Quan hệ Trung Quốc – Nga

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chuyến thăm Nga của Tập Cận Bình 2023. Sau khi bị sa lầy và vắt kiệt vào cuộc chiến Ukraina, Nga đang ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc đầy toan tính

Quan hệ Nga - Trung Quốc (China–Russia relations) là quan hệ ngoại giao giữa Liên bang NgaCộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mối quan hệ ngoại giao chính thức giữa NgaTrung Quốc đã được thiết lập sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991.[1] Trước chuyến thăm cấp nhà nước tới Moscow năm 2013 của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận xét rằng hai quốc gia đang xây dựng một mối quan hệ đặc biệt[2], theo đó, Trung Quốc và Nga có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ về quân sự, kinh tế và chính trị, đồng thời hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều vấn đề toàn cầu.[3][4][5] Các mối quan hệ này tiếp tục trở nên sâu sắc hơn sau Xung đột Nga - Ukraine vào năm 2022, với việc Nga bị sa lầy kiệt quệ nên ngày càng trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc kể từ khi bị ảnh hưởng và tiềm lực quốc gia Nga bị bào mòn từ việc hứng chịu các biện pháp trừng phạt quốc tế quy mô lớn.[6][7][8] Xuất khẩu than của Nga chịu áp lực đặc biệt ở châu Âu do sự kết hợp giữa chuyển đổi năng lượng và các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraina, khiến Nga phải tăng gấp đôi lượng xuất khẩu than giá rẻ sang Trung Quốc và các nước châu Á khác.[9].

Mối quan hệ[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc gặp năm 2023

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga có từ thế kỷ XVII, khi nhà Thanh cố gắng xua đuổi những người Nga định cư ra khỏi Mãn Châu, kết thúc bằng việc ký kết Hiệp ước Nerchinsk. Đế quốc Nga củng cố quyền kiểm soát của mình đối với Viễn Đông Nga vào thế kỷ 19, sau sáp nhập một phần Mãn Châu Trung Quốc (1858-1860).[10] Học giả người Mỹ Joseph Nye tuyên bố: Với sự sụp đổ của Liên Xô, liên minh Mỹ-Trung trên thực tế đó đã chấm dứt và việc xích lại gần nhau giữa Trung Quốc và Nga bắt đầu. Năm 1992, hai nước tuyên bố theo đuổi "quan hệ đối tác mang tính xây dựng"; năm 1996, họ tiến tới "quan hệ đối tác chiến lược"; và năm 2001, họ đã ký hiệp ước "hữu nghị và hợp tác".[11] Hai nước có chung đường biên giới trên đất liền được phân định năm 1991 và họ đã ký Hiệp ước láng giềng tốt và hợp tác hữu nghị vào năm 2001 sau đó được gia hạn vào tháng 6 năm 2021 thêm 5 năm nữa.[12] Các nhà bình luận đã tranh luận liệu quan hệ đối tác chiến lược song phương này có phải là một liên minh hay không.[13][14][15] Sau đó, Nga và Trung Quốc chính thức tuyên bố quan hệ giữa hai nước "Không phải là đồng minh, nhưng còn tốt hơn cả đồng minh".[16]

Trong cuộc chiến tranh của Nga tại Ukraina, Trung Quốc đang chơi trò hai mặt khi họ từ chối lên án cuộc xâm lược Ukraina của Nga, nhắc lại những tuyên bố của Nga về cuộc chiến, phản đối các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga và bỏ phiếu trắng hoặc đứng về phía Nga trong các cuộc bỏ phiếu của Liên hợp quốc về cuộc chiến ở Ukraina.[17] nhưng Trung Quốc cũng có những toan tính xâu xa khi tận dụng Nga đang ngày càng suy yếu kiệt quệ trong cuộc chiến. Sau khi Nga xâm lược Ukraina, quan điểm của Trung Quốc là khá mập mờ có toan tính. Một mặt, Trung Quốc đổ lỗi cho phương Tây và Mỹ vì sự mở rộng NATO, điều mà Nga coi là lý do để bắt đầu chiến tranh. Mặt khác, Chính quyền Trung Quốc lại nhấn mạnh sự tôn trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.[18][19] Trung Quốc đã không lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga và đã bỏ phiếu trắng trong các cuộc bỏ phiếu Liên hợp quốc về cuộc chiến ở Ukraina.[20] Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã phản đối các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga,[21][22] trong khi đó thì các công ty của Trung Quốc phần lớn trên thực tế đã tuân thủ các lệnh cấm vận.[18][20] Máy bay không người lái do các nhà sản xuất Trung Quốc sản xuất được cả hai bên sử dụng trong cuộc xung đột. Một số công ty Trung Quốc đang bị Mỹ trừng phạt vì là nguồn cung cấp linh kiện vũ khí và công nghệ lưỡng dụng xuất khẩu sang Nga.[23][24][25][26] Vào tháng 5 năm 2023, Khối Liên Âu EU đã thảo luận về việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các công ty từ Trung Quốc và 5 quốc gia khác vì bán thiết bị có thể được Nga sử dụng trong vũ khí.[27]

