepticism, it is denial and should be called by its true name… The use of the term 'climate skeptic' is a distortion of reality…Skepticism is healthy in both science and society; denial is not."
  44. ^ a b O’Neill, Saffron J.; sjoneill@unimelb.edu.au; Boykoff, Max (28 tháng 9 năm 2010). “Climate denier, skeptic, or contrarian?”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 107 (39): E151–E151. Bibcode:2010PNAS..107E.151O. doi:10.1073/pnas.1010507107. ISSN 0027-8424. PMID 20807754. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2015. Using the language of denialism brings a moralistic tone into the climate change debate that we would do well to avoid. Further, labeling views as denialist has the potential to inappropriately link such views with Holocaust denial… However, skepticism forms an integral part of the scientific method, and, thus, the term is frequently misapplied in such phrases as "climate change skeptic."
  45. ^ Mann, Michael E. (2013). The Hockey Stick and the Climate Wars: Dispatches from the Front Lines. Columbia University Press. ISBN 0-231-52638-5. Skepticism plays an essential role in the progress of science… Yet…in the context of the climate change denial movement… the term skeptic has often been co-opted to describe those who simply deny, rather than appraise critically.
  46. ^ Jenkins 2015, tr. 229: "many who deny the consensus on climate change are not really skeptics but rather contrarians who practice "a kind of one-sided skepticism that entails simply rejecting evidence that challenges one's preconceptions" (Mann 2012:26)"
  47. ^ National Center for Science Education 2012: "Recognizing that no terminological choice is entirely unproblematic, NCSE — in common with a number of scholarly and journalistic observers of the social controversies surrounding climate change — opts to use the terms "climate changer deniers" and "climate change denial""
  48. ^ Weart 2015 footnote 136a Lưu trữ 2010-05-04 tại Wayback Machine: "I do not mean to use the term "denier" pejoratively—it has been accepted by some of the group as a self-description—but simply to designate those who deny any likelihood of future danger from anthropogenic global warming."
  49. ^ Anderegg, William R. L.; anderegg@stanford.edu; Prall, James W.; Harold, Jacob (19 tháng 7 năm 2010). “Reply to O'Neill and Boykoff: Objective classification of climate experts”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 107 (39): E152–E152. Bibcode:2010PNAS..107E.152A. doi:10.1073/pnas.1010824107. ISSN 0027-8424. PMC 2947900. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2015.
  50. ^ a b c Gillis, Justin (ngày 12 tháng 2 năm 2015). “Verbal Warming: Labels in the Climate Debate”. The New York Times. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  51. ^ Timmer 2014: "some of the people who deserve that label are offended by it, thinking it somehow lumps them in with holocaust deniers.
  52. ^ Boslough 2014
  53. ^ Face the Facts petition
  54. ^ “NY Times Public Editor: We're "Moving In A Good Direction" On Properly Describing Climate Deniers”. Media Matters for America. ngày 22 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2015.
  55. ^ a b Conway & Oreskes 2010, tr. 170: "The doubts and confusion of the American people are particularly peculiar when put into historical perspective"
  56. ^ a b Powell 2012, tr. 36–39
  57. ^ Weart 2015a: "From the late 1940s into the 1960s, many of the papers cited in these essays carried a thought-provoking footnote: "This work was supported by the 'Office of Naval Research.' 
  58. ^ Weart 2007
  59. ^ Weart 2015a: Charney Report Lưu trữ 2015-08-20 tại Wayback Machine quote p. viii in the Foreword by Climate Research Board chair Verner E. Suomi.
  60. ^ Weart 2015a: Global Warming Becomes a Political Issue (1980–1983) Lưu trữ 2016-06-29 tại Wayback Machine; "In 1981, Ronald Reagan took the presidency with an administration that openly scorned their concerns. He brought with him a backlash that had been building against the environmental movement. Many conservatives denied nearly every environmental worry, global warming included. They lumped all such concerns together as the rants of business-hating liberals, a Trojan Horse for government regulation." For details, see Money for Keeling: Monitoring CO2 Lưu trữ 2016-06-29 tại Wayback Machine
  61. ^ Weart, Spencer R. (ngày 30 tháng 6 năm 2009). The Discovery of Global Warming. Harvard University Press. ISBN 978-0-674-04497-5.
  62. ^ Weart 2015: Breaking into Politics (1980–1988) Lưu trữ 2016-06-29 tại Wayback Machine, "Sherwood Idso, who published arguments that greenhouse gas emissions would not warm the Earth or bring any other harm to climate. Better still, by fertilizing crops, the increase of CO2 would bring tremendous benefits."
  63. ^ Hansen, James (1988). “Statement of Dr. James Hansen, director, NASA Goddard Institute for space studies” (PDF). Climate Change ProCon.org. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2015.
  64. ^ Weart 2015 The Summer of 1988 Lưu trữ 2016-06-29 tại Wayback Machine: "A new breed of interdisciplinary studies was showing that even a few degrees of warming might have harsh consequences, both for fragile natural ecosystems and for certain agricultural systems and other human endeavours…. The timing was right, and the media leaped on the story. Hansen's statements, especially that severe warming was likely within the next 50 years, got on the front pages of newspapers and were featured in television news and radio talk shows….. The story grew as the summer of 1988 wore on. Reporters descended unexpectedly upon an international conference of scientists held in Toronto at the end of June. Their stories prominently reported how the world's leading climate scientists declared that atmospheric changes were already causing harm, and might cause much more; the scientists called for vigorous government action to restrict greenhouse gases.
  65. ^ Weart 2015: "Environmentalist organizations continued… lobbying and advertising efforts to argue for restrictions on emissions. The environmentalists were opposed, and greatly outspent, by industries that produced or relied on fossil fuels. Industry groups not only mounted a sustained and professional public relations effort, but also channeled considerable sums of money to individual scientists and small conservative organizations and publications that denied any need to act against global warming."
  66. ^ a b c d Begley 2007: "Through advertisements, op-eds, lobbying and media attention, greenhouse doubters (they hate being called deniers) argued first that the world is not warming… Then they claimed that any warming is natural… Now they contend that the looming warming will be minuscule and harmless.
  67. ^ a b Weart 2015: "The technical criticism most widely noted in the press came in several brief "reports" — not scientific papers in the usual sense — published between 1989 and 1992 by the conservative George C. Marshall Institute. The anonymously authored pamphlets… [claimed] that proposed government regulation would be "extraordinarily costly to the U.S. economy," they insisted it would be unwise to act on the basis of the existing global warming theories… In 1989 some of the biggest corporations in the petroleum, automotive, and other industries created a Global Climate Coalition, whose mission was to disparage every call for action against global warming."
  68. ^ a b Conway & Oreskes 2010: "Millions of pages of documents released during tobacco litigation…show the crucial role that scientists played in sowing doubt about the links between smoking and health risks. These documents…also show that the same strategy was applied not only to global warming, but to a laundry list of environmental and health concerns, including asbestos, secondhand smoke, acid rain, and the ozone hole."
  69. ^ Weart 2015: "Scientists noticed something that the public largely overlooked: the most outspoken scientific critiques of global warming predictions did not appear in the standard peer-reviewed scientific publications. The critiques tended to appear in venues funded by industrial groups, or in conservative media like the Wall Street Journal."
  70. ^ Weart 2011, tr. 46: "At some point they were no longer skeptics — people who would try to see every side of a case — but deniers, that is, people whose only interest was in casting doubt upon what other scientists agreed was true."
  71. ^ Weart 2011, tr. 47: "As the deniers found ever less scientific ground to stand on, they turned to political arguments. Some of these policy arguments were straightforward, raising serious questions about the efficacy and expense of proposed carbon taxes and emission-regulation schemes. But leading deniers also resorted toad hominem tactics… On each side, some people were coming to believe that they faced a dishonest conspiracy, driven by ideological bias and naked self-interest"
  72. ^ Jacques, Dunlap & Freeman 2008, tr. 349–385: "Environmental scepticism encompasses several themes, but denial of the authenticity of environmental problems, particularly problems such as biodiversity loss or climate change that threaten ecological sustainability, is its defining feature"
  73. ^ a b (Hamilton 2011, tr. 104–106): "the tactics, personnel and organisations mobilised to serve the interests of the tobacco lobby in the 1980s were seamlessly transferred to serve the interests of the fossil-fuel lobby in the 1990s. Frederick Seitz… the task of the climate sceptics in the think tanks and PR companies hired by fossil fuel companies was to engage in 'consciousness lowering activities', to 'de-problematise' global warming by describing it as a form of politically driven panicmongering." For the tobacco company memo, see “Original "Doubt is our product…" memo”. University of California, San Francisco. ngày 21 tháng 8 năm 1969. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2010.