Vào tháng 5 năm 2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói rằng "Trung Quốc đã chọn chính sách tránh xa. Hiện tại, Ukraina hài lòng với chính sách này".[28] Vào tháng 8 năm 2022, Tổng thống Zelenskyy tuyên bố rằng Trung Quốcđòn bẩy kinh tế để gây áp lực buộc Putin phải chấm dứt chiến tranh sau khi Nga bị vắt kiệt trong cuộc chiến kéo dài này.[29] Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói rằng Trung Quốc có đòn bẩy kinh tế để gây áp lực buộc Putin chấm dứt chiến tranh, đồng thời nói thêm rằng "Tôi chắc chắn rằng nếu không có thị trường Trung Quốc đối với Liên bang Nga, Nga sẽ cảm thấy hoàn toàn bị cô lập về kinh tế. Đó là điều mà Trung Quốc có thể làm – hạn chế thương mại [với Nga] cho đến khi chiến tranh kết thúc"[30]. Trung Quốc đã cố gắng làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraina nhưng vấp phải sự chỉ trích về đề xuất của Nga vì những đề xuất này.[31] Sau sự kiến đối thoại Shangri-La năm 2023, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina ông Oleksii Reznikov nói rằng các kế hoạch hòa bình do các quốc gia khác như Trung Quốc đưa ra là nỗ lực hòa giải thay mặt cho Nga và rằng Ukraina sẵn sàng chấp nhận một trung gian hòa giải chỉ khi người Nga có thể bị khuất phục rằng họ phải rút khỏi tất cả lãnh thổ do Nga chiếm đóng của Ukraina.[31][32] Giám đốc Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu Mark Leonard đã tuyên bố rằng: "đối với Trung Quốc, cuộc chiến ở Ukraina đơn giản là không quan trọng đến thế", đồng thời ông cũng nói thêm rằng cuộc chiến được coi là "không phải như một cuộc chiến thảm khốc đang định hình lại trật tự toàn cầu, nhưng lại là một cuộc xung đột ủy nhiệm".[33]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Ministry of Foreign Affairs of the People's Republic of China”. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2016.
  2. ^ “AFP: Chinese leader Xi, Putin agree key energy deals”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2013.
  3. ^ Trofimov, Yaroslav; Grove, Thomas (20 tháng 6 năm 2020). “Weary Russia Tries to Avoid Entanglement in U.S.-China Spat”. The Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). ISSN 0099-9660. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2020.
  4. ^ Bob Savic. “Behind China and Russia's 'Special Relationship'. The Diplomat.
  5. ^ DD Wu. “China and Russia Sign Military Cooperation Roadmap”. The Diplomat.
  6. ^ “Analysis | Russia becomes China's 'junior partner'. Washington Post (bằng tiếng Anh). ISSN 0190-8286. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ “Russia's reliance on China will outlast Vladimir Putin, says Alexander Gabuev”. The Economist (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ “Russia could become China's 'economic colony,' CIA director says”. Fortune (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ Overland, Indra; Loginova, Julia (1 tháng 8 năm 2023). “The Russian coal industry in an uncertain world: Finally pivoting to Asia?”. Energy Research & Social Science. 102: 103150. doi:10.1016/j.erss.2023.103150. ISSN 2214-6296.
  10. ^ “Territorial dispute between China and Russia risks clouding friendly future”. Radio France Internationale. 21 tháng 3 năm 2023.
  11. ^ Nye 2015
  12. ^ “Russia, China extend friendship and cooperation treaty -Kremlin”. Reuters (bằng tiếng Anh). 28 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2021.
  13. ^ Stent, Angela (24 tháng 2 năm 2020). “Russia and China: Axis of revisionists?”. Brookings Institution (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2021.