  74. ^ Conway & Oreskes 2010
  75. ^ Conway & Oreskes 2010, tr. 105: "As recently as 2007, the George Marshall Institute continued to insist that the damages associated with acid rain were always "largely hypothetical," and that "further scientific investigation revealed that most of them were not in fact occurring." The Institute cited no studies to support this extraordinary claim."
  76. ^ Weart 2015: "Public support for environmental concerns in general seems to have waned after 1988."
  77. ^ Weart 2015: "A study of American media found that in 1987 most items that mentioned the greenhouse effect had been feature stories about the science, whereas in 1988 the majority of the stories addressed the politics of the controversy. It was not that the number of science stories declined, but rather that as media coverage doubled and redoubled, the additional stories moved into social and political areas…Before 1988, the journalists had drawn chiefly on scientists for their information, but afterward they relied chiefly on sources who were identified with political positions or special interest groups."
  78. ^ Wald, Matthew L. (ngày 8 tháng 7 năm 1991). “Pro-Coal Ad Campaign Disputes Warming Idea”. New York Times. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2013.
  79. ^ Begley 2007: "Individual companies and industry associations—representing petroleum, steel, autos and utilities, for instance—formed lobbying groups…[the Information Council on the Environment's] game plan called for enlisting greenhouse doubters to "reposition global warming as theory rather than fact," and to sow doubt about climate research just as cigarette makers had about smoking research.... The coal industry's Western Fuels Association paid Michaels to produce a newsletter called World Climate Report, which has regularly trashed mainstream climate science."
  80. ^ Cox, Robert (2009). Environmental Communication and the Public Sphere. Sage. tr. 311–312. to recruit a cadre of scientists who share the industry's views of climate science and to train them in public relations so they can help convince journalists, politicians and the public that the risk of global warming is too uncertain to justify controls on greenhouse gases
  81. ^ Cushman, John, "Industrial Group Plans to Battle Climate Treaty", The New York Times, ngày 25 tháng 4 năm 1998. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2010.
  82. ^ Gelbspan 1998, tr. 3, 35, 46, 197.
  83. ^ Michael A. Milburn; Sheree D. Conrad (tháng 1 năm 1998). The Politics of Denial. MIT Press. tr. 216–. ISBN 978-0-262-63184-6. Here again, as in the case of ozone depletion, economic and psychological forces are operating to produce a level of denial that threatens future generations.
  84. ^ Painter & Ashe 2012: "Academics took note of the discourse when they began to analyse media representations of climate change knowledge and its effect on public perceptions and policy-making, but in the 1990s, they did not yet focus on it as a coherent and defined phenomenon. This changed in the 2000s, when McCright and Dunlap played an important role in deepening the concept of climate scepticism."
  85. ^ Painter & Ashe 2012: "McCright and Dunlap played an important role in deepening the concept of climate scepticism. Examining what they termed a 'conservative countermovement' to undermine climate change policy…McCright and Dunlap went beyond the study of media representations of climate change knowledge to give a coherent picture of the movement behind climate scepticism in the US."
  86. ^ Gelbspan, Ross (ngày 22 tháng 7 năm 2004). “An excerpt from Boiling Point by Ross Gelbspan”. Grist. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2015.
  87. ^ Wayne A. White (ngày 18 tháng 10 năm 2012). Biosequestration and Ecological Diversity: Mitigating and Adapting to Climate Change and Environmental Degradation. CRC Press. tr. 206. ISBN 978-1-4398-5363-4. Climate change denial and discrediting climate science have become pivotal to the antiregulatory cause of neoliberals.
  88. ^ Antilla 2005: "At the centre of this climate backlash is a group of dissident scientists. The number of these climate sceptics is greater in the US than in any other country. Although the peer-reviewed scientific literature agrees with the IPCC, within the media—wherefrom the majority of adults in the US are informed about science—claims that are dismissive of anthropogenic climate change are prominently featured."
  89. ^ Jenkins 2015, tr. 243: "the community of climate change contrarians also includes a host of amateurs, from talk radio hosts to newspaper columnists to bloggers. In particular, the tremendous growth of the Internet has given sustenance to the contrarian movement"
  90. ^ “The Paris agreement signals that deniers have lost the climate wars”. The Guardian. 2015.
  91. ^ Davenport, Coral (ngày 12 tháng 12 năm 2015). “Nations Approve Landmark Climate Accord in Paris”. The New York Times.
  92. ^ “The Pentagon & Climate Change: How Deniers Put National Security at Risk”. Rolling Stone. 2015.
  93. ^ BloombergBusiness (2015). “Unearthing America's Deep Network of Climate Change Deniers”.
  94. ^ Justin Farrell (2015). “Network structure and influence of the climate change counter-movement”. Nature Climate Change. doi:10.1038/nclimate2875.
  95. ^ Global Warming ‘Hiatus’ Challenged by NOAA Research, New York Times, JUN 4, 2015.
  96. ^ a b Rennie 2009: "Claim 1: Anthropogenic CO2 can't be changing climate, because CO2 is only a trace gas in the atmosphere and the amount produced by humans is dwarfed by the amount from volcanoes and other natural sources.
  97. ^ Rennie 2009: " According to the U.S. Geological Survey, anthropogenic CO2 amounts to about 30 billion tons annually—more than 130 times as much as volcanoes produce."
  98. ^ Rennie 2009: "from Arrhenius on, climatologists have incorporated water vapor into their models.
  99. ^ Rennie 2009: "Claim 3: Global warming stopped a decade ago; Earth has been cooling since then."
  100. ^ Rennie 2009: "Claim 4: The sun or cosmic rays are much more likely to be the real causes of global warming.
  101. ^ Rennie 2009: "But in defiance of the naysayers who want to chalk the recent warming up to natural cycles, there is insufficient evidence that enough extra solar energy is reaching our planet to account for the observed rise in global temperatures."
  102. ^ Rennie 2009: "Claim 5: Climatologists conspire to hide the truth about global warming by locking away their data.
  103. ^ White, Rob (2012). Climate Change from a Criminological Perspective. Springer Science & Business Media. tr. 49. ISBN 1-4614-3640-0. many Americans, including many American politicians and decision-makers, are increasingly viewing climate change as a "left-wing plot"–part of the "one-world socialist agenda" or a "conspiracy to impose world government and a sweeping redistribution of wealth." Just as Republican Senator James Inhofe of Oklahoma proclaimed on the Senate floor that "[g]lobal warming is the greatest hoax ever perpetrated on the American people", many Americans believe that climate change is "a cynical hoax perpetrated by climate scientists… greedy for grants."
  104. ^ Rennie 2009: "If there were a massive conspiracy to defraud the world on climate (and to what end?), surely the thousands of e-mails and other files stolen from the University of East Anglia’s Climatic Research Unit and distributed by hackers on November 20 would bear proof of it.
  105. ^ Eight major investigations on the leaked emails include: House of Commons Science and Technology Committee (UK); Independent Climate Change Review (UK); International Science Assessment Panel Lưu trữ 2013-05-09 tại Wayback Machine (UK); Pennsylvania State University first panel Lưu trữ 2010-09-25 tại Wayback Machine and second panel Lưu trữ 2012-01-30 tại Wayback Machine (US); United States Environmental Protection Agency (US); Department of Commerce (US); National Science Foundation (US)
  106. ^ Anderegg, William R L; Prall, James W.; Harold, Jacob; Schneider, Stephen H. (2010). “Expert credibility in climate change” (PDF). Proc. Natl. Acad. Sci. U.S.A. 107 (27): 12107–9. Bibcode:2010PNAS..10712107A. doi:10.1073/pnas.1003187107. PMC 2901439. PMID 20566872. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2016. (i) 97–98% of the climate researchers most actively publishing in the field support the tenets of ACC (Anthropogenic Climate Change) outlined by the Intergovernmental Panel on Climate Change, and (ii) the relative climate expertise and scientific prominence of the researchers unconvinced of ACC are substantially below that of the convinced researchers.
  107. ^ Rennie 2009: "Climatologists are frequently frustrated by accusations that they are hiding their data or the details of their models because, as Gavin Schmidt points out, much of the relevant information is in public databases or otherwise accessible—a fact that contrarians conveniently ignore when insisting that scientists stonewall their requests."
  108. ^ Lewandowsky, Stephan; Oberauer, Klaus (2013). “NASA Faked the Moon Landing—Therefore, (Climate) Science Is a Hoax”. Psychological Science. Sage Publications. 24 (5): 622–633. doi:10.1177/0956797612457686.
  109. ^ Rennie 2009: "Claim 7: Technological fixes, such as inventing energy sources that don't produce CO2 or geoengineering the climate, would be more affordable, prudent ways to address climate change than reducing our carbon footprint."