  14. ^ Baev, Pavel K. (15 tháng 6 năm 2020). “The limits of authoritarian compatibility: Xi's China and Putin's Russia”. Brookings (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2021.
  15. ^ Sokolsky, Eugene Rumer, Richard; Sokolsky, Eugene Rumer, Richard. “Chinese-Russian Defense Cooperation Is More Flash Than Bang”. Carnegie Endowment for International Peace (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2021.
  16. ^ “Russia and China: 'Not allies, but better than allies'. The Economic Times. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2021.
  17. ^ “China rejects 'pressure or coercion' over Russia relations”. AP News. 14 tháng 4 năm 2022.
  18. ^ a b Chestnut Greitens, Sheena (21 tháng 10 năm 2022). “China's Response to War in Ukraine”. Asian Survey (bằng tiếng Anh). 62 (5–6): 751–781. doi:10.1525/as.2022.1807273. ISSN 0004-4687. S2CID 253232026.
  19. ^ Wintour, Patrick (27 tháng 2 năm 2022). “Ukraine: what will China do? There are signs it is uneasy about Putin's methods”. The Observer (bằng tiếng Anh). ISSN 0029-7712. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2023.
  20. ^ a b Bourgeois-Fortin, Camille; Choi, Darren; Janke, Sean (7 tháng 3 năm 2022). “China and Russia's invasion of Ukraine: Initial responses and implications”. University of Alberta.
  21. ^ “China will not join sanctions on Russia, banking regulator says”. Reuters. 2 tháng 3 năm 2022.
  22. ^ “China rejects 'pressure or coercion' over Russia relations”. Associated Press. 14 tháng 4 năm 2022.
  23. ^ “US sanctions Chinese companies for supplying parts used in Iranian drones”. Financial Times. 9 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2023.
  24. ^ Nissenbaum, Dion (12 tháng 6 năm 2023). “Chinese Parts Help Iran Supply Drones to Russia Quickly, Investigators Say”. The Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). ISSN 0099-9660. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2023.
  25. ^ Mozur, Paul; Krolik, Aaron; Bradsher, Keith (21 tháng 3 năm 2023). “As War in Ukraine Grinds On, China Helps Refill Russian Drone Supplies”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2023.
  26. ^ Swanson, Ana; Ismay, John (23 tháng 6 năm 2023). “Chinese Firm Sent Large Shipments of Gunpowder to Russian Munitions Factory”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2023.
  27. ^ “Brussels plans sanctions on Chinese companies aiding Russia's war machine”. Financial Times. 7 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2023.
  28. ^ “Zelensky: Ukraine is fine with China's position on war with Russia”. China has chosen the policy of staying away. At the moment, Ukraine is satisfied with this policy. It is better than helping the Russian Federation in any case. And I want to believe that China will not pursue another policy. We are satisfied with this status quo, to be honest.
  29. ^ “Zelenskyy urges China's Xi to help end Russia's war in Ukraine”. Al Jazeera. 4 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2022.
  30. ^ “Zelenskyy urges China's Xi to help end Russia's war in Ukraine”. Al Jazeera. 4 tháng 8 năm 2022.
  31. ^ a b “Chinese and Indonesian 'peace plans' really just Russia proxies, says DM Reznikov at NV event”. The New Voice of Ukraine. 8 tháng 6 năm 2023.
  32. ^ “If Xi gets Putin to send Russia's troops home, he can broker peace: Ukraine Defence Minister”. The Straits Times. 5 tháng 6 năm 2023.
  33. ^ Leonard, Mark (7 tháng 8 năm 2023). “What China really thinks about Ukraine”. Politico. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2023.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bernstein, Thomas P. and Hua-Yu Li, eds. China Learns from the Soviet Union, 1949–Present (2010).
  • Blank, Stephen. "Is Russia a great power in Asia?." in Great Powers and Geopolitics (Springer, Cham, 2015) pp. 161–182. online
  • Blank, Stephen. "Russo-Chinese relations in strategic perspective." in International Relations and Asia's Northern Tier (Palgrave, Singapore, 2018) pp. 93–108.
  • Blank, Stephen, and Younkyoo Kim. "Does Russo-Chinese partnership threaten America's interests in Asia?." Orbis 60.1 (2016): 112–127.
  • Contessi, Nicola P. "China, Russia and the Leadership of the SCO: A Tacit Deal Scenario" China and Eurasia Forum Quarterly 8, 4 (2010): 101–123.