  110. ^ a b Rahmstorf, S., 2004, The climate sceptics: Weather Catastrophes and Climate Change—Is There Still Hope For Us? (Munich: PG Verlag) pp 76–83
  111. ^ Painter & Ashe 2012: "We focused on the marked differences in what climate sceptics are sceptical about … (1) trend sceptics (who deny the global warming trend), (2) attribution sceptics (who accept the trend, but either question the anthropogenic contribution saying it is overstated, negligent or non-existent compared to other factors like natural variation, or say it is not known with sufficient certainty what the main causes are) and (3) impact sceptics (who accept human causation, but claim impacts may be benign or beneficial, or that the models are not robust enough) and/or question the need for strong regulatory policies or interventions.
  112. ^ Dunlap & Jacques 2013, tr. 702: "These books reject evidence that global warming is occurring, that human actions are the predominant cause of global warming, and/or that global warming will have negative impacts on human and natural systems.
  113. ^ a b Michael E. Mann (ngày 13 tháng 8 năm 2013). The Hockey Stick and the Climate Wars: Dispatches from the Front Lines. Columbia University Press. tr. 23. ISBN 978-0-231-52638-8.
  114. ^ a b c d Monbiot, George (ngày 19 tháng 9 năm 2006). “The denial industry”. London: Guardian Unlimited.
  115. ^ a b Ellen Goodman (ngày 9 tháng 2 năm 2007). “No change in political climate”. The Boston Globe. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2008.
  116. ^ George Monbiot (ngày 27 tháng 2 năm 2009). “Climate change: The semantics of denial”. The Guardian. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2015.
  117. ^ Christoff, Peter (ngày 9 tháng 7 năm 2007). “Climate change is another grim tale to be treated with respect – Opinion”. Melbourne: Theage.com.au. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2010.
  118. ^ Connelly, Joel (ngày 10 tháng 7 năm 2007). “Deniers of global warming harm us”. Seattle Post-Intelligencer. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2009.
  119. ^ “Timeline, Climate Change and its Naysayers”. Newsweek. ngày 13 tháng 8 năm 2007.
  120. ^ Liu, D. W. C. (2012). “Science Denial and the Science Classroom”. CBE- Life Sciences Education. American Society for Cell Biology. 11 (2): 129–134. doi:10.1187/cbe.12-03-0029. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  121. ^ a b Hoofnagle, Mark (ngày 11 tháng 3 năm 2009). “Climate change deniers: failsafe tips on how to spot them”. the Guardian. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  122. ^ “NCSE Tackles Climate Change Denial”. National Center for Science Education. ngày 13 tháng 1 năm 2012. Truy cập tháng 7 năm 2015. Science education is under attack… by climate change deniers, who ignore a mountain of evidence gathered over the last fifty years that the planet is warming and that humans are largely responsible. These deniers attempt to sabotage science education with fringe ideas, pseudoscience, and outright lies. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  123. ^ Lahsen, Myanna (Winter 2005). “Technocracy, Democracy, and the U.S. Climate Politics: The Need for Demarcations”. Science, Technology, & Human Values. 30: 137–169. doi:10.1177/0162243904270710. Numerous high-ranked officers in the Clinton-Gore administration sought to dismiss all critics of the climate paradigm as "pseudoscientists"
  124. ^ Brown, Michael.
  125. ^ Brown 1996, tr. 28: "As the scientific fringe has become institutionalized, professionalized, and lionized… One finds that a fundamental difference between the traditional scientific establishment and the emerging "skeptic" establishment relates to their ultimate scientific goals.
  126. ^ Morrison, David. The Parameters of Pseudoscience, Skeptical Inquirer, Volume 37.2, March/April 2013. Book review of The Pseudoscience Wars: Immanuel Velikovsky and the Birth of the Modern Fringe, by Michael D. Gordin.
  127. ^ a b Dunlap 2013: "From the outset, there has been an organized "disinformation" campaign… to "manufacture uncertainty" over AGW, especially by attacking climate science and scientists.
  128. ^ Boykoff, M.; Boykoff, J. (tháng 7 năm 2004). “Balance as bias: global warming and the US prestige press” (PDF). Global Environmental Change Part A. 14 (2): 125–136. doi:10.1016/j.gloenvcha.2003.10.001. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2016.
  129. ^ Antilla 2005: "One problematic trend of the US media has been the suggestion that substantive disagreement exists within the international scientific community as to the reality of anthropogenic climate change; however, this concept is false…Although the science of climate change does not appear to be a prime news topic for most of the 255 newspapers included in this study…articles that framed climate change in terms of debate, controversy, or uncertainty were plentiful."
  130. ^ Painter & Ashe 2012: "Media analysis of climate change reporting was always of interest to academics but from the mid-2000s, it became one of the key areas of research interest, highlighting a tendency to give undue weight to voices questioning the science of climate change."
  131. ^ Antilla 2005: "Not only were there many examples of journalistic balance that led to bias, but some of the news outlets repeatedly used climate sceptics—with known fossil fuel industry ties—as primary definers"
  132. ^ Dispensa, Jaclyn Marisa; Brulle, Robert J. “International Journal of Sociology and Social Policy”. International Journal of Sociology and Social Policy. 23 (10): 74–105. doi:10.1108/01443330310790327. ISSN 0144-333X.
  133. ^ Painter & Ashe 2012: "news coverage of scepticism is mostly limited to the USA and the UK…the type of sceptics who question whether global temperatures are warming are almost exclusively found in the US and UK newspapers.
  134. ^ David, Adam (20 tháng 9 năm 2006). “Royal Society tells Exxon: stop funding climate change denial”. London: The Guardian. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
  135. ^ Sandell, Clayton (ngày 3 tháng 1 năm 2007). “Report: Big Money Confusing Public on Global Warming”. ABC News. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2009.
  136. ^ Painter & Ashe 2012: "in the USA and the UK… sceptical voices generally appear in much higher numbers… in France, the UK and the USA… right-leaning newspapers are much more likely to include uncontested sceptical voices."
  137. ^ Saad, Lydia (ngày 21 tháng 3 năm 2007). “Did Hollywood's Glare Heat Up Public Concern About Global Warming?”. Gallup. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  138. ^ Holthaus, Eric (ngày 6 tháng 4 năm 2015). “Poll: Americans Don't Think Climate Change Will Affect Them Personally”. Slate (bằng tiếng Anh). ISSN 1091-2339. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2015.
  139. ^ Gifford R. (2011). “The dragons of inaction: psychological barriers that limit climate change mitigation and adaptation”. Am Psychol. 66 (4): 290–302. doi:10.1037/a0023566. PMID 21553954.
  140. ^ Jacques, Dunlap & Freeman 2008, tr. 352: "While these CTTs sometimes joined corporate America in directly lobbying against environmental policies, their primary tactic in combating environmentalism has been to challenge the need for protective environmental policy by questioning the seriousness of environmental problems and the validity of environmental science."
  141. ^ Dryzek, John S.; Norgaard, Richard B.; Schlosberg, David (2011). The Oxford Handbook of Climate Change and Society. Oxford University Press. tr. 154. ISBN 978-0-19-968342-0.
  142. ^ Borowy, Iris (2014). Defining Sustainable Development for Our Common Future: A History of the World Commission on Environment and Development. Routledge. tr. 44. Corporations and conservative think tanks such as the Heritage Foundation, Marshall Institute], the Cato Institute and the American Enterprise Institute waged campaigns to obscure scientific evidence about acid rain, ozone depletion and climate change and, thereby, to prevent or rollback environmental, health and safety regulations.
  143. ^ Manjit, Kumar (ngày 18 tháng 10 năm 2010). “Merchants of Doubt, By Naomi Oreskes & Erik M Conway”. London: The Independent. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2013.
  144. ^ Hertsgaard, Mark (tháng 5 năm 2006). “While Washington Slept”. Vanity Fair. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2007.
  145. ^ Painter & Ashe 2012: "The work by McCright and Dunlap has highlighted the effectiveness of organized climate sceptic groups in influencing US policy making in the 1990s and early 2000s, including their central role in the rejection of the Kyoto Protocol by the US Congress"
  146. ^ Brulle, Robert J. (ngày 21 tháng 12 năm 2013). “Institutionalizing delay: foundation funding and the creation of U.S. climate change counter-movement organizations”. Climatic Change. 122 (4): 681–694. doi:10.1007/s10584-013-1018-7.
  147. ^ Goldenberg, Suzanne (ngày 20 tháng 12 năm 2013). “Conservative groups spend up to $1bn a year to fight action on climate change”. The Guardian. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2015.
  148. ^ Fischer, Douglas (ngày 23 tháng 12 năm 2013). "Dark Money" Funds Climate Change Denial Effort”. Scientific American. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2015.
  149. ^ Goldenberg, Suzanne (ngày 14 tháng 2 năm 2013). “Secret funding helped build vast network of climate denial thinktanks”. The Guardian. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2015.
  150. ^ “Robert Brulle: Inside the Climate Change "Countermovement". Frontline. PBS. ngày 23 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2015.