  • Efremenko D. "New Russian Government's Foreign Policy towards East Asia and the Pacific" Journal of East Asian Affairs (2012) 26#2 (Seoul: Institute for National Security ) metaCode=en_m_pub&boardId=a57b3ef8b2bff73bb9e00084&pkey=1 online
  • Fravel, M. Taylor. Active Defense: China's Military Strategy since 1949 (Princeton University Press, 2019) online reviews
  • Garver, John W. Foreign relations of the People's Republic of China (1992) online
  • Herbst, John. "The Coming Russian-Chinese Clash" The National Interest Aug. 21, 2020.
  • Hsu, Jing-Yun, and Jenn-Jaw Soong. "Development of China-Russia Relations (1949–2011) Limits, Opportunities, and Economic Ties." Chinese economy 47.3 (2014): 70–87. online Lưu trữ 2016-12-20 tại Wayback Machine
  • Jersild, Austin. The Sino-Soviet Alliance: An International History (U of North Carolina Press, 2014).
  • Kim, Younkyoo, and Stephen Blank. "Rethinking Russo-Chinese Relations in Asia: Beyond Russia's Chinese Dilemma." China: An International Journal(2013) 11#3 pp: 136–148. online
  • Kim, Younkyoo; Indeo, Fabio (2013). “The new great game in Central Asia post 2014: The US "New Silk Road" strategy and Sino-Russian rivalry”. Communist and Post-Communist Studies. 46 (2): 275–286. doi:10.1016/j.postcomstud.2013.03.005.
  • Korolev, Alexander. "The Strategic Alignment between Russia and China: Myths and Reality." Singapore: Lee Kuan Yew School of Public Policy Research Paper #15–19 (2015). online
  • Kuliabin A. Semine S. Russia — a counterbalancing agent to the Asia. Zavtra Rossii, #28, 17 July 1997. RUSSIA IN THE PACIFIC REGION SYSTEM:
  • March, G. Patrick. Eastern Destiny: Russia in Asia and the North Pacific (1996) online
  • Marsh, Christopher. Unparalleled Reforms. China's Rise, Russia's Fall and the Interdependence of Transition (2005).
  • Maxwell. Neville. "How the Sino-Russian boundary conflict was finally settled: From Nerchinsk 1689 to Vladivostok 2005 via Zhenbao Island 1969." Critical Asian Studies 39.2 (2007): 229–253. online
  • Moshes, Arkady and Matti Nojonen, eds. Russia-China relations: Current state, alternative futures, and implications for the West FIIA Report 30, The Finnish Institute of International Affairs (September 2011)
  • Nye, Joseph. "A New Sino-Russian Alliance?" Project Syndicate 12 January 2015
  • Quested, Rosemary K.I. Sino-Russian relations: a short history (Routledge, 2014) online
  • Rozman, Gilbert. The Sino-Russian Challenge to the World Order: National Identities, Bilateral Relations, and East versus West in the 2010s (2014) online review
  • Rozman, Gilbert. The Chinese Debate about Soviet Socialism, 1978–1985 (Princeton UP, 1987).
  • Rozman, Gilbert and Sergey Radchenko, eds. International Relations and Asia's Northern Tier (Palgrave, Singapore, 2018) excerpt
  • Shen, Zhihua. A Short History of Sino-Soviet Relations, 1917–1991 (Springer Singapore;Palgrave Macmillan, 2020)
  • Snow, Philip. China and Russia: Four Centuries of Conflict and Concord (Yale UP, 2023) excerpt at Amazon
  • Tian, Hao. "Sino-Russian Relations: Conflict and Cooperation." (Lehigh University, 2016), bibliography pp 55–60; online
  • Trenin, Dmitri. Challenges and Opportunities: Russia and the Rise of China and India in Strategic Asia 2011–12: Asia Responds to Its Rising Powers – China and India (September 2011)
  • Urbansky, Sören. Beyond the Steppe Frontier: A History of the Sino-Russian Border (2020) a comprehensive history; excerpt
  • Weitz, Richard. China-Russia security relations: strategic parallelism without partnership or passion? (Maroon Ebooks, 2015)
  • Wishnick, Elizabeth. Mending Fences. The Evolution of Moscow's China Policy from Brezhnev to Yeltsin (2001)
  • Zubok, Vladislav. "The Soviet Union and China in the 1980s: reconciliation and divorce." Cold War History 17.2 (2017): 121–141.