  151. ^ Antilla 2005: "A number of large corporations that profit substantially from fossil fuel consumption, such as ExxonMobil, provide financial support to their political allies in an effort to undermine public trust in climate science."
  152. ^ Justin Farrell, Corporate funding and ideological polarization about climate change.
  153. ^ Sample, Ian (ngày 2 tháng 2 năm 2007). “Scientists offered cash to dispute climate study”. London: The Guardian. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2007. The AEI has received more than $1.6m from ExxonMobil and more than 20 of its staff have worked as consultants to the Bush administration. Lee Raymond, a former head of ExxonMobil, is the vice-chairman of AEI's board of trustees.
  154. ^ a b c Begley 2007
  155. ^ Adams, David (ngày 20 tháng 9 năm 2006). “Royal Society tells Exxon: stop funding climate change denial”. London: The Guardian. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2007.
  156. ^ Ward, Bob (ngày 4 tháng 9 năm 2006). “Letter to Nick Thomas, Director, Corporate affairs, Esso UK Ltd. (ExxonMobil)” (PDF). London: Royal Society. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2007.
  157. ^ “Interfaith Stewardship Alliance Newsletter” (PDF). Moyers on America. 2006. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2014.
  158. ^ “Gore takes aim at corporately funded climate research”. CBC News from Associated Press. ngày 7 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2007.
  159. ^ Jennings, Katie, Grandoni, Dino, & Rust, Susanne. (ngày 23 tháng 10 năm 2015) "How Exxon went from leader to skeptic on climate change research".
  160. ^ Revkin, Andrew C. Industry Ignored Its Scientists on Climate, New York Times.
  161. ^ Bradsher, Keith (ngày 7 tháng 12 năm 1999). “Ford Announces Its Withdrawal From Global Climate Coalition”. New York Times. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2013. the Ford Motor Company said today that it would pull out of the Global Climate Coalition, a group of big manufacturers and oil and mining companies that lobbies against restrictions on emissions of gases linked to global warming.
  162. ^ “GCC Suffers Technical Knockout, Industry defections decimate Global Climate Coalition”.
  163. ^ Gillis, Justin; Schartz, John (ngày 21 tháng 2 năm 2015). “Deeper Ties to Corporate Cash for Doubtful Climate Researcher”. The New York Times. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2015. newly released documents show the extent to which Dr. Soon’s work has been tied to funding he received from corporate interests. He has accepted more than $1.2 million in money from the fossil-fuel industry over the last decade while failing to disclose that conflict of interest in most of his scientific papers. At least 11 papers he has published since 2008 omitted such a disclosure, and in at least eight of those cases, he appears to have violated ethical guidelines of the journals that published his work. The documents show that Dr. Soon, in correspondence with his corporate funders, described many of his scientific papers as "deliverables" that he completed in exchange for their money.
  164. ^ Goldenberg, Suzanne (ngày 21 tháng 2 năm 2015). “Work of prominent climate change denier was funded by energy industry”. The Guardian. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2015. Over the last 14 years Willie Soon, a researcher at the Harvard-Smithsonian Centre for Astrophysics, received a total of $1.25m from Exxon Mobil, Southern Company, the American Petroleum Institute (API) and a foundation run by the ultra-conservative Koch brothers… the biggest single funder was Southern Company, one of the country’s biggest electricity providers that relies heavily on coal.
  165. ^ Schwartz, John (ngày 25 tháng 2 năm 2015). “Lawmakers Seek Information on Funding for Climate Change Critics”. The New York Times. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2015. Charles R. Alcock, director of the Harvard-Smithsonian Center for Astrophysics, said last week that a contract provision with funders of Dr. Soon’s work that appeared to prohibit disclosure of funding sources "was a mistake." "We will not permit similar wording in future grant agreements"
  166. ^ “Frontline: Hot Politics: Interviews: Frank Luntz”. PBS. ngày 13 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2010.
  167. ^ Revkin, Andrew C. (ngày 8 tháng 6 năm 2005). “Bush Aide Edited Climate Reports”. New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2007.
  168. ^ Andrew Revkin (ngày 10 tháng 6 năm 2005). “Editor of Climate Report Resigns”. The New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2008.
  169. ^ Andrew Revkin (ngày 15 tháng 6 năm 2005). “Ex-Bush Aide Who Edited Climate Reports to Join ExxonMobil”. The New York Times. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2008.
  170. ^ "Obama’s Catastrophic Climate-Change Denial" by Bill McKibben, NY Times op-ed, ngày 12 tháng 5 năm 2015.
  171. ^ Justin Gillis; Leslie Kaufman (ngày 15 tháng 2 năm 2012). “Leak Offers Glimpse of Campaign Against Climate Science”. The New York Times. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2012. plans to promote a curriculum that would cast doubt on the scientific finding that fossil fuel emissions endanger the long-term welfare of the planet.
  172. ^ Stephanie Pappas; LiveScience (ngày 15 tháng 2 năm 2012). “Leaked: Conservative Group Plans Anti-Climate Education Program”. Scientific American. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2012.
  173. ^ Suzanne Goldenberg (ngày 15 tháng 2 năm 2012). “Heartland Institute claims fraud after leak of climate change documents”. The Guardian. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2014.
  174. ^ Lever-Tracy 2010, tr. 255: "In sum, we see that manufacturing uncertainty over climate change is the fundamental strategy of the denial machine […] As we reflect on the evolution of climate science and policy-making over the past few decades, we believe the denial machine has achieved considerable success – especially in the US but internationally as well.
  175. ^ a b Corcoran, Terence (ngày 6 tháng 1 năm 2010). “The cool down in climate polls”. Financial Post. Angus Reid surveyed people…before and after Copenhagen. The drop off in public support for the idea that global warming is a fact mostly caused by human activity looks most pronounced in Canada. In November, 63% of Canadians supported global warming as a man-made phenomenon. By Dec. 23, that support had fallen 52%… A similar trend has been noted in the United States, where confidence in global warming theory has dropped to 46%… down from 51% in July last year. In Britain, only 43% believe man-made global warming is a fact, down from… 55% in July. In all three countries, there are signs of growing skepticism.[liên kết hỏng]
  176. ^ White, Rob (2012). Climate Change from a Criminological Perspective. Springer Science & Business Media. ISBN 1-4614-3640-0. belief that climate change is "real" and confidence in climate science has surprisingly decreased… Angus Reid polls conducted in December 2009 found declining support for climate change…in Britain, Canada, and the United States.
  177. ^ a b Rasmussen Reports (2009, December 03).
  178. ^ Rasmussen Reports. (2009, February 06). 54% Say Media Hype Global Warming Dangers.
  179. ^ Antilla 2005: "the popular press uses a number of methods to frame climate science as uncertain, including ‘through the practice of interjecting and emphasizing controversy or disagreement among scientists’… In order to provide balance while reporting on climate change, some journalists include rebuttals by experts who, often through think-tanks, are affiliated with the fossil fuel industry.
  180. ^ Begley 2007: "polls found that 64 percent of Americans thought there was "a lot" of scientific disagreement on climate change; only one third thought planetary warming was "mainly caused by things people do."
  181. ^ Begley 2007: "A new NEWSWEEK Poll finds that the influence of the denial machine remains strong.
  182. ^ Holt, Rush (ngày 13 tháng 7 năm 2007). “Trying to Get Us to Change Course" (film review.)”. Science. 317 (5835): 198–9. doi:10.1126/science.1142810.
  183. ^ a b Cook, John; và đồng nghiệp (ngày 15 tháng 5 năm 2013). “Quantifying the consensus on anthropogenic global warming in the scientific literature”. Environmental Research Letters. 8 (2): 024024. Bibcode:2013ERL.....8b4024C. doi:10.1088/1748-9326/8/2/024024. there is a significant gap between public perception and reality, with 57% of the US public either disagreeing or unaware that scientists overwhelmingly agree that the earth is warming due to human activity (Pew 2012). Contributing to this "consensus gap" are campaigns designed to confuse the public about the level of agreement among climate scientists....The narrative presented by some dissenters is that the scientific consensus is "… on the point of collapse" while "… the number of scientific 'heretics' is growing with each passing year" A systematic, comprehensive review of the literature provides quantitative evidence countering this assertion. The number of papers rejecting AGW is a minuscule proportion of the published research, with the percentage slightly decreasing over time. Among papers expressing a position on AGW, an overwhelming percentage (97.2% based on self-ratings, 97.1% based on abstract ratings) endorses the scientific consensus on AGW.
  184. ^ Graham Redfearn (ngày 7 tháng 1 năm 2016). “Era of climate science denial is not over, study finds”. The Guardian.
  185. ^ “Oil Company Positions on the Reality and Risk of Climate Change”. Environmental Studies. University of Oshkosh – Wisconsin. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2016.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]